Đau bụng kinh có nhiều mức độ, một số chỉ cảm thấy đau âm ỉ ở bụng dưới hay sau lưng, nhiều người khác lại có những cơn đau quặn dữ dội. Đau nhiều nhất vào lúc bắt đầu hành kinh. Cũng có thể kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn.
Các thiếu nữ không nên "truyền miệng" kinh nghiệm giảm đau ngày "đèn đỏ", vì nhiều khi đau bụng kinh là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm ở phụ nữ. Ảnh minh họa: Phan Dương.
Đau bụng kinh rất hay gặp nhưng phần lớn nhẹ và không cần điều trị. Với vị thành niên gái thì đau bụng kinh đôi khi là nguyên nhân khiến các em phải nghỉ học. Bản thân đau bụng kinh không gây nguy hiểm cho sức khoẻ nhưng có thể là triệu chứng của một bệnh chính nào đó.
Nguyên nhân đau bụng kinh chưa rõ lắm nhưng có liên quan đến các trạng thái như: viêm nhiễm, táo bón, chấn động tâm lý, mất thăng bằng về hormôn và sự tăng cao nồng độ Prostaglandin (gây co thắt tử cung, ức chế sự cung cấp oxygen cho tử cung và làm tăng độ nhạy cảm thần kinh). Lạc nội mạc tử cung là một nguyên nhân cần nghĩ đến khi đau bụng kinh kéo dài và nặng hơn trước.
Nếu đau mới bắt đầu trong vòng 3 năm kể từ khi bắt đầu có kinh thì gọi là đau bụng kinh nguyên phát. Thể đau bụng kinh này được cho là do những thay đổi bình thường về hormôn trong khi hành kinh và có thể tồn tại trong suốt những năm sinh đẻ của người phụ nữ nhưng đôi khi đau bụng kinh nguyên phát tự nhiên hết sau khi sinh con.
Nếu kinh nguyệt đau ở phụ nữ đã từng có chu kỳ kinh bình thường hơn 3 năm thì gọi là kinh nguyệt đau thứ phát. Thể đau bụng kinh này thường gặp nhiều hơn và do một bệnh chính nào đó như lạc nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn tiểu khung hay u sơ tử cung.
Những thực phẩm giúp giảm đau bụng kinh
Các loại hạt
Hãy thử ăn vặt vài loại hạt trong những ngày này. Không chỉ tốt cho tiêu hóa mà các loại hạt còn giúp ổn định cảm xúc. Cảm xúc thất thường trong những ngày “đèn đỏ” có thể là do tình trạng đau bụng kinh gây ra.
Uống nhiều nước trong ngày “đèn đỏ”
Uống 2,5 lít nước mỗi ngày, uống nhiều nước cũng là cách giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nước ấm thay vì nước lạnh. Hoặc uống một cốc trà thảo mộc pha nóng cũng sẽ đem lại cho bạn cảm giác dễ chịu hơn.
Cá ngừ
Việc thay thế chất béo bão hòa bằng các chất béo lành mạnh như omega-3 có trong cá ngừ cũng là giải pháp hiệu quả giúp giảm đau bụng kinh. Bên cạnh đó, protein trong cá ngừ còn có thể giúp ổn định mức đường huyết và bớt cảm giác thèm ăn.
Nước thơm (dứa)
Cơn đau bụng kinh được gây ra bởi các cơn co thắt tử cung, nhằm giúp cơ thể phóng thích các nội mạc tử cung ra ngoài. Chất bromelaine chứa trong nước thơm có tác dụng giúp thư giãn các cơ bắp, do đó có thể giúp giảm cơn đau bụng. Bên cạnh đó, chất bromelain còn có khả năng chống viêm, ngăn cản sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và làm chậm quá trình đông máu
Thuốc giảm đau thông thường như aspirin, ibuprofen có thể có tác dụng tốt với những trường hợp đau bụng kinh nhẹ hay trung bình; cũng có thể có những thuốc khác để giảm đau như dùng thuốc tránh thai hoặc chống prostaglandine (chất gây tử cung co bóp). Với vô kinh thứ phát, cần tìm ra nguyên nhân chính đau bụng kinh. Vận động nhẹ nhàng, tắm nóng có thể giúp giảm đau.
Cần đi khám bác sĩ phụ khoa nếu bị đau bụng kinh sau nhiều năm vẫn hành kinh không đau hoặc thấy đau hơn so với trước đây
Đau bụng kinh là bệnh đặc hữu của chị em phụ nữ, có thể xuất hiện trước hoặc sau kỳ kinh, đặc biệt phụ nữ tuổi tiền mạn kinh.
Trước kỳ kinh hoặc khi có cơn đau bấm day sâu, nhẹ nhàng huyệt thái xung 3 - 5 phút, sau đó lần lượt bấm các huyệt huyết hải, tam âm giao, tử cung 1 - 3 phút, sau đó nắm tay nắm đấm xát giáp tích L1 và L2 cho ấm nóng lên là được. Ngày có thể tác động 1 - 2 lần. Dưới đây là vị trí và tác dụng của các huyệt.
Tam âm giao: Nằm ở cổ chân, cách đỉnh mắt cá trong lên 3 thốn sát với bờ sau xương chày ra sau ngang một khoát ngón tay. Trên lâm sàng có tác dụng trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều...
Huyết hải: Nằm ở mặt trong đầu gối cách điểm giữa bờ trên xương bánh chè lên trên 1 thốn vào phía trong 2 thốn. Huyệt này có công năng khứ ứ huyết, thúc đẩy chức năng của tỳ trong việc kiểm soát sự lưu thông huyết dịch...
Tử cung: Dưới rốn 4 thốn, đo sang 2 bên mỗi bên 3 thốn, có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, xung huyết tử cung...
Thái xung: Sau khe giữa ngón chân 1 và 2 đo lên 1,5 thốn huyệt chỗ hõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân cái và ngón liền kề, có tác dụng bình can, lý huyết, sơ tiết, thấp nhiệt ở hạ tiêu, thanh can hỏa, trị đau bụng kinh...
Giáp tích L1 - L2: Từ xương sườn cụt thứ 12 gióng ra sau lưng. Đây là khu phản xạ thần kinh của tử cung, tác động vào giáp tích có tác dụng ôn ấm tử cung giảm đau.
Chú ý: Không ăn đồ chua, cay nóng... vì tăng co bóp tử cung gây lượng kinh nhiều và kéo dài, tăng cơn đau. Có thể dùng ngải cứu hơ các huyệt trên để tăng tác dụng.
Các thiếu nữ không nên "truyền miệng" kinh nghiệm giảm đau ngày "đèn đỏ", vì nhiều khi đau bụng kinh là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm ở phụ nữ. Ảnh minh họa: Phan Dương.
Nguyên nhân đau bụng kinh chưa rõ lắm nhưng có liên quan đến các trạng thái như: viêm nhiễm, táo bón, chấn động tâm lý, mất thăng bằng về hormôn và sự tăng cao nồng độ Prostaglandin (gây co thắt tử cung, ức chế sự cung cấp oxygen cho tử cung và làm tăng độ nhạy cảm thần kinh). Lạc nội mạc tử cung là một nguyên nhân cần nghĩ đến khi đau bụng kinh kéo dài và nặng hơn trước.
Nếu đau mới bắt đầu trong vòng 3 năm kể từ khi bắt đầu có kinh thì gọi là đau bụng kinh nguyên phát. Thể đau bụng kinh này được cho là do những thay đổi bình thường về hormôn trong khi hành kinh và có thể tồn tại trong suốt những năm sinh đẻ của người phụ nữ nhưng đôi khi đau bụng kinh nguyên phát tự nhiên hết sau khi sinh con.
Nếu kinh nguyệt đau ở phụ nữ đã từng có chu kỳ kinh bình thường hơn 3 năm thì gọi là kinh nguyệt đau thứ phát. Thể đau bụng kinh này thường gặp nhiều hơn và do một bệnh chính nào đó như lạc nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn tiểu khung hay u sơ tử cung.
Các loại hạt
Hãy thử ăn vặt vài loại hạt trong những ngày này. Không chỉ tốt cho tiêu hóa mà các loại hạt còn giúp ổn định cảm xúc. Cảm xúc thất thường trong những ngày “đèn đỏ” có thể là do tình trạng đau bụng kinh gây ra.
Uống nhiều nước trong ngày “đèn đỏ”
Uống 2,5 lít nước mỗi ngày, uống nhiều nước cũng là cách giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nước ấm thay vì nước lạnh. Hoặc uống một cốc trà thảo mộc pha nóng cũng sẽ đem lại cho bạn cảm giác dễ chịu hơn.
Cá ngừ
Việc thay thế chất béo bão hòa bằng các chất béo lành mạnh như omega-3 có trong cá ngừ cũng là giải pháp hiệu quả giúp giảm đau bụng kinh. Bên cạnh đó, protein trong cá ngừ còn có thể giúp ổn định mức đường huyết và bớt cảm giác thèm ăn.
Nước thơm (dứa)
Cơn đau bụng kinh được gây ra bởi các cơn co thắt tử cung, nhằm giúp cơ thể phóng thích các nội mạc tử cung ra ngoài. Chất bromelaine chứa trong nước thơm có tác dụng giúp thư giãn các cơ bắp, do đó có thể giúp giảm cơn đau bụng. Bên cạnh đó, chất bromelain còn có khả năng chống viêm, ngăn cản sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và làm chậm quá trình đông máu
Thuốc giảm đau thông thường như aspirin, ibuprofen có thể có tác dụng tốt với những trường hợp đau bụng kinh nhẹ hay trung bình; cũng có thể có những thuốc khác để giảm đau như dùng thuốc tránh thai hoặc chống prostaglandine (chất gây tử cung co bóp). Với vô kinh thứ phát, cần tìm ra nguyên nhân chính đau bụng kinh. Vận động nhẹ nhàng, tắm nóng có thể giúp giảm đau.
Cần đi khám bác sĩ phụ khoa nếu bị đau bụng kinh sau nhiều năm vẫn hành kinh không đau hoặc thấy đau hơn so với trước đây
Đau bụng kinh là bệnh đặc hữu của chị em phụ nữ, có thể xuất hiện trước hoặc sau kỳ kinh, đặc biệt phụ nữ tuổi tiền mạn kinh.
Trong y học cổ truyền được xếp vào chứng thống kinh, là do sự mất điều hòa khí huyết ở hai mạch nhâm và xung. Bấm huyệt có thể đem lại sức khoẻ vốn có cho chị em trong những ngày "đèn đỏ".
|
Ảnh minh họa. |
Trước kỳ kinh hoặc khi có cơn đau bấm day sâu, nhẹ nhàng huyệt thái xung 3 - 5 phút, sau đó lần lượt bấm các huyệt huyết hải, tam âm giao, tử cung 1 - 3 phút, sau đó nắm tay nắm đấm xát giáp tích L1 và L2 cho ấm nóng lên là được. Ngày có thể tác động 1 - 2 lần. Dưới đây là vị trí và tác dụng của các huyệt.
Tam âm giao: Nằm ở cổ chân, cách đỉnh mắt cá trong lên 3 thốn sát với bờ sau xương chày ra sau ngang một khoát ngón tay. Trên lâm sàng có tác dụng trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều...
Huyết hải: Nằm ở mặt trong đầu gối cách điểm giữa bờ trên xương bánh chè lên trên 1 thốn vào phía trong 2 thốn. Huyệt này có công năng khứ ứ huyết, thúc đẩy chức năng của tỳ trong việc kiểm soát sự lưu thông huyết dịch...
Tử cung: Dưới rốn 4 thốn, đo sang 2 bên mỗi bên 3 thốn, có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, xung huyết tử cung...
Thái xung: Sau khe giữa ngón chân 1 và 2 đo lên 1,5 thốn huyệt chỗ hõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân cái và ngón liền kề, có tác dụng bình can, lý huyết, sơ tiết, thấp nhiệt ở hạ tiêu, thanh can hỏa, trị đau bụng kinh...
Giáp tích L1 - L2: Từ xương sườn cụt thứ 12 gióng ra sau lưng. Đây là khu phản xạ thần kinh của tử cung, tác động vào giáp tích có tác dụng ôn ấm tử cung giảm đau.
Chú ý: Không ăn đồ chua, cay nóng... vì tăng co bóp tử cung gây lượng kinh nhiều và kéo dài, tăng cơn đau. Có thể dùng ngải cứu hơ các huyệt trên để tăng tác dụng.
Tổng hợp
- Chủ đề
- cách trị kinh nguyệt đau bụng đèn đỏ