Trong cuộc sống, đôi khi mọi việc không diễn ra đúng như theo ý muốn của mỗi chúng ta. Chặng đường đời của mỗi người luôn ẩn chứa rất nhiều khó khăn, thử thách chông gai khiến ta vấp ngã, khiến ta thất bại. Nhưng quan trọng là sau mỗi lần vấp ngã đó, chúng ta có biết cách để đứng dậy và bước tiếp hay không. Điều đó còn tùy thuộc vào bản lĩnh sống của mỗi con người, là cách con người đối diện với khó khăn, là thái độ của con người khi đối diện với gian nan thử thách. Không phải ai cũng đủ bản lĩnh để có thể đứng dậy và bước tiếp sau mỗi lần vấp ngã, nhưng không vì thế mà trong cuộc sống lại thiếu đi những người có nghị lực, niềm tin, có bản lĩnh để vượt qua gian khó. Đó thực sự là những tấm gương tiêu biểu mà mỗi người chúng ta học tập và noi theo. Dưới đây là một vài dẫn chứng tiêu biểu về bản lĩnh và người có bản lĩnh sống để các bạn tham khảo. Chúc các bạn học tốt!
Dẫn chứng về bản lĩnh, người sống có bản lĩnh.
Là học sinh, chắc hẳn chúng ta đều đã được nghe kể câu chuyện về người thầy giáo bị tật nguyền nhưng đã vươn lên chiến thắng số phận, trở thành người thầy tâm huyết của biết bao thế hệ học sinh, đó là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay nên không thể cầm bút và viết bài bình thường như bao người bạn cùng trang lứa. Nhưng khó khăn đó không thể ngăn cản khao khát được học tập, được tìm hiểu, được tiếp cận tri thức của thầy nên thầy đã tập viết bằng chân. Ban đầu, thầy gặp rất nhiều khó khăn, nhiều lúc, có những cơn đau tưởng chừng không thể vượt qua nổi khiến thầy muốn bỏ cuộc. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè, thầy đã cố gắng kiên trì và vượt qua khó khăn, trở ngại về viết chữ. Thầy đạt được nhiều thành tích cao trong học tập và trở thành người thầy giáo đặc biệt của những cậu học sinh đặc biệt trong cuộc sống.
Nếu thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí bị số phận cướp đi đôi bàn tay thì nhà soạn nhạc thiên tài người Đức- Beethoven lại bị khiếm thình từ khi còn rất nhỏ. Trớ trêu hơn, một thời gian không lâu sau đó, ông bị điếc hoàn toàn. Không thể nghe được âm thanh tiếng đàn, nhưng không vì thế mà ông từ bỏ giấc mơ âm nhạc của đời mình. Ông vẫn sáng tác, vẫn viết nhạc và trở thành nhà soạn nhạc thiên tài, người có tầm ảnh hưởng lớn đến giai đoạn chuyển từ nền âm nhạc cổ điển sang âm nhạc lãng mạn. Đóng góp của ông cho nền âm nhạc thế giới đã ảnh hưởng lớn đến những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ và khán giả về sau.
B- vfo.vn
Dẫn chứng về bản lĩnh, người sống có bản lĩnh.
Là học sinh, chắc hẳn chúng ta đều đã được nghe kể câu chuyện về người thầy giáo bị tật nguyền nhưng đã vươn lên chiến thắng số phận, trở thành người thầy tâm huyết của biết bao thế hệ học sinh, đó là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay nên không thể cầm bút và viết bài bình thường như bao người bạn cùng trang lứa. Nhưng khó khăn đó không thể ngăn cản khao khát được học tập, được tìm hiểu, được tiếp cận tri thức của thầy nên thầy đã tập viết bằng chân. Ban đầu, thầy gặp rất nhiều khó khăn, nhiều lúc, có những cơn đau tưởng chừng không thể vượt qua nổi khiến thầy muốn bỏ cuộc. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè, thầy đã cố gắng kiên trì và vượt qua khó khăn, trở ngại về viết chữ. Thầy đạt được nhiều thành tích cao trong học tập và trở thành người thầy giáo đặc biệt của những cậu học sinh đặc biệt trong cuộc sống.
Nếu thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí bị số phận cướp đi đôi bàn tay thì nhà soạn nhạc thiên tài người Đức- Beethoven lại bị khiếm thình từ khi còn rất nhỏ. Trớ trêu hơn, một thời gian không lâu sau đó, ông bị điếc hoàn toàn. Không thể nghe được âm thanh tiếng đàn, nhưng không vì thế mà ông từ bỏ giấc mơ âm nhạc của đời mình. Ông vẫn sáng tác, vẫn viết nhạc và trở thành nhà soạn nhạc thiên tài, người có tầm ảnh hưởng lớn đến giai đoạn chuyển từ nền âm nhạc cổ điển sang âm nhạc lãng mạn. Đóng góp của ông cho nền âm nhạc thế giới đã ảnh hưởng lớn đến những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ và khán giả về sau.
B- vfo.vn