Dàn ý Bình giảng đoạn Buồn trông … ghế ngồi trong Truyện Kiều lớp 9

Hướng dẫn lập dàn ý “Bình giảng đoạn Buồn trông…. ghế ngồi" trong Truyện Kiều chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn.
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Nhắc đến Truyện kiều mỗi người dân tộc Việt Nam đều thuộc, từ người già đến trẻ nhỏ, từ nam thanh nữ tú ai ai cũng biết về tác phẩm nổi tiếng này. Tác phẩm Truyện kiều được sáng tác bởi Nguyễn Du, một đại thi hào của dân tộc, ông đã được nhiều người biết đến qua nhiều tác phẩm, bởi tinh thần nhân đạo của ông và bên cạnh đó là sử dụng nghệ thuật tài ba đã làm cho những tác phẩm của ồn trở nên đặc sắc hơn. Truyện Kiều được viết để nêu lên thân phận của Kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc sống không trọn vẹn là biểu tượng cho thân phận người phụ nữ xưa.
Chủ đề “Bình giảng đoạn Buồn trông…” được nhắc đến rất nhiều trong chương trình ngữ văn của bậc trung học cơ sở Một trong những chuẩn bị tốt nhất là lập dàn ý cho bài văn với đề “Bình giảng đoạn Buồn trông…”. Để các em có một chuẩn bị tốt thì Bài viết dưới đây Vforum sẽ Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Bình giảng đoạn Buồn trông…” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn.

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu đoạn Buồn trông….
ví dụ:
Tác phẩm Truyện kiều được sáng tác bởi Nguyễn Du, một đại thi hào của dân tộc, ông đã được nhiều người biết đến qua nhiều tác phẩm, bởi tinh thần nhân đạo của ông và bên cạnh đó là sử dụng nghệ thuật tài ba đã làm cho những tác phẩm của ồn trở nên đặc sắc hơn. Truyện Kiều được viết để nêu lên thân phận của Kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc sống không trọn vẹn là biểu tượng cho thân phận người phụ nữ xưa. Một trong những điểm thể hiện nỗi buồn vô tận của Kiều tại lầu Ngưng Bích là đoạn Buồn trông….
II. Thân bài: bình giảng đoạn Buồn trông….
1. Bình giảng 2 câu “Buồn trông cửa bể chiều hôm,Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.”
  • Thuyền thể hiện cho sự ra đi, con thuyền không bến đợi, không nơi chờ, bơ vơ không mục đích
  • Thể hiện nỗi lòng của người đi xa, nhớ quê hương gia đình, muốn được bên bạn bè và gia đình
2. Bình giảng 2 câu “Buồn trông ngọn nước mới sa,Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
  • Cuộc đời của Kiều giờ như cánh hoa, trôi lạc không biết đi về nơi chốn nao
  • Thể hiện số phận đau xót, tủi thân của Thúy Kiều
  • Cảnh ngộ giống như cánh hoa lên đên trên mặt nước
3. Bình giảng 2 câu “Buồn trông nội cỏ dàu dàu,Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.”
  • Thảm cỏ một màu thật buồn tủi, vô vọng
  • Cảnh ngộ đau xót, cảnh đau đớn cho thân phận bị vùi dập của người con gái xinh đẹp, tài giỏi
4. Bình giảng 2 câu “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
  • Những âm thanh kinh khủng như thể hiện cuộc đời đầy going bão của kiều
  • Những biến cố luôn đến với một con người có tấm thân nhỏ bé
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về đoạn Buồn trông…
Ví dụ:
Đoạn buồn trông trong tác phẩm truyện Kiều thể hiện những biến cố, số phận của kiều qua các hình ảnh thiên nhiên, những hình tượng rất đơn giản nhưng có sức lôi cuốn.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Bình giảng đoạn Buồn trông….” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

Xem thêm: Dàn ý Bình giảng đoạn trích Cảnh ngày xuân lớp 9
 
  • Chủ đề
    dan y lop 9 truyen kieu
  • Thống kê

    Chủ đề
    101,348
    Bài viết
    468,509
    Thành viên
    340,085
    Thành viên mới nhất
    mun hằng
    Top