Hướng dẫn làm bài:
Dẫn chứng về biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong những năm gần đây:
Theo GS, TS Mai Trọng Nhuận: Biến đổi khí hậu đang là thách thức nghiêm trọng nhất đối với quá trình phát triển bền vững của tất cả quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam là một trong 5 quốc gia tổn thương nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài, nhiều vùng đất thấp đồng bằng và ven biển, nhiều thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu, nhiều ngành kinh tế nhạy cảm với biến đổi khí hậu, năng lực thích ứng với thiên tai liên quan biến đổi khí hậu chưa cao.
Việt Nam được dự đoán bị tác động rất nặng nề nếu khí hậu tăng lên 1 độ C và nước biển dâng cao 1m. Trên 12% diện tích sẽ bị ngập dưới mực nước biển 1m. Đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất thấp nên bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi xảy ra ngập lụt, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các hình thái thời tiết cực đoan.
Tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn biến nhanh hơn dự báo của các nhà khoa học. Nhìn lại năm 2016 và đầu năm 2017 sẽ thấy tính bất thường và cực đoan của thời tiết ngày càng gay gắt, xảy ra trên khắp cả nước. Cụ thể với mùa khô 2016, nhiều nơi ở miền Nam và miền Trung khô hạn do lượng mưa thiếu hụt từ 30 – 40%, lượng dòng chảy trên các sông nhỏ dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn đến sớm hơn 1 tháng ở các vùng cửa sông miền Trung và đặc biệt ở ĐBSCL. Năm 2016, 11/13 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long đã phải công bố tình trạng thiên tai, do xuất hiện hạn mặn chưa từng có trong vòng 100 năm qua, nhiều nơi mặn đã vào sâu 80 – 100 km hoặc hơn. Mỗi năm có 300 ha đất ở ĐBSCL mất đi do sạt lở, cùng với đó là nước mặn, nước lợ gia tăng, sụt lún đất và nước biển dâng. Người dân điêu đứng vì hạn mặn, thiếu nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất rất nghiêm trọng.
Nhận thức được các nguy cơ và thách thức của biến đổi khí hậu, chúng ta cần chủ động triển khai nhiều hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu như chung sống khôn ngoan với lũ lụt, với hạn mặn và biến đổi khí hậu , chuyển hoá các thách thức từ biến đổi khí hậu thành cơ hội phát triển (tận dụng nóng lên toàn cầu để làm ấm nước, tăng sinh khối và năng suất sinh học, chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng vật nuôi; phát huy kiến thức bản địa, truyền thống, kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu,…
Đây chỉ là một trong rất nhiều dẫn chứng cho thấy biến đổi khí hậu đang diễn ra rất nhanh chóng và chúng ra cần phải có những biện pháp để khắc phục hiệu quả!
trinh-vfo.vn
Dẫn chứng về biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong những năm gần đây:
Theo GS, TS Mai Trọng Nhuận: Biến đổi khí hậu đang là thách thức nghiêm trọng nhất đối với quá trình phát triển bền vững của tất cả quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam là một trong 5 quốc gia tổn thương nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài, nhiều vùng đất thấp đồng bằng và ven biển, nhiều thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu, nhiều ngành kinh tế nhạy cảm với biến đổi khí hậu, năng lực thích ứng với thiên tai liên quan biến đổi khí hậu chưa cao.
Việt Nam được dự đoán bị tác động rất nặng nề nếu khí hậu tăng lên 1 độ C và nước biển dâng cao 1m. Trên 12% diện tích sẽ bị ngập dưới mực nước biển 1m. Đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất thấp nên bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi xảy ra ngập lụt, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các hình thái thời tiết cực đoan.
Tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn biến nhanh hơn dự báo của các nhà khoa học. Nhìn lại năm 2016 và đầu năm 2017 sẽ thấy tính bất thường và cực đoan của thời tiết ngày càng gay gắt, xảy ra trên khắp cả nước. Cụ thể với mùa khô 2016, nhiều nơi ở miền Nam và miền Trung khô hạn do lượng mưa thiếu hụt từ 30 – 40%, lượng dòng chảy trên các sông nhỏ dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn đến sớm hơn 1 tháng ở các vùng cửa sông miền Trung và đặc biệt ở ĐBSCL. Năm 2016, 11/13 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long đã phải công bố tình trạng thiên tai, do xuất hiện hạn mặn chưa từng có trong vòng 100 năm qua, nhiều nơi mặn đã vào sâu 80 – 100 km hoặc hơn. Mỗi năm có 300 ha đất ở ĐBSCL mất đi do sạt lở, cùng với đó là nước mặn, nước lợ gia tăng, sụt lún đất và nước biển dâng. Người dân điêu đứng vì hạn mặn, thiếu nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất rất nghiêm trọng.
Nhận thức được các nguy cơ và thách thức của biến đổi khí hậu, chúng ta cần chủ động triển khai nhiều hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu như chung sống khôn ngoan với lũ lụt, với hạn mặn và biến đổi khí hậu , chuyển hoá các thách thức từ biến đổi khí hậu thành cơ hội phát triển (tận dụng nóng lên toàn cầu để làm ấm nước, tăng sinh khối và năng suất sinh học, chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng vật nuôi; phát huy kiến thức bản địa, truyền thống, kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu,…
Đây chỉ là một trong rất nhiều dẫn chứng cho thấy biến đổi khí hậu đang diễn ra rất nhanh chóng và chúng ra cần phải có những biện pháp để khắc phục hiệu quả!
trinh-vfo.vn
- Chủ đề
- biến đổi khí hậu dẫn chứng