TTO - Ở tuổi dậy thì khi đã quen với người bạn “nguyệt san”, con gái vẫn thường gặp nhiều rắc rối, lúng túng. Một trong những rắc rối dễ nhận thấy là bạn gái không thể hoặc khó kiềm chế những cảm xúc tiêu cực như: dễ cáu gắt, dễ nổi nóng, giận dỗi vô cớ, "nắng mưa" thất thường...
Hiểu rõ về những vấn đề sinh lý của cơ thể là một trong những yếu tố giúp bạn gái sống vui vẻ và biết cách chăm sóc bản thân - Khểnh Đâu là nguyên nhân những hiện tượng này? Con gái làm thế nào vượt qua nỗi chông chênh cảm xúc trong những ngày "đèn đỏ" mỗi tháng?
Bắt mạch ngày "đèn đỏ"
Nguyên nhân thứ nhất: Do sự ám thị. Vì luôn hình dung những bất tiện cũng như sự “đáng ghét” của nguyệt san nên không ít bạn gái tự "khởi động cánh đồng bực bội” trong lòng và đưa mình vào tâm trạng khó chịu với muôn vàn kiểu: khó chịu vì vướng víu, không thể vận động nhanh nhẹn như ngày thường, phải ra vào nhà vệ sinh liên tục, vì đau bụng, đau lưng, nổi mụn... Nói chung là khó chịu vì bỗng thấy làm con gái... chả tuyệt chút nào!
Nguyên nhân thứ hai: là những nguyên nhân đến từ chính cơ thể con gái. Trong đó, có thể xét đến sự thay đổi nội tiết tố estrogen và progesteron theo chu kỳ kinh nguyệt. Sau khi trứng rụng, progesteron (có tác dụng trấn tĩnh đối với hệ thần kinh trung ương) bị thiếu hụt khiến con gái mất khả năng kiềm chế cảm xúc.
Thêm đó, vào ngày thứ 14 (nếu tính chu kỳ 28 ngày) sẽ là ngày rụng trứng, các bộ phận như noãn, niêm mạc, tử cung đều căng phồng, sẵn sàng chuẩn bị việc thụ thai. Tuy nhiên, nếu trứng rụng mà không được thụ thai, phụ nữ sẽ cảm thấy khó chịu như quả bóng quá căng, cần xì hơi mà mãi chưa được xì, gây cảm giác đau tức. Ngoài ra, cảm giác đau tức này gây áp lực ngược lại vào mạch máu, có khi còn làm người ta đau đầu.
Chính những nguyên nhân nêu trên khiến phần lớn phái nữ thấy khó chịu trong người, tính khí thay đổi, sinh lực giảm xuống... khiến dễ cáu gắt vô cớ, quát tháo ầm ĩ, thậm chí phát ngôn bừa bãi làm mất lòng hoặc tổn thương người khác chỉ vì một việc rất nhỏ nhặt.
Kê đơn
Cách tốt nhất khắc phục những ngày khó chịu này là con gái phải tự thông cảm cho hiện tượng mang tính quy luật này, bởi đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường ở phụ nữ. Chính những nhận thức đúng đắn về chu kỳ kinh nguyệt sẽ là “đồng hồ nhắc nhở” bạn kiềm chế cảm xúc khi chuẩn bị "bùng nổ".
Một chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi thích hợp sẽ giúp bạn gái giữ được trạng thái cân bằng, kể cả trong những ngày "đèn đỏ" - Ảnh chỉ có tính minh họa: Khểnh
Con gái cũng nên tư duy tích cực rằng một tháng, hai tháng, rồi ba tháng,... mà “nàng” nguyệt san vẫn chưa thấy đâu thì lúc đó mới đáng sợ, bởi đó có thể là dấu hiệu cơ thể đang "trục trặc" gì đó hay thậm chí... có thai.
Ngoài ra, để loại bỏ những khó chịu ẩn tàng trong ngày “đèn đỏ” dưới hình thức suy giảm tiết tố progesteron, teengirl có thể bù đắp bằng một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, khoa học như sau:
+ Tăng cường ăn thịt, trứng, sữa, hoa quả tươi như chuối, cam, quýt; tuyệt đối tránh để bị táo bón vì như vậy càng tích chữ chất độc trong cơ thể và làm bạn khó chịu hơn.
+ Ăn muốn ít: Lượng muối tích trữ quá nhiều sẽ làm thành phần muối và nước bị tích lại trong cơ thể tăng lên, điều này không những dễ gây tăng huyết áp, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe bạn gái trong kỳ kinh. Do đó, chế độ ăn ít muối sẽ giúp bạn gái cảm thấy dễ chịu hơn, bụng dưới đỡ có cảm giác nằng nặng hơn.
Ngoài ra, bạn gái có thể tham khảo thêm một số biện pháp tâm lý trị liệu làm giảm “áp lực” khi đến kỳ kinh nguyệt như sau:
- Uống một cốc nước mát khi đi học về hoặc tham gia các vận động nhẹ nhàng ngoài trời để làm dịu những mệt mỏi;
- Duy trì thói quen uống nhiều nước để cơ thể không bị thiếu nước, cũng như có tác dụng “giữ êm” cho những cơn đau thấp thoáng ập đến hành hạ mình.
- Mở tung cửa, ngồi hít thở không khí trong lành và thư giãn ít phút mỗi khi bắt đầu cảm nhận mình đang có những xúc cảm “âm tính”.
- Dành 15-20 phút cho riêng mình trước khi bắt đầu một ngày mới, từ đó ý thức và có kế hoạch chờ đón những ngày kinh nguyệt.
Tích cực tham gia các hoạt động vui chơi tập thể, đọc các ấn phẩm về sức khỏe đời sống khi có thời gian rỗi, xem phim, nghe nhạc hoặc giao lưu tâm sự với bạn bè, chơi một môn thể thao thích hợp với sức khỏe… cũng là cách hữu hiệu duy trì sự ổn định về tâm trạng, trong lòng thấy thoải mái, quên đi sự vướng víu của những ngày “yếu đuối” hết sức con gái này!
Bắt mạch ngày "đèn đỏ"
Nguyên nhân thứ nhất: Do sự ám thị. Vì luôn hình dung những bất tiện cũng như sự “đáng ghét” của nguyệt san nên không ít bạn gái tự "khởi động cánh đồng bực bội” trong lòng và đưa mình vào tâm trạng khó chịu với muôn vàn kiểu: khó chịu vì vướng víu, không thể vận động nhanh nhẹn như ngày thường, phải ra vào nhà vệ sinh liên tục, vì đau bụng, đau lưng, nổi mụn... Nói chung là khó chịu vì bỗng thấy làm con gái... chả tuyệt chút nào!
Nguyên nhân thứ hai: là những nguyên nhân đến từ chính cơ thể con gái. Trong đó, có thể xét đến sự thay đổi nội tiết tố estrogen và progesteron theo chu kỳ kinh nguyệt. Sau khi trứng rụng, progesteron (có tác dụng trấn tĩnh đối với hệ thần kinh trung ương) bị thiếu hụt khiến con gái mất khả năng kiềm chế cảm xúc.
Thêm đó, vào ngày thứ 14 (nếu tính chu kỳ 28 ngày) sẽ là ngày rụng trứng, các bộ phận như noãn, niêm mạc, tử cung đều căng phồng, sẵn sàng chuẩn bị việc thụ thai. Tuy nhiên, nếu trứng rụng mà không được thụ thai, phụ nữ sẽ cảm thấy khó chịu như quả bóng quá căng, cần xì hơi mà mãi chưa được xì, gây cảm giác đau tức. Ngoài ra, cảm giác đau tức này gây áp lực ngược lại vào mạch máu, có khi còn làm người ta đau đầu.
Chính những nguyên nhân nêu trên khiến phần lớn phái nữ thấy khó chịu trong người, tính khí thay đổi, sinh lực giảm xuống... khiến dễ cáu gắt vô cớ, quát tháo ầm ĩ, thậm chí phát ngôn bừa bãi làm mất lòng hoặc tổn thương người khác chỉ vì một việc rất nhỏ nhặt.
Kê đơn
Cách tốt nhất khắc phục những ngày khó chịu này là con gái phải tự thông cảm cho hiện tượng mang tính quy luật này, bởi đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường ở phụ nữ. Chính những nhận thức đúng đắn về chu kỳ kinh nguyệt sẽ là “đồng hồ nhắc nhở” bạn kiềm chế cảm xúc khi chuẩn bị "bùng nổ".
Con gái cũng nên tư duy tích cực rằng một tháng, hai tháng, rồi ba tháng,... mà “nàng” nguyệt san vẫn chưa thấy đâu thì lúc đó mới đáng sợ, bởi đó có thể là dấu hiệu cơ thể đang "trục trặc" gì đó hay thậm chí... có thai.
Ngoài ra, để loại bỏ những khó chịu ẩn tàng trong ngày “đèn đỏ” dưới hình thức suy giảm tiết tố progesteron, teengirl có thể bù đắp bằng một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, khoa học như sau:
+ Tăng cường ăn thịt, trứng, sữa, hoa quả tươi như chuối, cam, quýt; tuyệt đối tránh để bị táo bón vì như vậy càng tích chữ chất độc trong cơ thể và làm bạn khó chịu hơn.
+ Ăn muốn ít: Lượng muối tích trữ quá nhiều sẽ làm thành phần muối và nước bị tích lại trong cơ thể tăng lên, điều này không những dễ gây tăng huyết áp, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe bạn gái trong kỳ kinh. Do đó, chế độ ăn ít muối sẽ giúp bạn gái cảm thấy dễ chịu hơn, bụng dưới đỡ có cảm giác nằng nặng hơn.
Ngoài ra, bạn gái có thể tham khảo thêm một số biện pháp tâm lý trị liệu làm giảm “áp lực” khi đến kỳ kinh nguyệt như sau:
- Uống một cốc nước mát khi đi học về hoặc tham gia các vận động nhẹ nhàng ngoài trời để làm dịu những mệt mỏi;
- Duy trì thói quen uống nhiều nước để cơ thể không bị thiếu nước, cũng như có tác dụng “giữ êm” cho những cơn đau thấp thoáng ập đến hành hạ mình.
- Mở tung cửa, ngồi hít thở không khí trong lành và thư giãn ít phút mỗi khi bắt đầu cảm nhận mình đang có những xúc cảm “âm tính”.
- Dành 15-20 phút cho riêng mình trước khi bắt đầu một ngày mới, từ đó ý thức và có kế hoạch chờ đón những ngày kinh nguyệt.
Tích cực tham gia các hoạt động vui chơi tập thể, đọc các ấn phẩm về sức khỏe đời sống khi có thời gian rỗi, xem phim, nghe nhạc hoặc giao lưu tâm sự với bạn bè, chơi một môn thể thao thích hợp với sức khỏe… cũng là cách hữu hiệu duy trì sự ổn định về tâm trạng, trong lòng thấy thoải mái, quên đi sự vướng víu của những ngày “yếu đuối” hết sức con gái này!
Chuyên viên tâm lý NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG