Giới thiệu tác phẩm mới: Tập thơ Nghêu Ngao Ca

zYoMDvA.jpg




GIỚI THIỆU TẬP THƠ NGHÊU NGAO CA

Xin giới thiệu tập thơ Nghêu Ngao Ca - NXB Hội Nhà Văn ấn hành năm 2018. Sách in trên giấy đẹp, bìa cứng trang nhã. Tập thơ tập hợp gần 50 bài thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn đã đăng rải rác trên các tờ báo và các tạp chí trong cũng như ngoài nước của những năm gần đây.

Đây là tập thơ riêng thứ bảy của Thanh Trắc Nguyễn Văn.



iNNhPwt.jpg




Hai câu thơ trên thẻ đánh dấu sách:

Nơi tình yêu đã bỏ đi: tất cả hoa hồng đều hóa đá
Khi tình yêu trở lại: tất cả đá lại hóa hoa hồng!


Thanh Trắc Nguyễn Văn




F6Wjuz1.jpg


Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet
 
Sửa lần cuối:
1LliBET.jpg




XIN ĐỪNG TÙY TIỆN CHỈNH SỬA THƠ

Trong Tập thơ Nghêu Ngao Ca, Thanh Trắc Nguyễn Văn vừa mới xuất bản có bài thơ Tặng Hồng Diễm (trang 29)

Cô Hồng Diễm là giáo viên dạy văn cũ của trường THPT Võ Thị Sáu Tp.HCM. Ngày xưa, cô Hồng Diễm khi còn trẻ cô là một cô giáo rất năng động, lại hát hay và xinh đẹp như một đóa hoa hồng bạch. Cô vẫn thường lên lớp với tà áo dài trắng. Về sau cô Hồng Diễm đã cùng chồng chuyển sang kinh doanh ngành du lịch.

Bài thơ tôi viết tặng cho cô Hồng Diễm khi bất ngờ gặp lại cô trong buổi tiệc cưới của một người bạn đồng nghiệp. Bài thơ sau này đã được đăng trên nhiều tờ báo trong nước trong chùm thơ mang tên Tứ Tuyệt Nhà Giáo.



TẶNG HỒNG DIỄM

Vẫn là Hồng Diễm ngày xưa
Áo dài hồng bạch bốn mùa ngát hương
Em đi xa biệt mái trường
Thương trang giáo án nhớ thương một người...

2013
(Tập thơ Nghêu Ngao Ca - NXB Hội Nhà Văn 2018)


Thanh Trắc Nguyễn Văn



gBMaxXy.jpg


-----------------------------------------------------

KXQAxBR.jpg




Gần đây bài thơ Tặng Hồng Diễm đã bị rất nhiều bạn tự ý sửa đổi câu thơ cuối khiến nội dung bài thơ bị sai biệt rất nhiều so với nguyên bản rồi phổ biến trên mạng.

1. Nhiều "nhà thơ" trên mạng đã tùy tiện sửa câu thơ cuối thành:
"Thương trang giáo án vấn vương một người..."

Từ "vấn vương" sai về ngữ cảm. "Vấn vương", "vương vấn" là những từ thường nói về tinh cảm rất mơ hồ. Trang giáo án bao nhiêu năm gắn bó mật thiết với cô Hồng Diễm nên tình cảm rất sâu đậm, nó phải "nhớ thương" cô Hồng Diễm chứ không thể nào "vấn vương" được.

2. Một số "nhà thơ" khác lại tùy tiện sửa câu thơ cuối thành:

"Em đi xa biệt mái trường
Để ta ngơ ngẩn nhớ thương một người... "

và bảo câu thơ phải viết như vậy mới thể hiện được đình cao của lãng mạn!

Thật ra câu thơ đã sửa lại ở trên không có tính nhân văn. Viết thơ về cô giáo lại bỏ hính ảnh "trang giáo án" là hình ảnh nghề nghiệp vô cùng cao quý của cô, đã thế lại biến câu thơ cuối thành một câu thơ thả thính rất tầm thường!

Khi viết thơ tặng cho cô Hồng Diễm, Thanh Trắc Nguyễn Văn rất thận trọng vì tên của cô Hồng Diễm trùng với tên người vợ trước của Thanh Trắc Nguyễn Văn. Cũng chính vì vậy câu thơ đã được tác giả cố ý viết "nhẹ đi" rất nhiều để tránh những sự hiểu lầm nhạy cảm đáng tiếc.

Trang giáo án "nhớ thương" cô giáo đã xa biệt mái trường. Và Thanh Trắc Nguyễn Văn 'thương" trang giáo án chứ không trực tiếp "nhớ thương" cô Hồng Diễm. Có "nhớ" có "thương" nhưng đây là sự "nhớ thương" về một cô bạn cũ, một cô bạn đồng nghiệp.

Thơ viết tặng các bạn nữ xinh đẹp của Thanh Trắc Nguyễn Văn có rất nhiều và hầu hết đã đăng lên báo, đã in thành sách nên càng rất quý, càng rất có giá trị về mặt tinh thần. Tác giả đã rất cẩn trọng trong từng câu chữ, xin các bạn yêu thơ đừng tùy tiện chỉnh sửa thơ khiến nó có nội dung hoàn toàn khác xa với nguyên bản.


Thanh Trắc Nguyễn Văn



NSliXtW.jpg


Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet
 

Thống kê

Chủ đề
100,608
Bài viết
467,339
Thành viên
339,816
Thành viên mới nhất
maychucongnghe
Top