Force Touch cho Android: Cần thiết hay dư thừa?

Hiện Trạng

Vừa qua thì Apple đã giới thiệu tính năng 3D Touch trên sản phẩm mới nhất của họ là Iphone 6S. Đây không lạ gì chính là tính năng Force Touch đã xuất hiện trên các bàn rê chuột của dòng máy tính the new Macbook trước đây của họ, cho phép với nhiều lực nhấn khác nhau thì máy sẽ cho ra nhiều kết quả lựa chọn khác nhau, mở ra tiềm năng mới trong trải nghiệm người dùng trên các thiết bị của họ. Để làm được điều này, Apple đã phải kết hợp giữa phần mềm và phần cứng, với phần cứng đảm đương việc nhận diện lực nhấn còn phần mềm đưa ra các lựa chọn phù hợp.

XAY5vPV.jpg


Nguyên Nhân

Chính bởi sự hấp dẫn và tiện lợi này, và cũng chính vì cái nhãn Apple đã làm ra nó, chúng ta có quyền nghĩ rằng trong tương lai các thiết bị Android sẽ có nó. Hãy nghĩ lại mà xem, hồi xưa Apple có chip 64-bit, sau này thế giới Android cũng có 64-bit, hồi xưa Apple làm điện thoại nhôm, sau này Android cũng chạy theo nhôm, rồi thì vân tay, giao diện phẳng.... Tất nhiên Apple không phải là người đi đầu trong tất cả vì luôn có người làm trước Apple, chỉ có điều quá ít người biết đến để chúng trở nên phổ biến. Nhưng nhìn chung và đơn giản mà nói, mọi trào lưu Apple khởi xướng đều có khả năng cao là sẽ xuất hiện trên các thiết bị Android.

qlRYhws.jpg



Phê bình là bắt chước thì không đúng bởi Force Touch mà ra mắt đầu tiên trên điện thoại là trên điện thoại của hãng Huawei. Hơn nữa, có chiều đi thì cũng có chiều về, iOS cũng như Apple cũng đang thừa hưởng một số tính năng từ Android đấy thôi. Các hãng không bắt chước nhau, họ chị học tập nhau theo hướng tích cực và ai làm tốt hơn sẽ là người thắng cuộc. Một điều cần lưu ý nữa là không phải Apple khởi xướng điều gì, thì điều đó cũng phổ biến. Nó phổ biến là nhờ người dùng, và chính người dùng lại là động lực để các hãng khác tiến tới chung một con đường mà thôi.

zoApjAH.jpg


Giả thiết và Khả năng

Thế thì, trở lại với chủ đề chính, nếu trong tương lai ( thực ra hiện tại đã có rồi, nhưng chỉ mới ở Huawei) mà các hãng điện thoại Android lớn như LG, Samsung, HTC ... làm ra một tính năng tương tự Force Touch, còn Android thì hỗ trợ phần mềm cho Force Touch luôn thì sao?

NCHI1Wu.jpg


Trước khi bàn về lợi hại, hãy nói về khả năng thực hiện điều này. Với Apple, mọi chuyện thật đơn giản khi Apple trực tiếp thiết kế phần cứng và tối ưu hóa phần mềm cho các sản phẩm của hãng. Nói cách khác là làm mọi việc, trừ gia công là để cho các hãng khác làm mà thôi. Điều này thực sự là điểm mạnh rất lớn cho Apple bởi lẽ phần cứng tiến hóa mà có hậu thuẫn của phần mềm thì không gì tuyệt vời hơn. Hãy nhìn Iphone 6 về trước và tự hỏi Apple đã sống trên 1GB RAM và chip xung nhịp thấp như vậy như thế nào trong khi ở thế giới Android, người ta đôi khi vẫn dở khóc dở cười với những cấu hình mạnh ngang cả máy tính. So sánh cho vui thì khi bạn mua điện thoại cũng như đi tuyển dụng. Bạn tuyển một thằng có phần cứng và phần mềm ngon là thằng đó thể lực sinh lý hài hòa, còn thằng bị lệch giống như một đứa trẻ to xác nhưng lí trí chưa dậy thì hoặc suy nghĩ già mà mặt non chẹt.

hkEhEbU.jpg


Nói vậy để thấy rằng, chưa cần bàn gì cũng thấy việc đem tính năng trên lên Android một cách hoàn hảo cần phải có sự hợp tác tốt đẹp giữa nhà sản xuất thiết bị lẫn Google, chủ quản của Android. Với sự phát triển của Android như vũ bão hiện nay, điều này là khả thi hoàn toàn. Còn về phần cứng, Android không thiếu các hãng máu mặt thậm chí là sản xuất đồ cho Apple. Vấn đề chỉ là nó có nhận được cái nhìn hậu thuẫn giữa các bên không.

WA4t1Y1.jpg


Phân tích lợi hại

Người ta không ngu gì mà rước hổ về nhà nếu không nuôi kiểng hay không ăn thịt nó. Vì vậy, sau khi đã điểm qua một vài mặt cơ bản về khả năng, định nghĩa các thứ, hãy cùng xem Force touch có lợi gì cho Android.

7P5WcN7.jpg


Nếu dùng Andoid bạn hẳn phải nghe đến Material Design. Đây là cụm từ để chỉ phong cách giao diện của Android từ 5.0 trở lên cũng như Google. Thiết kế này chia giao diện thành nhiều lớp, coi mọi vật như một tờ giấy nguyên tử. Mọi tương tác với người dùng không đột nhiên xuất hiện và biến mất như các kiểu thiết kế khác mà nhẹ nhàng chuyển đổi như tờ giấy chồng lên nhau với những gam màu nổi bật. Khác với Flat Design của Apple, phong cách này vẫn chú trọng tầng lớp, không kì thị bóng, biểu tượng 3D... hoặc đè dẹp mọi thứ hoàn toàn.


Chính vì vậy, việc áp dụng Force Touch đem lại cái lợi to lớn cho Android.
  • Thứ nhất là nó khiến mọi thứ nhiều khi còn tuyệt vời và tự nhiên hơn cả Apple vì có tầng, lớp, ... mọi thứ lại còn như những tờ giấy chồng lên nhau. Riết rồi não bạn sẽ cảm thấy như mình đang chơi vơi tờ giấy thật vậy, không phải là màn hình cảm ứng.
  • Thứ hai là Android có khả năng mở rộng rất cao trong các menu phụ. Phần lớn các ứng dụng của Android đều có phần menu phụ rắc rối hơn Apple rất nhiều và việc có tính năng này sẽ giúp người dùng cảm thấy tiện lợi hơn là điều hiển nhiên. Nó còn đẩy nhanh các thao tác như là Bấm giữ, bấm lâu, bấm 2 lần, gạt qua gạt lại.... thường dùng trên Android.
  • Thứ ba là nút menu sẽ không còn cần đến. Đơn giản thì tiện lợi hơn rồi. Hiện tại thì ta ít thấy nhà sản xuất nào giữ lại nút menu nhưng trong ứng dụng vẫn còn nút ba dấu chấm nằm ở góc. Có trường hợp éo le là HTC với dòng one đầu tiên đã liều mạng bỏ đi nút này và hậu quả là kinh khủng.
  • Thứ tư là các ứng dụng bên thứ ba của Android sẽ phát huy được điều này tốt hơn do Android đa phần có màn hình còn to hơn iPhone
  • Thứ năm là kích thích sự phát triển chung về phần mềm. Android có tính phân mảnh cao nên cần có những động lực về phần mềm để kích thích các hãng tiến chung một con đường nhất định
  • ... Và còn nhiều cái nữa mà tương lai mới có thể nói hết

jppSHgJ.jpg


Đi kèm với cái lợi, cũng có một số cái hại nho nhỏ nhất định. Chúng ta có thể thấy rằng, về phần cứng, để tích hợp Force Touch vào Iphone thì Apple đã hi sinh một chút pin cũng như cân nặng của máy. Điều này rõ ràng là chẳng tuyệt vời tí nào và trừ khi sau này quả pin có ăn trúng trái gì tiến hóa thì may ra lại được, xu hướng càng ngày càng mỏng nhẹ hiện nay sẽ ép pin vào đường cùng mất thôi. Hơn nữa, chi phí sản xuất cũng tăng do phần cứng. Đây là phần cứng chưa phổ biến và cái gì chưa phổ biến nhiều khi nó sẽ đắt, dẫn đến chi phí chung của thiết bị đắt. Cuối cùng thì là câu hỏi: thực sự Android có cần nó không khi hệ thống điều hướng, cách người dùng Android đã quá quen với xu hướng cũ, cũng không mấy kém nhanh chóng và tiện lợi so với Force Touch? Thị trường Android đã trở nên bão hòa nên việc cần một động lực thúc đẩy mang tính tiềm năng, độc đáo cao ( như màn hình cong của Samsung chẳng hạn) trở nên cần thiết hơn là những tính năng nhỏ lẻ mà các hãng nhiều khi cho rằng sẽ tốn công sức và tiền của trong khi lợi ích đem lại chỉ là cho người dùng, doanh số không mấy tác động...

ozOy5PB.jpg


Kết

Nói vậy thôi, vẫn có đất cho Force touch ở Android và nếu bạn có ý quan điểm riêng về lợi hại của việc này, hãy comment ngay bên dưới nhé
 

Ihavenothing

✩✩✩
Tính năng này nói chung cũng được. Sử dụng trải nghiệm mới biết được có tiện lợi hơn nhiều không
 

thuwowngr

✩✩✩
Cũng rất cần để các lập trình viên phát triển ứng dụng đa dạng hơn !
 

Thống kê

Chủ đề
100,756
Bài viết
467,591
Thành viên
339,853
Thành viên mới nhất
THPT Lí Thường Kiệt
Top