Đất nước của nhân dân là tư tưởng không mới nhưng trong cảm nhận và biểu đạt của nguyễn khoa điềm, tư tưởng đó vẫn có nhiều mới mẻ. điều đó thể hiện thế nào qua đoạn “ những người vợ nhớ chồng…trả thù không sợ dài lâu”
Có người từng nói: “ Văn học không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh”, văn chương đâu chỉ mang lại cảm giác dịu êm mà còn đánh thức nhận thức mơ hồ của độc giả. hướng theo lăng kính chủ quan đúng đắn của nghệ sĩ. Ngòi bút Nguyễn Khoa Điềm cũng gửi gắm niềm trăn trở về tư tưởng đất nước của nhân dân, kết tinh qua đoạn thơ: “ Những người vợ nhớ chồng…trả thù không sợ dài lâu” trong Chương V “ Đất nước” trích trường ca “ Mặt đường khát vọng” cùng với những cảm nhận mới mẻ.
Những năm tháng khốc liệt ở chiến khu Bình Trị Thiên( 1971), khi tác giả trực tiếp chiến đấu giữa khói lửa chiến tranh đã chắp đôi cánh cảm hứng sáng tác trường ca “ Mặt đường khát vọng”. Hơn bao giờ hết, cuộc chiến chính nghĩa của dân tộc cần sự góp sức của nhân dân trong đó có thế hệ trẻ. Vậy nên, chương V “ Đất nước”, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm hướng tới thức tỉnh tuổi trẻ của những vùng đô thị tạm chiếm phía nam về đất nước, nhân dân và sứ mệnh thế hệ mình chống đế quốc Mỹ xâm lược, xuống đường đấu tranh vì lí tưởng đó. Khi làm bài phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân, ta cần phần hai từng đoạn từ hình thức: câu từ, nhịp điệu, giọng điệu… đến nội dung để thấy rằng đó là tư tưởng không mới trong làng văn học, nhưng Nguyễn Khoa Điềm làm mới nó theo cảm nhận khái quát, đầy đủ mạch tư tưởng xét trên phương diện chiều rộng địa lý, chiều dài lịch sử, chiều sâu tâm hồn. Trước khi đặt bút, các bạn có thể tham khảo bài viết sau để phát triển ý, các bạn nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt!
BÀI VĂN MẪU ĐẤT NƯỚC CỦA NHÂN DÂN LÀ TƯ TƯỞNG KHÔNG MỚI NHƯNG TRONG CẢM NHẬN VÀ BIỂU ĐẠT CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM, TƯ TƯỞNG ĐÓ VẪN CÓ NHIỀU MỚI MẺ. ĐIỀU ĐÓ THỂ HIỆN THẾ NÀO QUA ĐOẠN “ NHỮNG NGƯỜI VỢ NHỚ CHỒNG…TRẢ THÙ KHÔNG SỢ DÀI LÂU”
“ Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho”, văn học luôn yêu cầu nghệ sĩ kiếm tìm những góc nhìn mới. Vậy nên ta có dịp gặp gỡ: đất nước của nhân dân là tư tưởng không mới nhưng trong cảm nhận và biểu đạt của Nguyễn Khoa Điềm, tư tưởng đó vẫn có nhiều phát hiện mới mẻ trong chương “ Đất Nước” trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng”.
Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân mang tính truyền thống từng chảy trong văn học dân gian, trung đại, hiện đại. Đó là sức mạnh nhân dân vệ quốc trong “ Thánh Gióng”, “ Sự tích Hồ Gươm”, sử kí thời trung đại dưới lời nói của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, trong “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Tới dòng văn học hiện đại, hơn một lần, Phan Bội Châu đã khẳng định tư tưởng thiêng liêng đó:
Cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng khi nhà thơ nhận ra nhân dân lấy máu xương của mình tạo nên hình sông thế núi của đất nước:
Hình ảnh con người xuất hiện là hình ảnh trung tâm tạo tác không gian thiên nhiên dài rộng. Những người vợ góp bằng năm chờ tháng đợi, sự thủy chung, là những vọng phu hóa đá giữa đời. Cặp vợ chồng góp bằng tình yêu nghĩa vợ tình chồng nên hòn Trống Mái- Bắc Trung Bộ. Người học trò góp bằng tháng năm miệt mài đèn sách, truyền thống hiếu học nên núi Bút non Nghiên- Nam Trung Bộ. Con voi, con cóc, con gà, gót ngựa cũng biến thành xứ sở quê hương. Sự đóng góp của nhân dân ở mọi người, mọi nơi, mọi cách trong khả năng và hoàn cảnh của mình để lại đất nước muôn hình, vạn vẻ. Khi đổ bóng xuống thơ ca gắn với cảm hứng ngợi ca non kì thủy tú của thiên tạo nhưng Nguyễn Khoa Điềm gắn với cảm xúc, thức tỉnh vai trò của nhân dân trong việc tạo tác dáng hình đất nước, nên mọi chiều kích đều mang dáng hình cha ông.
Nhà thơ cảm nhận vị trí to lớn của nhân dân trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc:
Nhà thơ còn khám phá nên vai trò của người dân trong trang sử không chỉ trên mặt trận vệ quốc mà họ còn tham gia vào công cuộc kiến quốc huy hoàng:
Tác giả còn phát hiện tư tưởng đất nước của nhân dân thấm nhuần trong chiều sâu văn hóa tinh thần dân tộc:
Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nhìn nhận một cách chân thực, sâu xa dưới mọi góc nhìn từ chiều rộng, chiều dài tới chiều sâu, mang lại sự gần gũi và tính thuyết phục nơi độc giả. Nhà thơ mang đến cho ta cách nhìn trọn vẹn hơn về vai trò của nhân dân, góp cách cảm mới về “ những việc mà ai cũng biết cả rồi”. Chương “ Đất Nước” trích trong trường ca “ Mặt đường khát vọng” khép lại nhưng âm vang còn thức tỉnh bạn đọc mọi thời đại về chân lý thiêng liêng, bất diệt đó.
- Thu Hường-
Có người từng nói: “ Văn học không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh”, văn chương đâu chỉ mang lại cảm giác dịu êm mà còn đánh thức nhận thức mơ hồ của độc giả. hướng theo lăng kính chủ quan đúng đắn của nghệ sĩ. Ngòi bút Nguyễn Khoa Điềm cũng gửi gắm niềm trăn trở về tư tưởng đất nước của nhân dân, kết tinh qua đoạn thơ: “ Những người vợ nhớ chồng…trả thù không sợ dài lâu” trong Chương V “ Đất nước” trích trường ca “ Mặt đường khát vọng” cùng với những cảm nhận mới mẻ.
Những năm tháng khốc liệt ở chiến khu Bình Trị Thiên( 1971), khi tác giả trực tiếp chiến đấu giữa khói lửa chiến tranh đã chắp đôi cánh cảm hứng sáng tác trường ca “ Mặt đường khát vọng”. Hơn bao giờ hết, cuộc chiến chính nghĩa của dân tộc cần sự góp sức của nhân dân trong đó có thế hệ trẻ. Vậy nên, chương V “ Đất nước”, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm hướng tới thức tỉnh tuổi trẻ của những vùng đô thị tạm chiếm phía nam về đất nước, nhân dân và sứ mệnh thế hệ mình chống đế quốc Mỹ xâm lược, xuống đường đấu tranh vì lí tưởng đó. Khi làm bài phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân, ta cần phần hai từng đoạn từ hình thức: câu từ, nhịp điệu, giọng điệu… đến nội dung để thấy rằng đó là tư tưởng không mới trong làng văn học, nhưng Nguyễn Khoa Điềm làm mới nó theo cảm nhận khái quát, đầy đủ mạch tư tưởng xét trên phương diện chiều rộng địa lý, chiều dài lịch sử, chiều sâu tâm hồn. Trước khi đặt bút, các bạn có thể tham khảo bài viết sau để phát triển ý, các bạn nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt!
“ Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho”, văn học luôn yêu cầu nghệ sĩ kiếm tìm những góc nhìn mới. Vậy nên ta có dịp gặp gỡ: đất nước của nhân dân là tư tưởng không mới nhưng trong cảm nhận và biểu đạt của Nguyễn Khoa Điềm, tư tưởng đó vẫn có nhiều phát hiện mới mẻ trong chương “ Đất Nước” trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng”.
Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân mang tính truyền thống từng chảy trong văn học dân gian, trung đại, hiện đại. Đó là sức mạnh nhân dân vệ quốc trong “ Thánh Gióng”, “ Sự tích Hồ Gươm”, sử kí thời trung đại dưới lời nói của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, trong “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Tới dòng văn học hiện đại, hơn một lần, Phan Bội Châu đã khẳng định tư tưởng thiêng liêng đó:
- “ Dân là dân nước, nước là nước dân”
- “ Sông xứ Bắc, bể xứ Bắc
- Nếu không dân cũng là không có gì”
Cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng khi nhà thơ nhận ra nhân dân lấy máu xương của mình tạo nên hình sông thế núi của đất nước:
- “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
- Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
- Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
- Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương
- Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
- Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
- Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”
Hình ảnh con người xuất hiện là hình ảnh trung tâm tạo tác không gian thiên nhiên dài rộng. Những người vợ góp bằng năm chờ tháng đợi, sự thủy chung, là những vọng phu hóa đá giữa đời. Cặp vợ chồng góp bằng tình yêu nghĩa vợ tình chồng nên hòn Trống Mái- Bắc Trung Bộ. Người học trò góp bằng tháng năm miệt mài đèn sách, truyền thống hiếu học nên núi Bút non Nghiên- Nam Trung Bộ. Con voi, con cóc, con gà, gót ngựa cũng biến thành xứ sở quê hương. Sự đóng góp của nhân dân ở mọi người, mọi nơi, mọi cách trong khả năng và hoàn cảnh của mình để lại đất nước muôn hình, vạn vẻ. Khi đổ bóng xuống thơ ca gắn với cảm hứng ngợi ca non kì thủy tú của thiên tạo nhưng Nguyễn Khoa Điềm gắn với cảm xúc, thức tỉnh vai trò của nhân dân trong việc tạo tác dáng hình đất nước, nên mọi chiều kích đều mang dáng hình cha ông.
Nhà thơ cảm nhận vị trí to lớn của nhân dân trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc:
- “Vào bốn ngàn năm Đất Nước
- Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
- Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”
- “Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta”
- “ Có biết bao người con gái, con trai”
- “ Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi”
Nhà thơ còn khám phá nên vai trò của người dân trong trang sử không chỉ trên mặt trận vệ quốc mà họ còn tham gia vào công cuộc kiến quốc huy hoàng:
- “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
- Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
- Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
- Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
- Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái
- …Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân”
Tác giả còn phát hiện tư tưởng đất nước của nhân dân thấm nhuần trong chiều sâu văn hóa tinh thần dân tộc:
- “Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
- Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
- Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
- Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
- Đi trả thù mà không sợ dài lâu”
Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nhìn nhận một cách chân thực, sâu xa dưới mọi góc nhìn từ chiều rộng, chiều dài tới chiều sâu, mang lại sự gần gũi và tính thuyết phục nơi độc giả. Nhà thơ mang đến cho ta cách nhìn trọn vẹn hơn về vai trò của nhân dân, góp cách cảm mới về “ những việc mà ai cũng biết cả rồi”. Chương “ Đất Nước” trích trong trường ca “ Mặt đường khát vọng” khép lại nhưng âm vang còn thức tỉnh bạn đọc mọi thời đại về chân lý thiêng liêng, bất diệt đó.
- Thu Hường-
- Chủ đề
- đất nước đất nước của nhân dân