Hãy nói không với các tệ nạn xã hội - Bài viết số 7 lớp 8 đề 3

Hướng dẫn đề bài tập làm văn số 7, Bài viết số 7 lớp 8 đề 3 đề văn nghị luận xã hội Hãy nói không với các tệ nạn xã hội. Trong lịch sử phát triển, con người phải đối mặt và tìm cách chế ngự với nhiều kẻ thù để bảo tồn sự tồn tại, vị trí và quyền năng của mình. Những kẻ thù ấy có thể là thiên tai, là giặc ngoại xâm… Nhưng thiên tai hay ngoại xâm cũng chỉ là những vấn nạn nhất thời, còn có một loại “ giặc” xâm lấn vào cuộc sông con người như “ tằm ăn dâu”, luôn hiện hữu xung quanh chúng ta, thậm chí trong mỗi con người, đó là tệ nạn xã hội. Tệ nạn xã hội như ma túy hay mại dâm… là các hiện tượng xã hội cực đoan, đi trái với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục, có tác động tieu cực đến cuộc sống con người và tương lai xã hội. Hiện nay, tệ nạn xã hội ngày càng lan rộng và có mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn, thậm chí đôi khi vượt quá khả năng kiểm soát bởi nó có thể ảnh hưởng đến bất kì ai. Khi công nghệ toàn cầu đang dần phát triển, khi những công cụ đắc lực giúp con người sống tiện lợi hơn, sống hãnh diện hơn với tư cách là những cây sậy biết tư duy thì đồng thời chúng cũng dễ dàng dẫn con người ta vào con đường của tệ nạn. Vì vậy các nhân mỗi chúng ta phải biết cách tránh xa những tệ nạn ấy. Dưới đây là bài viết hướng dẫn Bài viết số 7 lớp 8 đề 3 : “Hãy nói không với các tệ nạ xã hội”

te-nan-xa-hoi.jpg

Các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng


BÀI LÀM 1: HÃY NÓI KHÔNG VỚI CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI
Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh. Nhưng tại sao chúng ta lại để những thói hư tất xấu, những tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng. Sống đẹp, sống khoẻ, sống lành mạnh, sống văn minh mới là việc ta nên làm. Bởi vậy, hãy nói không với các tệ nạn xã hội.

Tệ nạn xã hội là những hành vi xấu, đi ngược lại với quy luật của xã hội. Đó là cờ bạc, nghiện hút,… Những tệ nạn đó dù đã được ngăn cấm, được cảnh báo nhưng chúng ta vẫn thờ ơ bỏ qua và tiếp tục sử dụng. Điều ấy thật đáng buồn. Chúng ta hiểu được tác hại của các tệ nạn xã hội, hiểu hậu quả của nó biết phải tránh nhưng chúng ta vẫn ngang nhiên sử dụng. Lấy ví dụ về ma tuý, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc nói không với các tệ nạn xã hội.

Từ lâu,chúng ta đã nhận thức rõ tác hại của ma túy-thứ thuốc độc êm ái làm con người chết dần chết mòn từng ngày mà không hay.Một cách tổng quát nhất về tác hại của ma túy, nó có tác hại rất lớn đến kinh tế, chính trị, xã hội, hạnh phúc, giống nòi, làm suy thoái về đạo đức, lối sống, là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm như trộm cắp, cướp của giết người, lừa đảo, cưỡng đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng…, đồng thời cũng là nguyên nhân chính dẫn đến đại dịch HIV của thế giới.Mỗi ngày ra đường,chúng ta vẫn bắt gặp những thanh niên phờ phạc vì một thứ chất gây nghiện nào đó,vẫn bắt gặp những vụ ẩu đả thậm chí là chém giết không hiểu nguyên do vì sao xảy ra,vẫn lo sợ những tối thấy rải rác ở chân cầu,gầm cống những thứ bơm kim tiêm kinh tởm ... Để rồi bao vụ án thương tâm xảy ra,con giết bố,cháu giết bà chỉ vì cần tiền mua ma túy,hậu quả thật đau đớn khi thanh niên Huy ở TP HCM chỉ biết ân hận,mong muốn chết đi sau khi giết bà vì nghĩ mình đang ... diệt quỷ. Một hệ quả đáng buồn khác,nghiện ma túy kéo theo nhu cầu ngày một tăng,những đường dây tàng trữ,vận chuyển với quy mô càng rộng,đọ tinh quái càng phức tạp đang gây không ít những biến động khu vực biên giới.

Bởi vậy, riêng ở đất nước ta, người nghiện ma túy của Việt Nam luôn tiếp tục gia tăng (trong 10 năm qua, trung bình mỗi năm tăng từ 5 - 10%)... Tệ nạn ma túy đáng ngại biết nhường nào ! Tuy nhiên,để phòng ngừa và cải thiện tình trạng nghiện ma túy,dù không thể tẩy chay vấn nạ này,nhưng những biện pháp để giúp người nghiện ma túy trở về con đường hoàn lương vẫn đang được đẩy mạnh.T ính đến năm 2015, cả nước có 123 trung tâm cai nghiện bắt buộc với biên chế hơn 7 nghìn cán bộ lưu lượng tiếp nhận cai nghiện khoảng 60 nghìn người/năm với cơ sở vật chất hàng ngàn ha. Quan trọng hơn là công tác phòng ngừa, Nhà nước đã và đang tăng cường chính sách xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội cho các vùng dân tộc, vùng sâu vùng xa, nhất là vùng biên giới Việt - Lào (Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An…) để nhân dân tự vươn lên, không bị đối tượng phạm tội ma túy mua chuộc lôi kéo. Không gì là không thể,nếu chúng ta cùng biết chung tay nói không với ma túy,ắt hẳn thứ thuốc độc sẽ tự đào mổ để chôn sống.

Đúng vậy, ma tuý nguy hiểm đến tính mạng con người chúng ta. Nhưng chúng ta vẫn sử dụng, thật đáng lên án. Và không chỉ riêng ma tuý, nhiều chất kích thích khác ta vẫn sử dụng thường xuyên hay vẫn tham gia vào các hành động phi pháp, những tệ nạn của xã hội. Ta phải hành động nhanh chóng, phải nhận biết sâu sắc hơn để sống lành mạnh văn minh. Vì thế hãy nhớ nói không với tệ nạn xã hội.


BÀI LÀM 2: BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 8 ĐỀ 3: HÃY NÓI KHÔNG VỚI CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI
Cuộc sống phát triển, ngày một hiện đại hơn đồng nghĩa với việc nhiều vấn đề tích cực cũng như tiêu cực rất nhiều ở nhiều mặt. Đó chính là những mảng đen, mảng tối phía sau xã hội hiện đại quanh ta. Chính những tệ nạn xã hội đã phần nào kéo theo bao nhiêu hệ lụy không đáng có. Vì vậy chúng ta cần có thái độ sống đúng đắn và hơn hết là “hãy nói không với các tệ nạn xã hội”

Tệ nạn xã hội? chính là những hiện tượng phổ biến trong xã hội thường biểu hiện ở những hành vi sai lệch với chuẩn mực của xã hội, cản trở sự phát triển xã hội tiến lên văn minh, lành mạnh. Những tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay như: ma túy, ăn cắp, đua xe, hút chích…. Cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm đạo đức xã hôi, người mắc tệ nạn xã hội thường là những nhân tố cản trở sự phát triển xã hội, phá rối cả một nền văn mình. Chính vì vậy mà câu nói khuyên chúng ta “hãy nói không với tệ nạn xã hội” cũng đồng thời là lời cảnh tỉnh ý thức về thái độ sống cho mỗi công dân trên đất nước.

Vậy tại sao chúng ta cần phải tránh xa hay nói “không” với các tệ nạn xã hội ấy.
Các tệ nạn xã hội như chúng ta biết, chúng được biểu hiện ở đa dạng hình thức, dường như phổ biến nhất là tệ nạn hút ma túy. Ma túy, một chất kích thích được điều chế giúp giảm cơn đau và xuất hiện ít nhiều trong thành phần cấu tạo của các thuốc giảm đau, kháng dinh mà ta vẫn uống. tuy nhiên việc lạm dụng nó, sử dụng với liều lượng cao ma túy nguyên chất sẽ dẫn đến tình trạng “nghiện” phụ thuộc đến 80% vào thuốc để sinh tồn. Hậu quả mà nó đem lại là khôn lường không kể xiết. Trước hết về mặt sức khỏe, con bệnh sẽ suy giảm sức lực, tình trạng sức khỏe ngày một suy giảm, gây ra rất nhiều các bệnh khó chữa nguy hiểm, nan y….hầu hết là những mầm bệnh vô phương cứu chữa. Từ đó làm suy kiệt giống nòi, thứ thuốc “ma quái” này khiến cho người bệnh chết dần chết mòn, dần dần mà các cơ quan trong cơ thể cứ ngừng hoạt động…hẳn là một trạng thái sống “sống không bằng chết”.

Bên cạnh đó, người thân trong gia đình cũng chịu không ít những tác động xấu từ các tệ nạn xã hội. Ví thử, trong gia đình mình có người than vào trong tù, phạm pháp luật hay sa đọa nghiện ngập trong các tệ nạn, thì danh tiếng, long tự trọng cũng sẽ bị dèm pha bởi miệng lưỡi thiên hạ. đặc biệt với văn hóa phương Đông thì lối sống sao cho có trách nhiệm, danh dự luôn được đặt lên là phương thức sống tiêu chuẩn. Bị dèm pha đã là một sự mất mặt với đời nhưng còn nỗi đau nào hơn khi ba mình, anh mình, người than mình lại dính vào tệ nạn xã hội. Những mất mát về cả tinh thần lẫn vật chất đều là không ít đối với gia đình nạn nhân.Về phía xã hội nếu một đất nước có tỉ lệ người nghiện ngập cao, tình trạng tệ nạn xã hội rối ren thì xã hội đó sẽ rất khó khan trong việc phát triển xây dựng cộng đồng văn minh. Thực tế cho thấy, ở Châu Phi là châu lục có tỉ lệ nghiện ngập, người nhiễm HIV cao nhất thế giới chiếm khoảng 90% là sinh sống nơi đây. Chính bởi vậy mà tốc độ phát triển kinh tế lẫn đời sống của châu lục này cũng có con số thấp nhất thế giới, đời sống người dân lạc hậu thấp kém, an ninh trật tự mất ổn định với nhiều vụ khủng bố chính quyền. chính các tệ nạn xã hội làm nghẽn lại quá trình đi lên, phát triển của mỗi cộng đồng quốc gia, là một điều mà chằng một đất nước nào mong muốn!

Thế nhưng thực trạng hiện nay lại cho thấy tỉ lệ mắc vào tệ nạn xã hội vẫn còn cao, đặc biệt là trong những vùng có đời sống còn lạc hậu, kém văn minh. Chúng ta đồng thời cũng phải biết phê phán, lên án những lối sống sai trái ấy. Các cơ quan địa phương, Nhà Nước cần có những chinh sách hợp lí để xử lí kịp thời, giảm thiểu những người mắc vào tệ nạn xã hội để từ đó xây dựng một cộng đồng văn minh dân chủ. Hơn thế nữa mỗi người cũng cần có ý thức nghiêm túc học tập, cống hiến Tổ quốc để trở thành người công dân có ích.

Tệ nạn xã hội, sẽ chẳng ai muốn cuộc đời mình bị bốn chữ đó tới gõ cửa. muốn làm kẻ khôn hay kẻ dại, điều đó tùy thuộc vào chính bản than bạn!
 
  • Chủ đề
    bài viết số 7 lớp 8 đề 3 hãy nói không với các tệ nạn xã hội
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,756
    Bài viết
    467,591
    Thành viên
    339,853
    Thành viên mới nhất
    THPT Lí Thường Kiệt
    Top