Với các bạn học sinh lớp 12, có thể nói “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài được trích đoạn trong sách giáo khoa là một tác phẩm trọng tâm cần phải ghi nhớ kĩ. Có thể nói, xuyên suốt đoạn trích, nhân vật chính là Mị và A Phủ là phần kiến thức trọng tâm nhất chúng ta cần phải nhớ, đặc biệt là Mị. Các đề văn luôn xoay quanh việc phân tích nhân vật làm cốt lõi, từ đó mở rộng ra liên hệ với nhiều vấn đề khác. Vậy nên, trước khi làm một đề văn liên hệ nâng cao, ta cần phải nắm vững dàn ý phân tích nhân vật Mị đã. Vì thế, dưới đây đã được chúng tôi dẫn ra một dàn bài chi tiết và cụ thể phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài. Hi vọng rằng với dàn ý chi tiết này, các bạn có thêm tài liệu học tập hiệu quả và có giá trị. Chúc các bạn học thật tốt nhé.
DÀN Ý PHÂN TÍCH NHÂN VẬT MỊ TRONG VỢ CHỒNG A PHỦ
I, MỞ BÀI
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật Mị theo yêu cầu đề bài đưa ra.
Ví dụ
Mở bài số 1: Tây Bắc là một vùng đất của văn chương, là miền đất hứa sản sinh ra vô số tác phẩm văn học. Vùng đất ấy đã đi vào những trang thơ Cách mạng, tác phẩm của Tố Hữu, Chế Lan Viên… Giờ đây, nó “để thương để nhớ” trong những trang văn của Tô Hoài, trong những dòng chữ về câu chuyện của cô gái người Mèo xinh đẹp tên Mị. Nhà văn đã mở ra trước mắt về hình ảnh một cô gái xinh đẹp, giỏi giang mà cuộc đời cũng lắm khổ đau và nước mắt.
Mở bài số 2: Nhà văn là người đưa ta đến với những vẻ đẹp cuộc đời, truyền đạo cho đời. Thông qua những câu chuyện trong tác phẩm, qua hình tượng nhân vật của mình, người nghệ sĩ thực hiện sứ mệnh mà văn chương đã giao phó. Tô Hoài cũng vậy. Với “Vợ chồng A Phủ”, ông đã khắc họa ra một nhân vật Mị trẻ trung, tràn đầy sức sống, sức phản kháng, yêu tự do nhưng cuộc đời lại lắm bất hạnh, đớn đau. Chính nhân vật ấy đã làm nên cái hồn của tác phẩm, mở ra một bức tranh về đời sống Tây Bắc thật toàn diện, sống động.
II, THÂN BÀI
1, Giới thiệu nhân vật
- Mị là nhân vật chính của tác phẩm. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời của Mị.
- Mang trong mình biết bao vẻ đẹp, những tưởng Mị sẽ có một cuộc đời hạnh phúc, ấy vậy nhưng chính món nợ truyền đời truyền kiếp của cha mẹ khiến Mị từ một con người tự do trở thành con dâu gạt nợ, sống kiếp đau khổ, không bằng con trâu con ngựa.
2, Phẩm chất và vẻ đẹp
a, Xinh đẹp, giỏi giang, tài năng
- Mị là một người con gái xinh đẹp, trẻ trung.
- Có tài thổi lá hay như thổi sáo. “Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi khác.” Người con gái dân tộc Mèo ấy xinh đẹp và tài năng đến mức “trai đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng”.
=> Dù Tô Hoài không miêu tả rõ nét và cụ thể, nhưng chỉ bằng vài chi tiết nhỏ mang đậm nét đặc trưng vùng núi Tây Bắc cũng đủ để ta nhận ra vẻ đẹp của Mị - đó là một cô gái có nhan sắc, có tài năng - một cô gái có đủ điều kiện để có được hạnh phúc trong tay.
b, Một người con hiếu thảo
- Khi bị bắt về làm con dâu gạt nợ, sự phản kháng, ham muốn tự do của cô gái trẻ khiến Mị không ít lần khóc và nghĩ đến cái chết, thậm chí Mị đã có ý định làm thật. Mị hái nắm lá ngón, trốn về nhà gặp bố mình, quỳ úp mặt xuống mà khóc. Cái quỳ úp ấy như thể một lời vĩnh biệt, lời xin lỗi của đứa con với người cha của mình.
- Ấy vậy nhưng cuối cùng Mị không chết, Mị ném nắm lá ngón đi, bởi Mị nhận ra, mình chết rồi, nợ vẫn còn đó. Mình chết, cha sẽ khổ, sẽ bị bọn tàn ác đó bóc lột, đàn áp, “khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ”.
=> Tình yêu thương cha, tấm lòng hiếu thảo khiến Mị đứng lên lần nữa, chấp nhận thực tại, sống kiếp con dâu gạt nợ vì cha, vì gia đình.
c, Người lao động chăm chỉ
- Mỗi năm nhà Mị đều phải trả cho nhà thống lí một nương ngô. Con số ấy không phải là ít, vậy mà Mị từng có ý định kiên quyết xin cha muốn làm việc trả nợ cho gia đình.
- “Mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế.” Công việc liên tục ập đến với Mị, khiến Mị làm không ngơi tay. Ấy vậy nhưng chưa một lần chậm trễ. Vòng thời gian cứ quay, Mị vẫn cứ liên tục làm việc, hết ngày ngày qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác.
d, Sức sống mãnh liệt tiềm tàng, lòng yêu đời, ham sống, tự do
* Trước và sau khi làm con dâu gạt nợ
- Mị phản kháng. Khi biết mình sẽ trở thành con dâu gạt nợ, Mị xin cha để Mị làm lụng trả nợ cho gia đình chứ đừng bán Mị đi. Sau này, khi trở thành con dâu gạt nợ, những ngày đầu tiên, Mị khóc, “Có đến mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”, khiến “hai tròng mắt đỏ hoe”.
- Ngoài khóc, Mị còn không ít lần nghĩ đến cái chết, để mà giải thoát, mà tránh khỏi cái kiếp con dâu gạt nợ này. Thậm chí Mị còn từng hái lá ngón, trở về gặp cha muốn nói lời từ biệt. Cả sau này, khi quá khổ, Mị cũng muốn chết đi, rằng “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay”.
* Đêm tình mùa xuân
- Sự tác động của ngoại cảnh:
+ Thời gian: Những ngày cuối cùng, đặc điểm là đêm tình mùa xuân trên núi cao để khơi dậy sức sống trong tâm hồn của Mị. Mùa xuân là mùa của lộc biếc… Tô Hoài đã mượn cái thanh xuân của đất trời để khơi dậy thanh xuân của lòng người.
+ Không gian: Ở Hồng Ngài khoác lên những gam màu rực rỡ, trẻ trung. Những âm thanh vui tươi, trong trẻo, tiếng cười nói vô tư của lũ trẻ con, đặc biệt là tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha bồi hồi làm lòng người náo nức.
+ Không khí: Ấm áp, cay nồng của hơi lửa đốt lều canh nương, hương rượu nồng nàn…
=> Một bức tranh mùa xuân tươi vui được khắc họa, chính nó đã trở thành phông nền được dùng để lộ diện chân dung tâm hồn từng bước được hồi sinh của người con gái Tây Bắc.
+ Tiếng sáo gọi bạn: Âm thanh quen thuộc của cuộc sống tâm hồn của người dân vùng cao, mộc mạc, giản dị. Gửi vào đó còn là tiếng ca của hạnh phúc, của tình yêu lứa đôi. Chính nó đã vọng vào sâu thẳm trong cuộc đời của Mị. Đó là một thời thanh xuân của Mị.
+ “Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát”. Khi buồn, tìm đến rượu. Men rượu khiến người ta quên đi cái cay đắng của thực tại. Chính men rượu là một tác nhân giúp Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, có thể dẫn Mị đến với hành động liều lĩnh và nổi loạn mà bình thường khó có thể thực hiện.
- Diễn biến tâm lí của Mị:
+ Hồi sinh giác quan: Thị giác, thính giác, cảm giác dần được quay trở lại. Ánh mắt quen cái sắc mờ nay đã nhận ra sắc rộn rã của cuộc đời. Đôi tai đã biết lắng nghe những cung bậc của đêm tình mùa xuân…
+ Hồi sinh tiềm thức: Mị cất tiếng sau bao ngày câm lặng, cất lên bản tình ca của đôi lứa yêu nhau. Đó là sự trở lại của người con gái yêu đời, cái vẻ đẹp đó chẳng bao giờ bị hủy diệt nổi.
+ Hồi sinh kí ức: Mị sống về ngày trước, là những ngày Mị còn trẻ, Mị còn thổi sáo, thời tuổi trẻ sôi nổi, nhiệt thành, say mê. Sự hồi sinh đó để lại bao tiếc nuối về một thời quá khứ đã qua. Cách uống rượu của Mị khiến cho người ta ngạc nhiên nhưng không hề vô lí: “uống ực từng bát”. Tựa như uống để say, để dìm đi những nuối tiếc khát khao, phẫn uất vừa đột ngột bừng cháy trong lòng. Đó là giây phút Mị bị kích động mạnh. Nó đã giúp Mị vượt ra khỏi trạng thái thờ ơ.
+ Hồi sinh nhận thức: Mị từ từ đi vào buồng như một thói quen cố hữu. Khi vào buồng rồi, Mị thấy phơi phới trở lại. Mị còn trẻ lắm, Mị muốn đi chơi. Đây là sự hồi sinh những nhận thức về giá trị của bản thân. Mị thấy mình cũng có quyền được sống, được đi chơi như bao người khác, đó cũng là lúc Mị nhận thức được thực tại trớ trêu của mình. Niềm vui nho nhỏ vừa bừng thức không đủ để Mị vượt qua. Mị muốn chết, chính suy nghĩ ấy đã kéo ý thức sống của Mị trỗi dậy sau bao nhiêu năm.
+ Hồi sinh khát khao, hành động: Những sục sôi trong tâm hồn đã thôi thúc Mị có những hành động táo bạo: lấy thêm mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng, với tay lấy cái váy qua… Mị thắp là thắp cho căn phòng đỡ tối hay là thắp ánh sáng cho cuộc đời của mình. Mị quên hẳn đi sự có mặt của A Sử hành động như một con người tự do.
* Đêm đông cởi trói cho A Phủ
- Cái vô cảm, lạnh lùng của Mị bị dòng nước mắt của A Phủ đánh tan. Mị nhận ra hoàn cảnh của A Phủ và mình giống nhau, cả hai rồi sẽ chết, sẽ như người đàn bà trong nhà thống lí trước đây. Mị đã liều lĩnh hành động, cắt dây cởi trói cho A Phủ.
- Ngay khi A Phủ chạy đi, Mị đứng lặng trong bóng tối, trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy thôi, giữa ranh giới của 2 cuộc đời, Mị nhận ra rằng mình cần phải làm gì. Phía trước chờ đợi Mị là một cuộc đời tự do, hạnh phúc. Mị chạy vụt đi, rằng chỉ có chạy trốn, giải thoát chính mình mới là biện pháp tốt nhất. Sức sống đêm tình mùa xuân ấy đã bùng lên mạnh mẽ trong Mị, thôi thúc thành hành động, khiến Mị đuổi theo A Phủ cùng nhau xuống dưới núi.
3, Số phận
- Mị bị vắt kiệt sức lao động, đọa đày thể xác, làm việc quần quật không ngơi tay bất kể lúc nào. Với Mị, phận là dâu nhưng thân là con ở, kiếp là kiếp tôi đòi nô lệ, thậm chí còn không được bằng con hầu bởi con hầu con ở còn có công xá, còn dâu gạt nợ thì là con ở không công muôn đời, bị đặt vào núi những công việc. Thậm chí, Mị còn nghĩ mình không bằng con trâu con ngựa.
- A Sử và Mị không có lòng với nhau nhưng vẫn phải ở với nhau. A Sử đối với Mị chẳng khác nào chủ nhà với con ở: trong đêm tình mùa xuân, Mị muốn đi chơi nhưng A Sử đã phũ phàng trói Mị ở góc cột, thậm chí còn quấn luôn tóc Mị vào cột, không quay không nghiêng được - ở nhà này đã từng có người phụ nữ bị trói đứng mà chết rồi. A Sử đi chơi bị đánh, Mị phải ra rừng đi lấy thuốc cho chồng, trong lúc mệt quá mà thiếp đi, Mị bị A Sử đạp xuống giường. Những đêm đông dài, nhìn thấy Mị ngồi hơ lửa, A Sử đá Mị ngã…
- Không gian Mị ở: Một căn buồng nhỏ giống như ngục thất giam cầm tù nhân, căn phòng kín mít, chỉ có một ô cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay. Trong căn phòng ấy, Mị dần mất đi khái niệm thời gian.
- “Ở lâu trong cái khổ Mị cũng quen khổ rồi.” Mị sa vào bi kịch của người không thiết sống mà phải sống, dần dần tê liệt, chai sạm mọi cảm xúc. Nhiều khi tưởng mình lẫn vào trong những đồ vật vô tri vô giác, Mị “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, lặng lẽ và cô độc. Với Mị, cuộc sống chẳng còn sắc màu, âm thanh chẳng còn ngắn dài, ngày đêm.
=> Từ một cô gái trẻ trung mơn mởn tuổi xuân, Mị trở thành một loài thảo mộc không còn biết rung rinh trước gió, bị ràng buộc bởi cái suy nghĩ bố con nó đã cúng trình ma mình rồi… Sự mê tín thần quyền đã giúp tay cho giai cấp thống trị. Mị đã bị tha hóa, thay đổi, trở thành nô lệ.
4, Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Xây dựng nhân vật với những phẩm chất tốt đẹp chỉ qua vài chi tiết nhưng dễ dàng làm bật lên được.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình, hợp lí, logic, biện chứng cho nhau. Tô Hoài đã diễn tả tâm lí, giằng xé trong tâm hồn Mị thật tự nhiên, sống động.
- Ngôn ngữ không cầu kì, giàu tính tạo hình, mang đậm màu sắc Tây Bắc.
5, Vị trí và ý nghĩa của nhân vật
- Qua hình ảnh của nhân vật Mị, Tô Hoài đã ngợi ca và trân trọng vẻ đẹp của người dân miền núi vùng cao.
- Không chỉ vậy, nhà văn còn muôn hướng những con người ấy thoát ra khỏi cường quyền, thần quyền áp bức họ bao lâu nay qua hình tượng nhân vật Mị.
III, KẾT BÀI
- Khẳng định vai trò và giá trị của nhân vật với tác phẩm, tác giả.
Ví dụ: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đầy đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu) Với hình tượng nhân vật Mị, Tô Hoài đã thành công làm được điều ấy. Ông không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của những con người Tây Bắc, mà còn lên án xã hội áp bức bóc lột người dân lao động miền núi bao đời nay, từ đó mong muốn mở ra một con đường hướng họ đến tương lai tự do, tốt đẹp hơn.
DÀN Ý PHÂN TÍCH NHÂN VẬT MỊ TRONG VỢ CHỒNG A PHỦ
I, MỞ BÀI
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật Mị theo yêu cầu đề bài đưa ra.
Ví dụ
Mở bài số 1: Tây Bắc là một vùng đất của văn chương, là miền đất hứa sản sinh ra vô số tác phẩm văn học. Vùng đất ấy đã đi vào những trang thơ Cách mạng, tác phẩm của Tố Hữu, Chế Lan Viên… Giờ đây, nó “để thương để nhớ” trong những trang văn của Tô Hoài, trong những dòng chữ về câu chuyện của cô gái người Mèo xinh đẹp tên Mị. Nhà văn đã mở ra trước mắt về hình ảnh một cô gái xinh đẹp, giỏi giang mà cuộc đời cũng lắm khổ đau và nước mắt.
Mở bài số 2: Nhà văn là người đưa ta đến với những vẻ đẹp cuộc đời, truyền đạo cho đời. Thông qua những câu chuyện trong tác phẩm, qua hình tượng nhân vật của mình, người nghệ sĩ thực hiện sứ mệnh mà văn chương đã giao phó. Tô Hoài cũng vậy. Với “Vợ chồng A Phủ”, ông đã khắc họa ra một nhân vật Mị trẻ trung, tràn đầy sức sống, sức phản kháng, yêu tự do nhưng cuộc đời lại lắm bất hạnh, đớn đau. Chính nhân vật ấy đã làm nên cái hồn của tác phẩm, mở ra một bức tranh về đời sống Tây Bắc thật toàn diện, sống động.
II, THÂN BÀI
1, Giới thiệu nhân vật
- Mị là nhân vật chính của tác phẩm. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời của Mị.
- Mang trong mình biết bao vẻ đẹp, những tưởng Mị sẽ có một cuộc đời hạnh phúc, ấy vậy nhưng chính món nợ truyền đời truyền kiếp của cha mẹ khiến Mị từ một con người tự do trở thành con dâu gạt nợ, sống kiếp đau khổ, không bằng con trâu con ngựa.
2, Phẩm chất và vẻ đẹp
a, Xinh đẹp, giỏi giang, tài năng
- Mị là một người con gái xinh đẹp, trẻ trung.
- Có tài thổi lá hay như thổi sáo. “Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi khác.” Người con gái dân tộc Mèo ấy xinh đẹp và tài năng đến mức “trai đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng”.
=> Dù Tô Hoài không miêu tả rõ nét và cụ thể, nhưng chỉ bằng vài chi tiết nhỏ mang đậm nét đặc trưng vùng núi Tây Bắc cũng đủ để ta nhận ra vẻ đẹp của Mị - đó là một cô gái có nhan sắc, có tài năng - một cô gái có đủ điều kiện để có được hạnh phúc trong tay.
b, Một người con hiếu thảo
- Khi bị bắt về làm con dâu gạt nợ, sự phản kháng, ham muốn tự do của cô gái trẻ khiến Mị không ít lần khóc và nghĩ đến cái chết, thậm chí Mị đã có ý định làm thật. Mị hái nắm lá ngón, trốn về nhà gặp bố mình, quỳ úp mặt xuống mà khóc. Cái quỳ úp ấy như thể một lời vĩnh biệt, lời xin lỗi của đứa con với người cha của mình.
- Ấy vậy nhưng cuối cùng Mị không chết, Mị ném nắm lá ngón đi, bởi Mị nhận ra, mình chết rồi, nợ vẫn còn đó. Mình chết, cha sẽ khổ, sẽ bị bọn tàn ác đó bóc lột, đàn áp, “khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ”.
=> Tình yêu thương cha, tấm lòng hiếu thảo khiến Mị đứng lên lần nữa, chấp nhận thực tại, sống kiếp con dâu gạt nợ vì cha, vì gia đình.
c, Người lao động chăm chỉ
- Mỗi năm nhà Mị đều phải trả cho nhà thống lí một nương ngô. Con số ấy không phải là ít, vậy mà Mị từng có ý định kiên quyết xin cha muốn làm việc trả nợ cho gia đình.
- “Mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế.” Công việc liên tục ập đến với Mị, khiến Mị làm không ngơi tay. Ấy vậy nhưng chưa một lần chậm trễ. Vòng thời gian cứ quay, Mị vẫn cứ liên tục làm việc, hết ngày ngày qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác.
d, Sức sống mãnh liệt tiềm tàng, lòng yêu đời, ham sống, tự do
* Trước và sau khi làm con dâu gạt nợ
- Mị phản kháng. Khi biết mình sẽ trở thành con dâu gạt nợ, Mị xin cha để Mị làm lụng trả nợ cho gia đình chứ đừng bán Mị đi. Sau này, khi trở thành con dâu gạt nợ, những ngày đầu tiên, Mị khóc, “Có đến mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”, khiến “hai tròng mắt đỏ hoe”.
- Ngoài khóc, Mị còn không ít lần nghĩ đến cái chết, để mà giải thoát, mà tránh khỏi cái kiếp con dâu gạt nợ này. Thậm chí Mị còn từng hái lá ngón, trở về gặp cha muốn nói lời từ biệt. Cả sau này, khi quá khổ, Mị cũng muốn chết đi, rằng “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay”.
* Đêm tình mùa xuân
- Sự tác động của ngoại cảnh:
+ Thời gian: Những ngày cuối cùng, đặc điểm là đêm tình mùa xuân trên núi cao để khơi dậy sức sống trong tâm hồn của Mị. Mùa xuân là mùa của lộc biếc… Tô Hoài đã mượn cái thanh xuân của đất trời để khơi dậy thanh xuân của lòng người.
+ Không gian: Ở Hồng Ngài khoác lên những gam màu rực rỡ, trẻ trung. Những âm thanh vui tươi, trong trẻo, tiếng cười nói vô tư của lũ trẻ con, đặc biệt là tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha bồi hồi làm lòng người náo nức.
+ Không khí: Ấm áp, cay nồng của hơi lửa đốt lều canh nương, hương rượu nồng nàn…
=> Một bức tranh mùa xuân tươi vui được khắc họa, chính nó đã trở thành phông nền được dùng để lộ diện chân dung tâm hồn từng bước được hồi sinh của người con gái Tây Bắc.
+ Tiếng sáo gọi bạn: Âm thanh quen thuộc của cuộc sống tâm hồn của người dân vùng cao, mộc mạc, giản dị. Gửi vào đó còn là tiếng ca của hạnh phúc, của tình yêu lứa đôi. Chính nó đã vọng vào sâu thẳm trong cuộc đời của Mị. Đó là một thời thanh xuân của Mị.
+ “Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát”. Khi buồn, tìm đến rượu. Men rượu khiến người ta quên đi cái cay đắng của thực tại. Chính men rượu là một tác nhân giúp Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, có thể dẫn Mị đến với hành động liều lĩnh và nổi loạn mà bình thường khó có thể thực hiện.
- Diễn biến tâm lí của Mị:
+ Hồi sinh giác quan: Thị giác, thính giác, cảm giác dần được quay trở lại. Ánh mắt quen cái sắc mờ nay đã nhận ra sắc rộn rã của cuộc đời. Đôi tai đã biết lắng nghe những cung bậc của đêm tình mùa xuân…
+ Hồi sinh tiềm thức: Mị cất tiếng sau bao ngày câm lặng, cất lên bản tình ca của đôi lứa yêu nhau. Đó là sự trở lại của người con gái yêu đời, cái vẻ đẹp đó chẳng bao giờ bị hủy diệt nổi.
+ Hồi sinh kí ức: Mị sống về ngày trước, là những ngày Mị còn trẻ, Mị còn thổi sáo, thời tuổi trẻ sôi nổi, nhiệt thành, say mê. Sự hồi sinh đó để lại bao tiếc nuối về một thời quá khứ đã qua. Cách uống rượu của Mị khiến cho người ta ngạc nhiên nhưng không hề vô lí: “uống ực từng bát”. Tựa như uống để say, để dìm đi những nuối tiếc khát khao, phẫn uất vừa đột ngột bừng cháy trong lòng. Đó là giây phút Mị bị kích động mạnh. Nó đã giúp Mị vượt ra khỏi trạng thái thờ ơ.
+ Hồi sinh nhận thức: Mị từ từ đi vào buồng như một thói quen cố hữu. Khi vào buồng rồi, Mị thấy phơi phới trở lại. Mị còn trẻ lắm, Mị muốn đi chơi. Đây là sự hồi sinh những nhận thức về giá trị của bản thân. Mị thấy mình cũng có quyền được sống, được đi chơi như bao người khác, đó cũng là lúc Mị nhận thức được thực tại trớ trêu của mình. Niềm vui nho nhỏ vừa bừng thức không đủ để Mị vượt qua. Mị muốn chết, chính suy nghĩ ấy đã kéo ý thức sống của Mị trỗi dậy sau bao nhiêu năm.
+ Hồi sinh khát khao, hành động: Những sục sôi trong tâm hồn đã thôi thúc Mị có những hành động táo bạo: lấy thêm mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng, với tay lấy cái váy qua… Mị thắp là thắp cho căn phòng đỡ tối hay là thắp ánh sáng cho cuộc đời của mình. Mị quên hẳn đi sự có mặt của A Sử hành động như một con người tự do.
* Đêm đông cởi trói cho A Phủ
- Cái vô cảm, lạnh lùng của Mị bị dòng nước mắt của A Phủ đánh tan. Mị nhận ra hoàn cảnh của A Phủ và mình giống nhau, cả hai rồi sẽ chết, sẽ như người đàn bà trong nhà thống lí trước đây. Mị đã liều lĩnh hành động, cắt dây cởi trói cho A Phủ.
- Ngay khi A Phủ chạy đi, Mị đứng lặng trong bóng tối, trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy thôi, giữa ranh giới của 2 cuộc đời, Mị nhận ra rằng mình cần phải làm gì. Phía trước chờ đợi Mị là một cuộc đời tự do, hạnh phúc. Mị chạy vụt đi, rằng chỉ có chạy trốn, giải thoát chính mình mới là biện pháp tốt nhất. Sức sống đêm tình mùa xuân ấy đã bùng lên mạnh mẽ trong Mị, thôi thúc thành hành động, khiến Mị đuổi theo A Phủ cùng nhau xuống dưới núi.
3, Số phận
- Mị bị vắt kiệt sức lao động, đọa đày thể xác, làm việc quần quật không ngơi tay bất kể lúc nào. Với Mị, phận là dâu nhưng thân là con ở, kiếp là kiếp tôi đòi nô lệ, thậm chí còn không được bằng con hầu bởi con hầu con ở còn có công xá, còn dâu gạt nợ thì là con ở không công muôn đời, bị đặt vào núi những công việc. Thậm chí, Mị còn nghĩ mình không bằng con trâu con ngựa.
- A Sử và Mị không có lòng với nhau nhưng vẫn phải ở với nhau. A Sử đối với Mị chẳng khác nào chủ nhà với con ở: trong đêm tình mùa xuân, Mị muốn đi chơi nhưng A Sử đã phũ phàng trói Mị ở góc cột, thậm chí còn quấn luôn tóc Mị vào cột, không quay không nghiêng được - ở nhà này đã từng có người phụ nữ bị trói đứng mà chết rồi. A Sử đi chơi bị đánh, Mị phải ra rừng đi lấy thuốc cho chồng, trong lúc mệt quá mà thiếp đi, Mị bị A Sử đạp xuống giường. Những đêm đông dài, nhìn thấy Mị ngồi hơ lửa, A Sử đá Mị ngã…
- Không gian Mị ở: Một căn buồng nhỏ giống như ngục thất giam cầm tù nhân, căn phòng kín mít, chỉ có một ô cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay. Trong căn phòng ấy, Mị dần mất đi khái niệm thời gian.
- “Ở lâu trong cái khổ Mị cũng quen khổ rồi.” Mị sa vào bi kịch của người không thiết sống mà phải sống, dần dần tê liệt, chai sạm mọi cảm xúc. Nhiều khi tưởng mình lẫn vào trong những đồ vật vô tri vô giác, Mị “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, lặng lẽ và cô độc. Với Mị, cuộc sống chẳng còn sắc màu, âm thanh chẳng còn ngắn dài, ngày đêm.
=> Từ một cô gái trẻ trung mơn mởn tuổi xuân, Mị trở thành một loài thảo mộc không còn biết rung rinh trước gió, bị ràng buộc bởi cái suy nghĩ bố con nó đã cúng trình ma mình rồi… Sự mê tín thần quyền đã giúp tay cho giai cấp thống trị. Mị đã bị tha hóa, thay đổi, trở thành nô lệ.
4, Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Xây dựng nhân vật với những phẩm chất tốt đẹp chỉ qua vài chi tiết nhưng dễ dàng làm bật lên được.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình, hợp lí, logic, biện chứng cho nhau. Tô Hoài đã diễn tả tâm lí, giằng xé trong tâm hồn Mị thật tự nhiên, sống động.
- Ngôn ngữ không cầu kì, giàu tính tạo hình, mang đậm màu sắc Tây Bắc.
5, Vị trí và ý nghĩa của nhân vật
- Qua hình ảnh của nhân vật Mị, Tô Hoài đã ngợi ca và trân trọng vẻ đẹp của người dân miền núi vùng cao.
- Không chỉ vậy, nhà văn còn muôn hướng những con người ấy thoát ra khỏi cường quyền, thần quyền áp bức họ bao lâu nay qua hình tượng nhân vật Mị.
III, KẾT BÀI
- Khẳng định vai trò và giá trị của nhân vật với tác phẩm, tác giả.
Ví dụ: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đầy đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu) Với hình tượng nhân vật Mị, Tô Hoài đã thành công làm được điều ấy. Ông không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của những con người Tây Bắc, mà còn lên án xã hội áp bức bóc lột người dân lao động miền núi bao đời nay, từ đó mong muốn mở ra một con đường hướng họ đến tương lai tự do, tốt đẹp hơn.
- Chủ đề
- dan y nhân vật mị vợ chồng a phủ