Dẫn chứng về lòng tự trọng, bài văn nghị luận về lòng tự trọng

Hướng dẫn viết bài:
Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất cao quý của con người. Lòng tự trọng được biểu hiện khi con người nhận thức cái tôi của bản thân, biết tôn trọng và giữ gìn, bảo vệ chính nhân phẩm của mình trong mọi hoàn cảnh và mọi tình huống, đồng thời cao hơn tôn trọng nhân phẩm và phẩm giá của tất cả mọi người xung quanh mình. Hiện nay, lòng tự trọng được coi là một trong những nhân cách, tính cách cần có của mỗi con người chúng ta trong cuộc sống hiện tại và cả mai sau. Và tất nhiên, những tấm gương tiêu biểu về lòng tự trọng thì không bao giờ thiếu trong cuộc sống của chúng ta, cái quan trọng là chúng ta có biết cách nhìn nhận và đánh giá nó không mà thôi. Sau đây, các bạn có thể tham khảo một vài dẫn chứng về lòng tự trọng để có cách nhìn và cách viết khác. Chúc các bạn học tốt!

Trong lịch sử Việt Nam, người anh hùng Trần Bình Trọng từng thốt lên đầy hào sảng và tự tin trước mặt kẻ thù cướp nước:
“Ta thà làm giặc nước Nam
Chứ không làm vua nước Bắc”
Câu nói này đã thể hiện thật đầy đủ lòng tự trọng của người anh hùng dân tộc Trần Bình Trọng. Anh hiểu được cái nhân phẩm của mình phải trung với nước hiếu với dân, dù có phải hy sinh thì cũng phải làm ma trên chính quê hương thân yêu của mình. Anh chấp nhận chết còn hơn là làm vương trên đất của kẻ thù. Đối với anh, làm vua trên đất của kẻ thù là một sự sỉ nhục lớn đối với danh dự, lương tâm và trách nhiệm của chính bản thân mình. Cao hơn lòng tự trọng, ở Trần Bình Trọng ta còn thấy được lòng tự hào, tự tôn dân tộc vô cùng sâu sắc và mãnh liệt.

Ngoài ra, trong văn học Việt Nam cũng có rất nhiều hình tượng nhân vật được tác giả, nhà văn khắc họa lên mang trong mình lòng tự trọng sâu sắc. Ví dụ điển hình như nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Ông Hai là một người nông dân phải đi ẩn cư bởi làng ông bị giặc chiếm đóng. Nhưng trong tiềm thức của mình, ông Hai vẫn luôn luôn đau đáu về một làng quê – nơi mà mình chôn nhau cắt rốn, sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Tuy phải ẩn cư nhưng trong ông Hai vẫn mang trong mình lòng tự trọng, niềm tin và phẩm giá của chính bản thân ông hay là những người dân ở làng ông. Họ là những con người không bao giờ có thái độ hòa hoãn với giặc, đầu hàng giặc mà luôn luôn có tinh thần kháng chiến, dũng cảm mà đứng lên bảo vệ làng xóm, quê hương. Đó là lòng tự trọng đồng thời là tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc sâu sắc.
Whalien 52 – VFO.VN
 
  • Chủ đề
    long tu trong
  • Top