eGPU là gì? - Thiết bị hỗ trợ hữu ích cho laptop

egpu.jpg


Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, người dùng hoàn toàn có thể tin tưởng vào một tương lai không xa, khi mà họ sẽ được sở hữu những chiếc laptop siêu mỏng, siêu nhẹ nhưng vẫn mang trong mình sức mạnh vượt trội, đủ sức để thực hiện các thao tác như chơi game đồ họa cao hay làm những công việc về thiết kế, đồ họa. Trong nhiều năm, ý tưởng về việc sản xuất một card đồ họa rời cực kỳ mạnh mẽ có thể thay thế hoàn toàn các laptop cũ kĩ đã được thực hiện. Tuy nhiên, quá trình này đã gặp không ít khó khăn và vẫn chưa đạt được những thành quả đáng kể.

Cho đến gần đây, khi các chuẩn kết nối có tốc độ nhanh hơn và các trò chơi máy tính ngày càng yêu cầu nhiều hơn về khả năng đồ họa của máy tính, cả nhà sản xuất máy tính và game thủ đã nhận ra một thực tế rằng eGPU là một phần không thể thiếu trong việc nâng cấp máy tính.

Vậy, eGPU là gì, và tại sao bạn cần quan tâm? Hãy cùng xem qua bài viết dưới đây.

Khái niệm

eGPU là từ viết tắt của thiết bị hỗ trợ gắn card đồ họa rời (External Graphics Processing Unit), vốn được lên ý tưởng trong nhiều năm trên Internet và thậm chí còn lâu hơn trong các phòng nghiên cứu sản phẩm của các công ty sản xuất. Những phiên bản đầu tiên của thiết bị này không có nhiều công nghệ cao cấp mà chỉ là bộ phận gắn card đồ họa rời thông qua một dây cáp nối với máy tính. Từ đây, card đồ họa rời sẽ đóng vai trò như một card đồ họa gắn bên trong máy để đảm nhiệm các tác vụ yêu cầu đồ họa cao.

Mặc dù các laptop chơi game hiện nay đa số đều đáp ứng đầy đủ cấu hình của các game phổ biến như Dota 2 hay Liên Minh Huyền thoại ở mức đồ họa tầm trung, nhưng khi bắt đầu chơi các game yêu cầu đồ họa “khủng” như game Batman: Arkham Knight hay Tomb Raider 4K HD, chắc chắn máy sẽ bắt đầu có hiện tượng giật hình liên tục sau 5 đến 6 lần chơi.

egpu1.jpg


eGPU sẽ là giải pháp tốt nhất để cung cấp khả năng xử lý đồ họa cao cấp cho những trường hợp trên khi người dùng chơi game ở nhà. Tuy nhiên, khi cần phải mang laptop ra phố, eGPU sẽ không thật sự mang lại sự thuận tiện nhất cho người dùng. Bên cạnh đó, eGPU cũng đang gặp khá nhiều sự kìm hãm bởi các chuẩn kết nối cũ kĩ như USB 2.0, Thunderbolt 2 hay FireWire.

Tiềm năng eGPU trong năm 2015

Tất cả những vấn đề về kết nối của eGPU đã dần được giải quyết với Thunderbolt 3.0. Bên cạnh đó, kỹ sư của các công ty như AMD, Nvidia, và Intel đã làm việc tích cực trong nhiều năm để phát triển một loại dây cáp đáp ứng được hai yêu cầu nhỏ nhưng nhanh đủ để xử lý các loại băng thông mà một card đồ họa yêu cầu để kết nối với một hệ thống độc lập. Hiện tại, trong các máy tính để bàn có các thiết lập card đồ họa, GPU đã được kết nối với bo mạch chủ thông qua một khe cắm "PCIe x16" có khả năng truyền thông tin lên tới 15,75 gigabyte mỗi giây.

egpu2.jpg


Hiện nay, việc đặt hy vọng vào một GPU gắn ngoài là hoàn toàn có cơ sở với kết nối Thunderbolt 3 được thiết kế dựa trên kết nối USB-C sẽ bắt đầu được tung ra trên máy tính xách tay của Acer và Lenovo cuối năm nay. Một số minh chứng về các eGPU dùng Thunderbolt 3 đã được trưng bày tại các triển lãm gần đây, tuy nhiên, các eGPU này vẫn chỉ là những bản thử nghiệm. Vấn đề nằm ở việc mặc dù kết nối được tăng gấp đôi tốc độ so với thế hệ trước (20Gbps trong TB2 so với 40Gbps trong TB3), chúng vẫn chưa thể bằng được tốc độ của khe cắm tiêu chuẩn PCIe 3.0 x16 (128Gbps), đó cũng là lý do mà các laptop hiện nay dù được trang bị mạnh mẽ như thế nào vẫn không thể so sánh được với máy tính để bàn.

Tuy nhiên, một số báo cáo cho thấy, các card đồ họa vẫn có thể hoạt động lên đến 80-90% với kết nối Thunderbolt 3. Có thể, chỉ khi một thiết bị như Thunderbolt Gaming Dock của MSI ra mắt, người dùng mới thật sự có một thiết bị hỗ trợ gắn thẻ nhớ ngoài đúng nghĩa.

Vì sao nên sở hữu một eGPU?

Các công ty chuyên sản xuất laptop chơi game như Alienware và MSI hiện đang sản xuất những eGPU chơi game riêng biệt với các kết nối không đi theo chuẩn chung dành cho laptop của họ. Chúng không sử dụng kết nối Thunderbolt 3 mà thay vào đó là các kết nối tự phát triển cho tốc độ kết nối bằng đến 90% của khe cắm PCle x16. Điều này có nghĩa nếu bạn muốn mọi thứ hoạt động, bạn sẽ phải mua hẳn một laptop chơi game của các hãng trên với giá 1200$ cho đến 1400$.

egpu3(1).jpg


Hãng MSI hiện vẫn đang nghiên cứu để sản xuất một bộ khung gắn card đồ họ dựa trên kết nối Thunderbolt 3 có thể phù hợp với bất kì card rời nào của dòng Ndivia Titan X. Tuy nhiên, họ vẫn chưa đưa ra phiên bản nào của sản phẩm có thể hoạt động tốt, giúp laptop có thể chơi các game đồ họa cao mà không có hiện tượng giật hình.

Cho đến khi kết nối Thunderbolt 3.0 được áp dụng rộng rãi trong tất cả các laptop và ngay cả trên các ultrabook giá rẻ, việc sở hữu và vận hành một eGPU thời điểm hiện tại là một lựa chọn không mấy hữu ích. Nếu là một người dùng thường xuyên mang laptop ra ngoài nhưng lại dành nhiều thời gian để chơi game tại nhà, bạn nên chọn việc nâng cấp các khe mPCle cùng những card đồ họa có thể gắn trực tiếp vào máy để có những trải nghiệm chơi game tốt nhất.

Phải đến khi các nhà sản xuất lớn hơn tham gia vào sản xuất và cung cấp các eGPU cạnh tranh hơn, eGPU của các hãng MSI hay Alienware mới có mức giá dễ thở hơn cho người dùng. Nếu bạn phải bỏ ra một mức giá quá cao để sở hữu combo laptop chơi game và eGPU, thì sở hữu một bộ máy tính để bàn chuyên chơi game vẫn là lựa chọn sáng giá hơn rất nhiều.

Điều đó cho thấy, chỉ trong vài năm ngắn ngủi với những gì game thủ cần, các nhà sản xuất đã nắm bắt và tạo ra cả một nền công nghiệp điện tử mới. Vì vậy, việc giá thành của các eGPU giảm trong thời gian tới là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, khi những thiết bị hỗ trợ nâng cấp laptop ngày càng phát triển mạnh mẽ và biến nó thành cỗ máy đa năng có thể làm tốt mọi thứ, máy tính để bàn cũ kĩ sẽ bị thay thế nhanh chóng với kích thước gồ ghề, thiếu khả năng di chuyển của mình.

Theo Howtogeek




 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
  • Chủ đề
    egpu egpu cho laptop
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,759
    Bài viết
    467,597
    Thành viên
    339,858
    Thành viên mới nhất
    ffbbtopnhacai
    Top