Giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm” hay nhất đầy đủ

Trong cuộc đời của mỗi con người, lương tâm là 1 cán cân rất nặng và có thể ảnh hưởng nhiều tới bạn. Nếu bạn nghèo khổ mà không làm việc xấu để giầu có thì phần có thể bạn không có có thể là bạn vẫn nghèo, tuy nhiên lương tâm bạn vẫn thanh thản không phải suy nghĩ âu lo về "quả báo". Tuy nhiên thực tế việc này trong xã hội thời này có thực sự vậy hay mọi người đang làm ngược lại. Giầu dù rách, sang dù thối tha. Hãy cùng vfo.vn tìm hiểu câ tục ngữ này nhé.

Giải thích ngắn gọn ý nghĩa câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”
Câu tục ngữ ngắn gọn, bàn về giá trị của lòng tự trọng, giữ cho mình một tâm hồn trong sạch của mỗi con người trong cuộc sống. “Đói cho sạch” tức là khuyên nhủ con người ta dù cho có đói kém, thiếu thốn đến đâu nhưng cũng không nên ăn những thực phẩm mất vệ sinh, không đảm bảo cho sức khỏe. Hay “rách cho thơm” cũng nhắn nhủ mỗi người dù cuộc sống có khổ cực, tàn tạ thế nào cũng cần giữ cho mình một phong thái, hình thức sao cho vừa mắt, gọn gàng. Tuy vậy, sâu xa hơn, “sạch” và “thơm” ở đây ý chỉ tâm hồn con người, hoàn cảnh sống của bạn dù cho có khó khăn, cơ cực, bạn có thiếu thốn, đói kém thì cũng luôn phải biết giữ cho mình một tâm hồn trong sạch, không vẩn đục, không làm những điều xấu xa, cần có lòng tự trọng, tự tôn nhất định của bản thân mình.

doi-cho-sach-rach-cho-thom.jpg

Khi bạn đói bạn vẫn có thể sạch, khi bạn rách bạn vẫn có thể thơm được không đó mới là điều quan trọng. Những lúc đó mới cần tới lương tâm và lập trường của bạn hay bạn vẫn mải chạy theo cái xã hội cơm áo gạo tiền này

Bài văn mẫu giải thích câu “Đói cho sạch rách cho thơm”
Sống trên đời, ai chẳng muốn cuộc sống của mình được trọn vẹn cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng đôi khi, hoàn cảnh lại không cho phép ta có được những gì mà mình mong muốn. Trong những trường hợp như vậy, con người ta dù lâm vào hoàn cảnh nào đi chăng nữa cũng cần biết giữ gìn, bảo vệ chính tâm hồn mình, giống như ông cha ta đã có câu “Đói cho sạch rách cho thơm”.

Ông cha ta muốn gửi gắm điều gì qua câu tục ngữ trên? Trước hết chúng ta cần hiểu, “đói” và “rách” là tượng trưng cho hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn, cùng cực của con người, một đời sống vất vả, không được ấm no, hạnh phúc. Trong hoàn cảnh ấy, ông cha ta khuyên nhủ mỗi người cần phải giữ cho mình được “sạch” và “thơm”, không chỉ nói đến hình thức bên ngoài mà còn là tâm hồn bên trong. Cần biết giữ cho mình lòng tự trọng , không để tâm hồn bị vẩn đục, có những suy nghĩ xấu xa để khắc phục hoàn cảnh sống, luôn sống ngay thẳng, trong sạch.

Lời nhắn gửi thật đúng đắn và sâu sắc làm sao. Vậy thì tại sao con người cần “đói cho sạch rách cho thơm”? Trước tiên, cần phải hiểu rằng, không ai trong cuộc sống này được quyết định hoàn cảnh sống, nơi mà mình sinh ra trong cuộc đời, Có người may mắn được sống trong một gia đình giàu có, khá giả, nhận được tình yêu thương từ đầy đủ từ ông bà, cha mẹ, nhưng cũng có những người khi sinh ra đã không may mắn sống trong hoàn cảnh cơ cực từ bé, không người thân, không gia đình, điều kiện khó khăn, nghèo khổ. Với những hoàn cảnh sống “đói “ và “rách” ấy, không ai là muốn mình cứ mãi phải thu mình trong một hoàn cảnh như vậy, họ chọn cách vươn lên số phận, khẳng định chính mình để tìm đến những cơ hội mới, những sự giải thoát mới. Nhưng đâu sẽ là cách mà người ta lựa chọn để vươn lên?

Có những người chống chọi với hoàn cảnh bằng cách làm những điều trái với lương tâm, đạo đức như đi cướp bóc, buôn bán bán phép,..làm những việc gây ảnh hưởng lớn đến xã hội và những người xung quanh. Họ cho rằng, chỉ cần có tiền, có được cơ hội để thoát khỏi hoàn cảnh thì việc gì họ cũng sẽ làm. Đó là những kẻ mà đã để tâm hôn mình bị vẩn đục, ô uế với những quan niệm, suy nghĩ sai trái. Ngược lại, nếu ta biết vượt lên hoàn cảnh bằng cách không ngừng nỗ lực tìm kiếm cơ hội cho mình một cách trong sạch, đi lên từ những bước đi nhỏ nhất , cộng với sự chăm chỉ, quyết tâm thì chắc chắn nỗ lực của ta sẽ được đền đáp xứng đáng. Vậy nên dù cho bản thân có “đói” và “rách”, thì chỉ cần một khi tâm hồn ta vẫn còn trong sạch, lòng tự trọng của ta vẫn còn vẹn nguyên để không làm những điều sai trái với tiêu chuẩn đạo đức, ta vẫn có cơ hội để tìm đến một cuộc sống mới.

Bản thân mỗi người cần biết tự ý thức sâu sắc về hoàn cảnh của chính mình, sống một cách ngay thẳng, lương thiện thì dù cho hoàn cảnh của bạn thế nào, bạn vẫn luôn được người xung quanh yêu mến và tôn trọng. Còn những kẻ vì mọi thứ mà bán rẻ lương tâm, lòng tự trọng của mình , sẽ luôn bị bị người đời chê trách và xa lánh. Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao chính là một minh chứng tiêu biểu cho việc giữ gìn lòng tự trọng, nhân phẩm của mình đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, cho dù lão Hạc đã lâm đến bước đến cùng của sự nghèo khổ, thiếu thốn, lão vẫn nhất quyết giữ trọn nhân phẩm của mình bằng cách ăn bả chó để tự kết liễu đời mình, đẻ không phải đi vào con đường tội lỗi, xấu xa như Binh Tư chỉ để kiếm miếng ăn cho chính mình. Do đó, có thể thấy, lòng tự trọng luôn là một cái gì đó mà con người cần hết mực trân trọng và giữ gìn, không để nó bị vẩn đục.

“Bạn không thể chọn nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống”, nếu bạn sinh ra là một viên kim cương, hãy sống sao cho đúng với giá trị của mình. Còn nếu bạn sinh ra là một bông hoa dại dù cho không hương, hãy sống rực rỡ dưới ánh mặt trời bằng vẻ đẹp của chính bạn, để người đời dù không biết đến hương thơm nhưng vẫn nhớ được tên loài hoa ấy.
 
  • Chủ đề
    tuc ngu đói cho sạch rách cho thơm
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,667
    Bài viết
    467,441
    Thành viên
    339,833
    Thành viên mới nhất
    duythinh2222
    Top