Giải thích câu tục ngữ “có công mài sắt, có ngày nên kim”

Nền văn học dân gian đã ra đời từ rất lâu, từ thuở mà dân tộc ta còn chưa có chữ viết. Nhưng ngay cả khi văn học viết ra đời thì văn học dân gian vẫn tồn tại và phát triển song song. Điều ấy có lẽ cũng bởi những điều mà cha ông ta gửi gắm lại cho các thế hệ mai sau về những bài học làm người, về cách đối nhân xử thế không bao giờ xưa cũ. Những bài làm văn mẫu dưới đây sẽ giúp các bạn giải thích câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Khi giải thích, các bạn cần lưu ý là phải giải thích thật rõ nghĩa, từ nghĩa đen để từ đó suy ra nghĩa bóng, đồng thời từ ngữ phải dùng trong sáng, chuẩn mực. Các bạn cũng có thể tham khảo để từ đó định hướng cách làm cho riêng mình. Chúc các bạn thành công!

Câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim” thực chất là muốn nói về sự kiên trì của con người trong cuộc sống. Nói đến “ sắt” là nói đến một thứ kim loại, được sử dụng để làm nhiều vật liệu khác nhau trong đời sống. Nói đến “ kim” là nói đến một vật liệu vô cùng nhỏ bé, thường được sử dụng trong khâu vá. Nhờ có hành động “ mài” mà “ sắt “ mới có thể biến thành “ kim”. Trong tương quan giữa hai vật dụng, câu tục ngữ muốn nói với chúng ta rằng: chỉ có kiên trì thì con người mới có thể thành công được.


BÀI LÀM VĂN MẪU SỐ 1 GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ “ CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM”.
Tôi còn nhớ, có ai đó đã từng nói rằng: đường đi khó không phải vì bản thân nó khó mà khó vì lòng người ngại núi, e sông. Thế mới biết, chỉ khi con người cần cù, siêng năng, kiên trì thì mới có thể tìm kiếm những giá trị mà bản thân hằng mong muốn. Bởi vậy, ông cha ta mới khuyên rằng “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”.


Nói đến “ sắt” là ta nói đến một vật dụng bằng kim loại, được sử dụng để làm nhiều vật liệu khác nhau trong đời sống. Còn nói đến “kim” là nói đến một vật dụng vô cùng nhỏ bé, thường được sử dụng trong may vá. Nhờ hành động “ mài” mà “ sắt” mới có thể thành “ kim”. Trong tương quan giữa hai vật dụng, câu tục ngữ muốn nói với chúng ta rằng: kiên trì thì con người sẽ làm được nhiều điều có ích, gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.


Đó là một điều hoàn toàn đúng đắn. Bởi kiên trì thể hiện sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của con người. “ Sắt” không thể tự biến thành “ kim” được mà phải nhờ vào sự cố gắng tác động của con người. Triết học của Marx- Lenin cho rằng mọi sự biến đổi về lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất. Vì vậy, khi sự cố gắng, nỗ lực được tích lũy ngày càng tăng thì con người ta sẽ dần thay đổi, gặt hái được nhiều thành công hơn.


Sự nỗ lực, kiên trì còn cho thấy ít nhất một điều rằng: trong quá trình theo đuổi thành công, những chân giá trị của cuộc sống, chúng ta không bao giờ biết từ bỏ. Quá trình từ “ sắt” biến thành “kim” là một quá trình kéo dài, có khi liên tục mà nếu con người bỏ dở giữa chừng thì “ sắt” vĩnh viễn không thể biến thành “ kim”. Nhà thám hiểm muốn thám hiểm ra những vùng đất mới mà giữa đường anh ta lại bỏ chừng thì sao có thể tìm thấy điều mình đang kiếm tìm? Một nhà leo núi muốn chinh phục được những đỉnh núi cao mà giữa đường anh ta bỏ chừng thì sao có thể đạt được mong muốn của đời mình?


Sự nỗ lực, kiên trì cho con người ta một bản lĩnh sống đến không ngờ. Cuộc đời dù là hữu hạn nhưng cũng kéo dài đến trăm năm, khi nỗ lực con người ta mới có thể sống một cuộc đời có ích hơn bao giờ hết.


Tất nhiên không trong cuộc sống ,cứ kiên trì là con người sẽ có được thành công. Để đạt được những thành công còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng có thể nói sự kiên trì, nỗ lực chiếm một tỉ trọng rất lớn.


Vẫn biết rằng, có những lúc, dù ta đã cố gắng, nỗ lực đến không ngừng nhưng vẫn không thể nào gặt hái được thành công. Nhưng ta vẫn phải luôn kiên trì hết mình bởi khi một cánh cửa đóng lại thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra và rồi dù thất bại, khi ngoảnh đầu nhìn lại ta vẫn sẽ mãi nở nụ cười bởi ta đã làm hết mình, đã cháy mình. Thất bại của ngày hôm nay nhưng luôn kiên trì, luôn nỗ lực không ngừng thì chiến thắng của ngày mai còn ngọt ngào và đáng trân trọng hơn bội phần.
Lee.vfo.vn
co-cong-mai-sat-co-ngay-nen-kim.jpg

Trong cuộc sống chúng ta không thể thiếu đi sự cần cù chăm chỉ và cố gắng trong cả học tập lẫn công viên cuộc sống thì mới mong chạm tới thành công nhanh chóng và hiệu quả hơn

BÀI VĂN MẪU SỐ 2: GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
“Tục ngữ là túi khôn của dân gian”, đúng như vậy, ông cha ta từ xưa đến nay luôn gửi vào tục ngữ những bài học ý nghĩa trong đời sống xã hội. Chúng ta được dạy cách biết ơn, cách đối nhân xử thế, cách học hành…Và một trong những đức tính quý giá nhất mà người xưa đã dạy ta qua câu tục ngữ “Có chí thì nên” chính là sự nỗ lực và quyết tâm.


Trước hết, chúng ta cần phải hiểu “chí” ở đây có nghĩa là ý chí nghị lực, “nên” nghĩa là đạt được thành công, kết quả như mong muốn trong cuộc sống. Sự thành công của con người đến từ nhiều nguyên nhân, do gặp thời, do có tiền đề vững chãi, do tài năng thiên bẩm, thế nhưng đó chỉ là những nguyên nhân khách quan. Yếu tố quyết định thành bại của chúng ta xuất phát từ nghị lực nội sinh mạnh mẽ trong ta, đó chính là thông điệp sâu sắc mà câu tục ngữ muốn truyền tải đến bạn đọc.
Đến đây chắc hẳn nhiều người sẽ đặt dấu hỏi, vì sao “nên” hay không lại được quyết định bằng “chí”? Đức Phật đã từng dạy “đời là bể khổ”, bản chất của cuộc sống luôn là chông gai và đầy thách thức, nếu không có nghị lực, quyết tâm mà đương đầu với những khó khăn trở ngại ở đời, liệu con người có thể đứng vững giữa “bể khổ”? Nói cuộc đời là bể, chúng ta luôn ý thức gió và bão trên biển không ít, con người phải mạnh mẽ khi gặp bão thì mới có thể tận hưởng được ánh nắng dịu êm bên bờ cát. Chữ “chí” là “mạnh mẽ”, có “chí” trước tiên là để tồn tại.
Trước giông tố hay sóng ngập đầu, con người không thể cứ hùng dũng băng băng vượt qua. Mỗi cá nhân ta như con thuyền nhỏ bé gặp vô vàn gian lao vất vả để có thể sống sót khi biển động, sóng lớn, tuy nhiên ông cha đã khuyên “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, hãy can đảm. Vấp ngã, thất bại là điều tất yếu là lẽ thường tình, nhưng “gặp hoàn cảnh ấy, có người bi quan, thất vọng chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua”. Có ý chí đứng dậy từ khó khăn thì sẽ đạt được thành công chân chính như Henry Ford, người sáng lập ra hãng ô tô lớn thứ 4 thế giới, cũng người đã từng phá sản 5 lần để đạt đến thành công hay Edison và 10.000 lần thất bại để mang ánh sáng cho nhân loại. Chữ “chí” là bản lĩnh, có chí để tỏa sáng.
“Mỗi lần ngã là một lần bớt dại, để thêm khôn một chút nữa trong đời”. Khi ta thất bại, ta nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, làm lại từ đầu sau vấp ngã nghĩa là ta đã dũng cảm nhìn nhận chính mình, biết mình ở đâu và sửa chữa lại sai lầm. Lúc ấy, ý chí và nghị lực giúp ta tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, giúp ta hiểu được ý nghĩa của thành quả do chính mình tạo ra. Chữ “chí” còn là trí tuệ nữa, có chí để tự hoàn thiện mình.
Là những bạn trẻ còn bỡ ngỡ luôn nhìn cuộc sống với lăng kính tưới sáng màu sắc, chắc hẳn bạn sẽ không khỏi bất ngờ hoặc hoảng sợ trước những thử thách khó khăn trước cuộc đời, nhưng đừng lo lắng. Hãy hiểu rằng nếu trang bị cho mình một nghị lực phi thường, một ý chí sắt đá, không có khó khăn nào là không thể vượt qua. Dù trên bước đường đời có những phút mỏi chân, có những phút vấp ngã, hãy lấy nó làm thời gian để nghỉ ngơi, để lấy đà, hãy coi chúng tựa như lò xo, càng bị dồn ép thì càng bật cao. Đó là một quá trình bền bỉ, và chẳng hề dễ dàng vì vậy nên sự nhẫn nại, kiên trì là điều cần thiết nhất để có thể hái quả ngọt.
Rồi sẽ có một ngày, bạn nhận ra rằng bấy nhiêu khổ cực, bấy nhiêu mồ hôi nước mắt của mình thật thiêng liêng, vĩ đại đến chừng nào, ngày đó là ngày bạn thành công.
Hana-vfo.vn
 
  • Chủ đề
    chung minh có công mài sắt có ngày nên kim giai thich
  • Top