Đánh giá nhanh HP ZBook Studio 2015

vforum.vn-251572-zbook-studio-hero-480-80.jpg

KẾT LUẬN SỚM

Chiếc HP ZBook Studio sẽ được coi là máy trạm di dộng tốt nhất hành tinh... nếu không phải là một trong những laptop tốt nhất.

Ưu điểm
+ Vi xử lý Intel Xeon
+ Màn hình 4K
+ Nhẹ cân

Khuyết điểm
- Ổ cứng tối đa 2TB
- Chỉ tối đa 32GB RAM

Chiếc máy trạm di động HP ZBook Studio (giá khởi điểm $1,699, khoảng £1,118, AU$2,400) là sự cân bằng hài hòa giữa -kiểu dáng và hiệu năng. Không giống như các máy trạm di động trong quá khứ, thường rất nặng, xấu và thực sự chỉ được mang theo khi cần thiết, chiếc Studio mang hiệu năng xử lý của máy doanh nhân vào thân hình của máy phổ thông.

Chiếc máy 15.6-inch cạnh tranh với các thiết bị như Lenovo ThinkPad P50. Cả hai máy đều có màn hình 4K, vi xử lý Intel Xeon và đồ họa Nvidia Quadro, có nghĩa là bạn sẽ được xử lý các hiệu ứng hình ảnh 'nặng đô' nhất với tốc độ xử lý và hiệu năng đồ họa tốt nhất.

Không may cho Lenovo, chiếc Studio nhẹ hơn và mỏng hơn nhiều, máy trông cũng thời trang hơn không kém.

vforum.vn-251572-zbook-studs-580-90.jpg

Thiết kế

Chiếc Studio chỉ dày khoảng 0.7 inches (18mm) và nặng 4.4 pounds (1.9kg), mỏng hơn P50 0.3 inches và nhẹ hơn 1.2 pounds. Không thể nói máy nhẹ một cách đúng nghĩa, đặc biệt khi so sánh với máy dành cho người dùng phổ thông. Tuy nhiên, cho một máy trạm di động, kích cỡ này là quá tuyệt vời. Thực tế, nó nặng hơn Surface Book chưa đến 1 pound (0.454 kg) và nặng bằng MacBook Pro 15-inch, và cả hai máy trên đều không có vi xử lý Xeon hay nhiều hơn 1TB dung lượng.

Laptop được lắp ráp bằng nhôm đen với họa tiết lõm tròn nhỏ và vỏ magie mang lại cảm giác thoải mái khi chạm. Bạn sẽ không thấy chút vân tay hay vết bẩn nào khi bạn mang theo thiết bị này, đây là điều mà chiếc P50 nặng nề thiếu hụt. Họa tiết lung linh trên nắp máy tỏ ra rất bắt mắt, đặc biệt khi được mặt trời chiếu vào hay bắt được sáng ở trong phòng tối.

Mặc dù tôi không thích những phím ấn nhỏ mà HP trang bị cho chiếc Studio, tôi hoàn toàn thích trackpad dài và rộng, được làm bằng kim loại, cho cảm giác mượt mà và nhanh nhạy.

Không giống như dòng HP ZBook, sử dụng hai bản lề kim loại ở hai đầu laptop, chiếc Studio được ráp bằng một bản lề nhựa dẻo, mượt mà và chắc chắn. Tôi không thích chất liệu nhựa, nhưng nó có cảm giác dễ uốn nắn hơn bản lề kim loại dùng trên các thiết bị khác, như các máy ZBook và Lenovo P50.

vforum.vn-251572-zbook-bottom-580-90.jpg

Đáy máy của Studio được chia thành hai phần, cả hai đều được bao bời một viền cao su làm trụ, khá lý tưởng cho những người hanh đánh hơn máy hay thả máy xuống bàn. Phần dưới của tấm bản được làm bằng cao su, nhưng nó không hề có cảm giác rẻ tiền như các thiết bị khác. Chất liệu cao sư được thiết kế với họa tiết kiểu rắn. nên kết cấu cao su không áp đảo thẩm mỹ của máy. Kết cấu này giúp hạn chế lực tác động khi bạn đặt máy xuống.

Phần trên của bản là tản nhiệt dạng lưới, giúp chiếc máy chạy Intel Xeon không bị bốc nhiệt. Đây không phải là thiết kế đẹp nhất, nhưng mọi chi tiết đề được tính toán kĩ lưỡng. Thiết kế tỏ ra hiệu quả đối với những người hay thực hiện các tác vụ nặng như chỉnh sửa video và thiết kế đồ họa.

Toàn bộ đáy máy có thể được gỡ bằng cách vặn 4 ốc ở các góc. Điều này rất tốt cho những ai thích vọc phần cứng bên trong.

Đằng sau lớp vỏ

Nói về phần cứng, chiếc Studio có thể chạy vi xử lý với sức mạnh desktop Intel Xeon, hoặc có thể được hạ cấp xuống vi xử lý Intel Core i7 Skylake. Không may, chiếc Studio chỉ có 32GB RAM, không thể so sánh được với 64GB của P50.

Flagship máy trạm mới của HP sử dụng card xử lý đồ họa Nvidia Maxwell Quadro và màn hình 4K có khả năng hiển thị hơn 8 triệu màu. Chiếc Studio có cổng Thunderbolt 3, nên bạn có thể cắm nó vào các thiết bị hiển thị mà không gặp vấn đề gì.
vforum.vn-251572-zbook-internals-580-90.jpg


Bạn có thể trữ tối đa 2TB dữ liệu trên chiếc Studio, ít hơn 1TB so với P50. Chiếc Studio có 1 RJ-45, 3 USB 3.0, 1 cổng cắm nguồn, 2 Thunderbolt 3 và 1 HDMI 1.4 connector. Chiếc P50 có nhiều hơn 1 cổng USB 3.0, nhưng không có kết nối Thunderbolt 3.

Thời lượng pin

HP cho biết Studio có thể chạy 9.5 giờ sau một lần sạc. Kết quả trên khác đáng ngưỡng mộ đối với một máy trạm di động.

Nhưng đừng trông mong nhiều vào khả năng xử lý khi thời lượng pin kéo dài được như vậy. Chiếc P50 chạy được khoảng 3 đến 4 tiếng, khá điển hình cho máy trạm, đặc biệt đối với máy chạy vi xử lý mạnh mẽ như thế. Nếu chiếc Studio có sức mạnh xử lý gấp đôi P50 thì nó sẽ cách tân thị trường máy trạm di dộng.

Điều chúng tôi biết chắc là Studio chỉ chạy pin 4 cell, trong khi P50 có khả năng chạy pin 6 cell. Pin to hơn có nghĩa là hiệu năng bền bỉ hơn.

Kết luận sớm

Chiếc Studio là thiết bị hấp dẫn hơn P50 rất nhiều. Tuy nhiên, cả hai laptop có cấu thông số tương đương nhau, dù P50 ăn đứt Studio khi xét về dung lượng lưu trữ và RAM.

P50 có giá khởi điểm là $1,599 (£1,025, AU$2,156), chỉ ít hơn Studio một chút với giá $1,699. Theo ý kiến cá nhân, thêm $100 rất đáng cho những cải tiến về kích thước và trọng lượng, cũng như cổng Thunderbolt 3, đặc biệt nếu bạn không cần thêm 1TB ổ cứng kia.

Dù chọn máy nào thì bạn cũng sẽ có trải nghiệm không hề tệ. Theo kinh nghiệm của tôi, dòng ZBook của HP theo truyền thống đã là các laptop trạm tốt nhất, về cả hiệu năng và kiểu dáng. Thực tế, chiếc HP ZBook 14 G2 là máy trạm di động được techradar đánh giá cao nhất. Chiếc HP ZBook Studio sẽ tiếp tục trend này. Có vẻ như HP đã tạo nên một đối thủ đáng gờm trong phân khúc cao cấp này.

Nguồn: techradar
 
  • Chủ đề
    hewlett packard intel lenovo p50 nvidia studio xeon zbook
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,656
    Bài viết
    467,423
    Thành viên
    339,831
    Thành viên mới nhất
    TuanShinhanbank
    Top