Dàn ý phân tích khổ 4 “Tây Tiến” chi tiết đầy đủ đoạn 4

Quang Dũng chưa hẳn đã có tên trong mười nhà thơ tiêu biểu của văn học kháng chiến nhưng nếu đề cập đến mười bài thơ tiêu biểu của thời kì kháng chiến, chắc chắn có “Tây Tiến”. Hôm nay, chúng ta cùng nhau phân tích đoạn thơ 4 để thấy được vẻ đẹp, giá trị của bài thơ.

Hai tiếng “Nam tiến” đã quen nghe, nó có từ thời chúa Nguyễn đi mở đất và được nói nhiều sau Cách mạng tháng Tám, khi Nam Bộ kháng chiến (9 – 1945). Còn “Tây Tiến” thì mới được phổ biến từ khi có bài thơ Quang Dũng. Nói đến Quang Dũng là người ta nhắc ngay đến “Tây Tiến”. Là một hồn thơ khoáng đạt, trẻ trung, lãng mạn, Quang Dũng đã có được cảm giác thực sự hào hứng khi viết “Tây Tiến” – một bài thơ nói về vùng đất phía Tây Tổ quốc hùng vĩ và tuyệt vời thơ mộng, cùng một đoàn binh có lắm nét khác thường từ thành phần tham gia đến nhiệm vụ được giao và những nếm trải suốt dọc hành trình. Thêm nữa, Quang Dũng viết về Tây Tiến như viết về một đoạn đời mình. Tinh thần lãng mạn và bi tráng của nó cũng là đặc điểm bao trùm những năm tháng cách mạng ấy. Vì thế, đến với “Tây Tiến”, ta không chỉ là đang đọc những con chữ mà còn được sống trong những ngày tháng hào hùng thuở trước, những ký ức sống động và cảm nhận được tinh thần, vẻ đẹp của con người dân tộc. Hôm nay chúng ta sẽ phân tích đến đoạn số 4 để thấy được những nét đặc sắc ấy. Khi làm bài, chú ý phân tách ý, đoạn, bám vào các câu thơ để việc phân tích đạt được hiệu quả. Sau đây là một số gợi ý, dàn ý các bạn có thể tham khảo trước khi viết bài. Chúc các bạn học tập tốt!


dan-y-tay-bac-kho-4.jpg


DÀN Ý PHÂN TÍCH ĐOẠN 4 BÀI THƠ “TÂY TIẾN” CHI TIẾT
I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Giới thiệu đoạn 4

II. Thân bài
1. Khái quát:

  • “Tây Tiến” được xem là tác phẩm đỉnh cao của đời thơ Quang Dũng.
  • Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, trong nỗi nhớ nồng nàn với Tây Tiến – đơn vị chiến đầu cũ – cũng là nỗi nhớ núi rừng rải về miền Tây Tổ quốc có vẻ tuyệt kì mà Quang Dũng một thời gắn bó.
  • Xuất xứ: tập “Mây đầu ô” (1986)
  • Nội dung: Không khí lãng mạn rất riêng của những ngày đầu kháng chiến, tư thế dấn thân đầy kiêu hùng, quả cảm của người con Hà Nội hào hoa, đa tình đã được thể hiện đậm nét ở từng câu thơ chưa đầy chất nhạc, chất họa, vừa trang trọng, cổ kính, vừa tươi tắn, trẻ trung.
  • Vị trí đoạn 4: đoạn cuối cùng của bài thơ, là lời hẹn ước của tác giả

2. Phân tích
a) Hai câu đầu: Tinh thần của đoàn quân

  • Nhắc lại lời hẹn ước của đoàn quân Tây Tiến thuở lên đường: “Người đi không hẹn ước” - “Chí lớn chưa về bàn tay không” => Mang theo chí làm trai của những chinh phu tráng sĩ thời xưa, ra đi không hẹn ngày trở về, ra đi vì nghĩa lớn (Liên hệ với “Tống biệt hành” – Thâm Tâm).
  • “Đường lên thăm thẳm một chia phôi”: ý niệm của chung cả một thời kì, một thế hệ con người về ý niệm của những bậc nam nhi quyết chí vì lí tưởng.
b) Hai câu sau:

  • “Mùa xuân ấy”:
+ Thời điểm đoàn quân Tây Tiến được thành lập
+Mùa xuân của đời người: một thời gian khổ mà ân nghĩa, khó khăn mà hào hùng.
+Mùa xuân của những chiến thắng, của niềm vui lớn đất nước

  • Một từ “ấy” mất đi chút rõ ràng nhưng mở ra mênh mông tình nghĩa

  • “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
+ Những người chiến sĩ đã bỏ mình trên đường hành quân, không còn cơ hội trở về
+Tấm lòng, linh hồn vẫn mãi thuộc về mảnh đất ấy, nơi đậm tình đậm nghĩa ấy. Dù ở nơi nào, những kỉ niệm, ân tình về đồng đội, anh tôi có nhau vẫn luôn ở trong trái tim người lính.

  • Vừa là lời tự nhắc nhở vừa là sự duyệt lại của kí ức để đi đến khẳng định: không thể quên những chặng đường đã qua, người dù có đi nơi đâu vẫn gửi hồn về Sầm Nứa. Bởi vì chặng đường đã qua là kỉ niệm, là đồng đội, là sự hiến dâng, là cuộc đời riêng có dịp phát sáng trong cuộc đời chung của dân tộc, cách mạng.
c) Đánh giá

  • Nội dung: “Tây Tiến” tràn đầy nỗi nhớ, hay nói đúng hơn chính là nỗi nhớ. Đó cũng có thể coi là lời nguyện ước của một thế hệ thanh niên sẵn sàng hiến dâng cả tuổi xanh của mình cho đất nước thân yêu.
  • Nghệ thuật:
+Thể “Cổ phong trường thiên” (một thể loại hành) để những tình cảm, cảm xúc không bị bó buộc mà có thể trải dài theo đầu ngọn bút, trong những con chữ.
+Hình ảnh thơ giản dị, quen thuộc nhưng khi được ứng hiện vào nhau trong sự sắp xếp của Quang Dũng lại đem đến hiệu quả không ngờ.

  • Nếu nói “thi trung hữu họa”, “thi trung hữu nhạc” thì “Tây Tiến” là một dẫn chứng tiêu biểu. Với sự tài hoa trong cách sử dụng và sáng tạo từ ngữ, Quang Dũng khiến người đọc như “ngậm nhạc trong miệng”, như thưởng tranh trong chữ.
  • Đó chính là phong vị rất riêng của thơ Quang Dũng: vừa dung dị, vừa bay bổng, không đẽo gọt cầu kì mà mới lạ đến đáng ngạc nhiên!

III. Kết bài

  • Đánh giá lại vấn đề
  • Mở rộng


-Bỉ Ngạn-vfo.vn
 
  • Chủ đề
    dan y khổ 4 tây tiến
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,657
    Bài viết
    467,424
    Thành viên
    339,832
    Thành viên mới nhất
    tiendungmobi
    Top