Tây Tiến là bài thơ đặc sắc của Quang Dũng. Đây cũng là bài thơ tiêu biểu thể hiện rõ sự tinh tế trong hồn thơ và tài hoa trong ngòi bút nghệ thuật của nhà thơ. Dưới đây là dàn ý phân tích khổ 1 bài thơ “Tây Tiến” chi tiết đầy đủ.
Tình yêu Tổ quốc, đất nước, quê hương luôn là chủ đề được nhiều nghệ sĩ khai thác và nhiều người đọc quan tâm. Quang Dũng là một nhà thơ hiện đại Việt Nam, nhưng ông cũng từng là một người lính cầm súng chiến đấu, cùng đồng đội trải qua bao gian truân vì độc lập tự do dân tộc. Và, nhà thơ ấy, cũng có những tác phẩm viết về người lính, tiêu biểu là bài thơ “Tây Tiến”. Có lẽ chăng những ngày tháng hành quân, chiến đấu cùng đồng đội đã đem đến cho nhà thơ nhiều trải nghiệm và cả những kỉ niệm không bao giờ quên. Hình ảnh miền rừng núi, hình ảnh con sông Mã hùng vĩ, hình ảnh những người dân làng chở che đùm bọc và cả hình ảnh đồng đội mình…tất cả, một cách tự nhiên, lưu lại đậm sâu trong tâm trí nhà thơ cùng mênh mang một nỗi nhớ niềm thương. Khổ đầu tiên của bài thơ được xem là một khổ thơ ấn tượng với giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Để bài viết đầy đủ và sâu sắc hơn, các bạn có thể tham khảo dàn ý chi tiết phân tích khổ 1 bài thơ “Tây Tiến” dưới đây. Chúc các bạn thành công!
DÀN Ý CHI TIẾT ĐẦY ĐỦ PHÂN TÍCH KHỔ 1 BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
I. Mở bài:
II. Thân bài:
1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm:
a. Tác giả:
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa sa khơi
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
III. Kết bài:
-Nem-vfo.vn
Tình yêu Tổ quốc, đất nước, quê hương luôn là chủ đề được nhiều nghệ sĩ khai thác và nhiều người đọc quan tâm. Quang Dũng là một nhà thơ hiện đại Việt Nam, nhưng ông cũng từng là một người lính cầm súng chiến đấu, cùng đồng đội trải qua bao gian truân vì độc lập tự do dân tộc. Và, nhà thơ ấy, cũng có những tác phẩm viết về người lính, tiêu biểu là bài thơ “Tây Tiến”. Có lẽ chăng những ngày tháng hành quân, chiến đấu cùng đồng đội đã đem đến cho nhà thơ nhiều trải nghiệm và cả những kỉ niệm không bao giờ quên. Hình ảnh miền rừng núi, hình ảnh con sông Mã hùng vĩ, hình ảnh những người dân làng chở che đùm bọc và cả hình ảnh đồng đội mình…tất cả, một cách tự nhiên, lưu lại đậm sâu trong tâm trí nhà thơ cùng mênh mang một nỗi nhớ niềm thương. Khổ đầu tiên của bài thơ được xem là một khổ thơ ấn tượng với giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Để bài viết đầy đủ và sâu sắc hơn, các bạn có thể tham khảo dàn ý chi tiết phân tích khổ 1 bài thơ “Tây Tiến” dưới đây. Chúc các bạn thành công!
DÀN Ý CHI TIẾT ĐẦY ĐỦ PHÂN TÍCH KHỔ 1 BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
I. Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến.
- Dẫn dắt giới thiệu khổ thơ thứ nhất.
II. Thân bài:
1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm:
a. Tác giả:
- Quang Dũng là một nhà thơ của miền xứ Đoài mây trắng, nay thuộc Hà Tây, Hà Nội.
- Tác giả là một nhà thơ có tài vì “trong thơ có nhạc, có họa”.
- Là một hồn thơ trung hậu, thiết tha với đất nước, con người quê hương dân tộc; một cái tôi hào hoa, thanh lịch, giàu chất lãng mạn xong lại rất mực hồn nhiên, chân chất.
- Xuất xứ: tập “Mây đầu ô” (1986).
- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1948, Quang Dũng phải dời đơn vị mình chuyển sang đơn vị khác tại Phù Lưu Chanh.
- Bài thơ được viết trong nỗi nhớ, là kỉ niệm của nhà thơ về những tháng ngày sống cùng đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến.
- Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm: một nỗi nhớ mênh mang, da diết về những kỉ niệm đẹp trên chiến trường, với đồng đội, với đoàn quân Tây Tiến hào hùng, hào hoa, qua những tháng ngày gian lao mà đáng nhớ.
- Ngay hai câu thơ đầu của tác phẩm, Quang Dũng đã gợi ra một nỗi nhớ da diết, thương yêu dành cho sông Mã, cho miền Tây, cho núi rừng một thời thân thuộc:
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
- Tiếng gọi “Tây Tiến ơi” nghe sao thân quen, tha thiết mà quặn lòng đến vậy! Từ “ơi” bắt vần với từ láy “chơi vơi” đã giúp tác giả tạo ra âm hưởng sâu lắng, thầm thể hiện nỗi bồi hồi nhớ mong đang ngập tràn trong tâm hồn, trái tim người lính xưa. Điệp từ “nhớ” trong câu thơ thứ hai như thu trọn lại để biểu lộ tâm trạng, cảm xúc rõ nét nhất của người lính Tây Tiến khi nghĩ về sông Mã, miền rừng núi một thời gắn bó và cả đoàn quân với biết bao kỉ niệm. Đến với hai câu thơ tiếp theo, nhà thơ nhắc đến một loạt các địa danh, bản làng như để nhắc nhớ đến nhiều kỉ niệm:
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
- Đó là kỉ niệm về những cuộc hành quân gian nan, thử thách qua các bản, các mường xa xôi, hoang dã, thử thách ý chí, tinh thần người lính Tây Tiến.
- Những câu thơ tiếp theo đã phác họa ra trước mắt người đọc khung cảnh một bức tranh núi rừng hùng vĩ, hoang sơ và hình ảnh người lính hào hùng, mạnh mẽ:
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa sa khơi
- Điệp từ “dốc” trong câu thơ đã gợi ra rõ nét nhất sự hùng vĩ của thiên nhiên. Các thanh trắc trong đoạn thơ đi cùng những từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” mà Quang Dũng tinh tế lựa chọn đã gợi ra sự gập ghềnh, gian truân người lính Tây Tiến phải vượt qua trên đường hành quân.
- Một từ “heo hút” được nhà thơ đưa lên đặt đầu câu thơ đã tái hiện chân thực một khung cảnh đầy xa xôi, hẻo lánh, quạnh hiu của thiên nhiên núi rừng nơi đây.
- Cụm từ “súng ngửi trời”, một cách đầy tinh tế, đã giúp nhà thơ thể hiện được tinh thần lạc quan của người lính, dẫu có bao gian lao, thử thách, họ vẫn hiên ngang, chủ động, sẵn sàng vượt qua và giữ mãi tinh thần lạc quan, yêu đời.
- Điệp từ “ngàn thước” kết hợp cùng phép đối lập “lên – xuống”, “cao – thấp” đã góp phần giúp cho bài thơ của Quang Dũng giàu chất họa hơn, người đọc thơ nhờ vậy “không chỉ ngậm nhạc mà còn thưởng tranh”.
- Câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa sa khơi” mang nhiều thanh bằng đã tạo nên sự mềm mại cho câu thơ, đồng thời gợi ra một tâm trạng bâng khuâng, tha thiết, nhẹ nhàng và một tâm hồn rất đỗi thanh thản, thảnh thơi. Nếu như mưa trong thơ xưa thường gợi ra cái lạnh và lòng buồn thì ở thơ Quang Dũng, mưa không lạnh lẽo thê lương mà êm đềm, thơ mộng và bình yên đến lạ.
- Trên nền cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ ấy, hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên thật đẹp với sự hi sinh bi tráng, cao cả:
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
- Cách nói “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời” là một cách nói giảm nói tránh làm giảm đi nhiều sự đau thương, mất mát – một sự thực buồn mà bất kì một người lính nào cũng có thể phải đối mặt trên đường hành quân gian khổ.
- Hai câu thơ cuối: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” gợi liên tưởng về Mai Châu với hình ảnh khói cơm nếp, hình ảnh những con người Tây Bắc chân chất, hiền hậu – những tấm lòng thơm thảo chở che, chia sẻ khó khăn với người lính.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ:
-Nem-vfo.vn
- Chủ đề
- dan y khổ 3 quang dung tây tiến