Game offline khao khát giữ gìn và phát huy bản sắc

Game offline khao khát giữ gìn và phát huy bản sắc

Các trò chơi vẫn trường tồn bất chấp sự thăng hoa của mảng online.
> Cộng đồng game offline tỏ ra quá ích kỷ
Chỉ cách đây hơn một thập kỷ, game thuộc mảng offline ở các thể loại như bắn súng, chiến thuật, thể thao, hành động, nhập vai,… vẫn nắm giữ vị thế thượng phong trong hàng triệu con tim của nhiều thế hệ game thủ. Một số "tượng đài" của làng offline như Diablo, Age of Empires, Final Fantasy, Max Payne, Resident Evil,… dường như khó có thể phai nhạt trong tâm trí của số đông game thủ "gạo cội" trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Những dòng game bất hủ đó đã và đang tiếp tục "sống vui sống khỏe" với một loạt phiên bản mới kế tiếp nhau ra đời cho đến tận ngày nay, điển hình là "huyền thoại" Final Fantasy của Square Enix và Resident Evil từ Capcom.
o1.jpg
Diablo, Final Fantasy và Resident Evil là những dòng game offline sống mãi với thời gian. Trong những năm gần đây, việc trò chơi trực tuyến xâm nhập ồ ạt vào mọi ngõ ngách của thế giới ảo đã lôi kéo được đông đảo các fan ruột của mảng offline. Hệ quả là game offline bị xói mòn khá nhiều cả về thế và lực, đồng thời thị phần béo bở của các nhà phát hành trung thành với mảng này cũng bị sút giảm nghiêm trọng. Đây có thể được coi là xu thế phát triển tất yếu của thời đại – luôn tìm tòi và khám phá cái mới trong mọi lĩnh vực đời sống – và game offline không phải là ngoại lệ. Hiệu ứng tạo ra từ cuộc tiếm ngôi thần kỳ của trò chơi online được giới chuyên môn đánh giá là tương đối tích cực do nó thúc đẩy được tính cạnh tranh trên thị trường ảo, qua đó thôi thúc các nhà phát triển và phát hành ngày càng phải nâng cao chất lượng sản phẩm con cưng của họ.
_aion_wall_chain.jpg
Game trực tuyến đã và đang tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt với trò chơi offline. Trước sự lấn sân ngày càng khốc liệt của đối thủ kình địch, các nhà phát hành trò chơi offline không thể bàng quan đứng ngoài cuộc. Họ nhanh chóng nhận ra điều cần làm là phải tìm mọi cách để phát huy thế mạnh sẵn có của mình, không ngừng sáng tạo và hoàn thiện sản phẩm với mục tiêu duy trì và nâng cao số lượng fan mà họ đã mất nhiều năm ròng rã để gây dựng nên. Thực tế chứng minh họ đã làm được và làm rất tốt.
Trước nhất, việc áp dụng công nghệ đồ họa tiên tiến vào trò chơi đương đại được các nhà phát triển và phát hành hết sức chú trọng và áp dụng triệt để. Họ chấp nhận đầu tư cả "núi tiền" chỉ để chiêu mộ các kỹ sư và chuyên gia đầu ngành về kỹ xảo đồ họa, làm phim, lập trình… thực hiện dự án game đồ sộ. Gương mặt tiêu biểu về sự "chịu chơi" là Crytek với khoản đầu tư khổng lồ 50 triệu bảng cho trò chơi "bom tấn" Crysis 2 sắp được ra mắt với tham vọng "đặt ra tiêu chuẩn mới về công nghệ hình ảnh PS3". Một "đại gia" khác là Rockstar Games thậm chí còn hoành tráng hơn với chi phí đổ vào siêu phẩm Grand Theft Auto 4 đạt mức 100 triệu USD, được liệt vào hàng đắt đỏ nhất mọi thời đại. Sự đầu tư mạnh tay đó cũng được đền đáp xứng đáng khi GTA 4 đã đạt doanh thu kỷ lục hơn 800 triệu USD, đồng thời thu hút lượng người hâm mộ ngày càng đông đảo.
Crysis-2.jpg
Công nghệ đồ họa ngày càng được nâng cao, tiêu biểu là dòng game Crysis, đã giữ chân thành công các fan hâm mộ game offline. Cốt truyện cũng là yếu tố được nhà phát hành game offline rất quan tâm và dành nhiều tâm huyết và công sức vào đó. Họ cũng rất tinh ý khi nhận biết được điểm mạnh đặc biệt của game offline theo khía cạnh này, điều mà trò chơi trực tuyến ít khi làm được. Khó có thể tìm được một cái tên của game online nào được đánh giá có cốt truyện tương xứng với các dòng sản phẩm đã trở thành bất hủ với nội dung vô cùng hấp dẫn, lôi cuốn và đầy tính bất ngờ như Final Fantasy, God of War hay Silent Hill.
god-of-war-iii-200902130124.jpg
Hiếm có game online nào có được cốt truyện lôi cuốn như của God of War III. Ngoài 2 yếu tố tối quan trọng làm nên thành công của game offline đương đại, người chơi cũng có thể dễ dàng nhận biết vô số cải tiến rõ rệt được các nhà phát triển thực hiện trong những năm đã qua. Đó chính là phong cách gameplay, bối cảnh, lớp nhân vật, âm thanh nền, tính tương tác môi trường,… Tất cả góp phần tôn lên vẻ đẹp trường tồn của trò chơi offline với vai trò mang đến bức tranh cuộc sống muôn màu muôn vẻ trong thế giới ảo.
Gần đây, khi mà game offline dường như đang có xu thế "online hóa" do nhu cầu tất yếu của việc mở rộng giao lưu cộng đồng và nâng cao lợi nhuận phát hành, nhà phát triển vẫn luôn biết cách tạo cho "con đẻ" của họ một lối đi riêng mang phong cách đặc trưng vốn có từ trước tới nay. Đây cũng chính là điều các fan luôn tâm đắc và cầu mong một tương lai sáng lạn hơn nữa cho dòng game offline.
 
  • Chủ đề
    2010 bất hủ cách cần chuyen hay hóa lớp mọi mọi thời đại nhất phá phát thành thao thể thế giới tin tốt triển truyện việt nam với vui đẹp
  • Top