Ở nước ngoài, La- phông- ten là tác giả cực kỳ nổi tiếng với các câu chuyện ngụ ngôn, đặc biệt là “con cáo và chùm nho”... Còn với Việt Nam không có tác giả chuyên về thể loại này mà nó được coi là túi khôn của dân gian luôn ẩn chứa nhiều bài học sâu sắc mà thâm thúy. Đó cũng là điểm xuất phát của rất nhiều câu thành ngữ lưu truyền qua trăm năm như “ếch ngồi đáy giếng” để chỉ những kẻ kiêu ngạo, coi trời bằng vung và không thể không kể đến “thầy bói xem voi”. Đây là câu thành ngữ cực kỳ thông dụng trong đời sống. Nhưng liệu có phải tất cả đều biết nó xuất phát từ đâu và ý nghĩa của nó là gì. Chúng ta cần nắm được điều này để sử dụng đúng hoàn cảnh, vừa tế nhị, vừa uyên thâm. Chúng ta cần tránh trường hợp hiểu sai nghĩa của thành ngữ rồi dùng một cách bừa bãi, vô tình tự biến thành trò cười. Sau đây chúng tôi xin gửi tới các bạn bài viết tham khảo “Giải thích thành ngữ Thầy bói xem voi là gì và thành ngữ tương tự”. Chúc các bạn thành công!
Hình ảnh minh họa thầy bói xem voi có thể ít hoặc không gặp trong cuộc sống thực tế nhưng nó lại có 1 giá trị giáo dục rất nhiều
BÀI VĂN MẪU GIẢI THÍCH THÀNH NGỮ THẦY BÓI XEM VOI VÀ THÀNH NGỮ TƯƠNG TỰ
“Thầy bói xem voi” là một thành ngữ cực kỳ quen thuộc, đi vào lối sống, lời ăn tiếng nói của nhân dân. Nó xuất phát từ truyện ngụ ngôn cùng tên. Truyện kể về năm ông thầy bói cùng bị khiếm thị, mỗi người sờ một bộ phận của con voi rồi đưa ra kết luận hết sức buồn cười. Cuối cùng không ai chịu ai, dẫn đến đánh nhau toác đầu chảy máu. Bởi vậy thành ngữ này muốn ám chỉ và phê phán những người có cái nhìn chủ quan, phiến diện bảo thủ. Đó là những người không chịu xem xét kỹ lưỡng vấn đề mà vội vàng đưa ra kết luận sai lầm. Sờ một cái vòi, một cái đuôi hay một cái tai không thể đánh giá về tổng thể con voi to lớn như nào, hình dáng ra sao. Tương tự vậy một vụ tranh cãi, vị thẩm phán không thể chỉ nghe mỗi bên vị kiểm sát hay chỉ nghe bên luật sư để kết tội. Từ đó, câu thành ngữ nhắc nhở mỗi người luôn phải biết nhìn bao quát, toàn cảnh trên nhiều phương diện tựa như một khối vuông rubik có rất nhiều mặt, mỗi lần xoay vần lại thấy một diện mạo khác. “Cuộc sống đa sự, con người đa đoan”, Nguyễn Minh Châu từng nói. Đặc biệt trong việc đánh giá một người càng không thể hời hợt và chỉ theo quan điểm của mình. Một lời nói sai, một cái nhìn định kiến hoàn toàn có thể giết chết một con người. Câu thành ngữ còn là bài học về sự lắng nghe. Chúng ta không thể bảo thủ luôn cho rằng mình đúng mà phải biết lắng nghe, tiếp thu những quan điểm đúng đắn để nhìn nhận chính xác vấn đề và hoàn thiện mình hơn. Lắng nghe để tránh những hiểu lầm, mâu thuẫn không đáng có dẫn đến “đánh nhau toác đầu chảy máu” hay những hậu quả thương tâm khác. Mỗi người cũng cần có phương pháp nhận thức đúng đắn để trau dồi mình, phải không ngừng học hỏi, học nữa, học mãi. Một số câu có ý nghĩa tương tự với thành ngữ “thầy bói xem voi” là “ếch ngồi đáy giếng” cùng nói về cách nhìn hời hợt, chủ quan hay “thấy cây mà chẳng thấy rừng” để chỉ sự xem xét hời hợt, nông cạn, không phổ quát được vấn đề. Và còn rất nhiều thành ngữ khác. Tuy có điểm tương tự song chúng không hoàn toàn trùng khít với nhau nên mỗi người phải xem xét kỹ lưỡng để sử dụng đúng và phù hợp nhất.
-Phan-vfo.vn-
Hình ảnh minh họa thầy bói xem voi có thể ít hoặc không gặp trong cuộc sống thực tế nhưng nó lại có 1 giá trị giáo dục rất nhiều
BÀI VĂN MẪU GIẢI THÍCH THÀNH NGỮ THẦY BÓI XEM VOI VÀ THÀNH NGỮ TƯƠNG TỰ
“Thầy bói xem voi” là một thành ngữ cực kỳ quen thuộc, đi vào lối sống, lời ăn tiếng nói của nhân dân. Nó xuất phát từ truyện ngụ ngôn cùng tên. Truyện kể về năm ông thầy bói cùng bị khiếm thị, mỗi người sờ một bộ phận của con voi rồi đưa ra kết luận hết sức buồn cười. Cuối cùng không ai chịu ai, dẫn đến đánh nhau toác đầu chảy máu. Bởi vậy thành ngữ này muốn ám chỉ và phê phán những người có cái nhìn chủ quan, phiến diện bảo thủ. Đó là những người không chịu xem xét kỹ lưỡng vấn đề mà vội vàng đưa ra kết luận sai lầm. Sờ một cái vòi, một cái đuôi hay một cái tai không thể đánh giá về tổng thể con voi to lớn như nào, hình dáng ra sao. Tương tự vậy một vụ tranh cãi, vị thẩm phán không thể chỉ nghe mỗi bên vị kiểm sát hay chỉ nghe bên luật sư để kết tội. Từ đó, câu thành ngữ nhắc nhở mỗi người luôn phải biết nhìn bao quát, toàn cảnh trên nhiều phương diện tựa như một khối vuông rubik có rất nhiều mặt, mỗi lần xoay vần lại thấy một diện mạo khác. “Cuộc sống đa sự, con người đa đoan”, Nguyễn Minh Châu từng nói. Đặc biệt trong việc đánh giá một người càng không thể hời hợt và chỉ theo quan điểm của mình. Một lời nói sai, một cái nhìn định kiến hoàn toàn có thể giết chết một con người. Câu thành ngữ còn là bài học về sự lắng nghe. Chúng ta không thể bảo thủ luôn cho rằng mình đúng mà phải biết lắng nghe, tiếp thu những quan điểm đúng đắn để nhìn nhận chính xác vấn đề và hoàn thiện mình hơn. Lắng nghe để tránh những hiểu lầm, mâu thuẫn không đáng có dẫn đến “đánh nhau toác đầu chảy máu” hay những hậu quả thương tâm khác. Mỗi người cũng cần có phương pháp nhận thức đúng đắn để trau dồi mình, phải không ngừng học hỏi, học nữa, học mãi. Một số câu có ý nghĩa tương tự với thành ngữ “thầy bói xem voi” là “ếch ngồi đáy giếng” cùng nói về cách nhìn hời hợt, chủ quan hay “thấy cây mà chẳng thấy rừng” để chỉ sự xem xét hời hợt, nông cạn, không phổ quát được vấn đề. Và còn rất nhiều thành ngữ khác. Tuy có điểm tương tự song chúng không hoàn toàn trùng khít với nhau nên mỗi người phải xem xét kỹ lưỡng để sử dụng đúng và phù hợp nhất.
-Phan-vfo.vn-
- Chủ đề
- giai thich thầy bói xem voi