Chúng tôi đã có cuộc khảo sát nhỏ về tình trạng cân điêu cũng như trích những "kế" nhằm hạn chế tình trạng này.
Dùng chai nước để thử cân
Bà Lê Thanh Hà, (khu cơ giới 6 Cầu Thăng Long, Hà Nội): Khi đi chợ tôi thường mang theo chai nước lavie loại 500ml tương đương 5 lạng để làm vật đối chứng cân. Nếu nghi ngờ cửa hàng nào cân điêu tôi sẽ đặt lên cân thử, sai tôi sẽ không mua hàng nữa.
Cách dùng chai nước lavie cũng rất tiện lợi khi đi mua hàng trên đường như du lịch, công tác. Bởi chai nước nhỏ dễ dàng để cốp xe hay túi xách, khi cần có thể uống đỡ khát. Đặc biệt, khi gia đình bạn đi chơi xa bằng ô tô, nếu mua hàng giá trị nhiều kg để thử cân bạn có thể dùng nhiều chai nước một lần nhằm tránh tình trạng cân càng nhiều sai số càng cao. Ví dụ, bạn đặt 10 chai lavie lên bàn cân để lấy chuẩn 5kg.
Khi gia đình bạn đi chơi xa bằng ô tô, nếu mua hàng giá trị nhiều kg để thử cân bạn có thể dùng nhiều chai nước một lần nhằm tránh tình trạng cân càng nhiều sai số càng cao.Lấy chùm chìa khóa làm chuẩn
Chị Nguyễn Thị Hoa, (phường Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội): Trước khi mua hàng và mặc cả tôi thường giao kèo với người bán hàng rằng phải cân đúng, nếu phát hiện cân điêu sẽ mang trả lại. Đây là cách nói để củng cố tinh thần người bán hàng trước.
Bên cạnh đó, tôi luôn mang bên mình chùm chìa khóa nhà và xe máy khi đi chợ, vì thế tôi cân trước chùm chìa khóa và sử dụng nó để thử cân khác chính xác hay không. Bạn có thể dùng cách này hoặc cân trước một vật gì đó hay mang theo mình để biết chính xác cân. Hoặc khi mua hàng cần xem lại cân, nếu vẫn nghi vấn nên đưa đến cửa hàng quen để cân lại.
Thói quen mua sẵn đồ ở nhà
Chị Đỗ Thu Thủy (tổ 6 Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội): Trước đây, khi mua một hàng nào đó tôi thường đưa đi cân lại chỗ khác để xem hai cửa hàng ai cân đúng hơn, từ đó rút ra kinh nghiệm nên mua hàng nào.
Với những hàng cân điêu, dù bán rẻ hơn một ít tôi cũng không mua nữa bởi đó là cách làm gian dối. Tôi quan niệm, từ một việc làm gian dối này nhưng khuất sau mắt mình họ có thể làm nhiều việc gian dối nhằm mục đích kiếm lời. Ví dụ, họ có thể lấy hàng rẻ, kém chất lượng lẫn vào hàng tốt để bán giá cao, thậm chí hàng ôi thiu lẫn vào...
Ngoài ra, vì tin tưởng hàng quen, cân đúng nên tôi hình thành thói quen mua sẵn đồ ở nhà trước khi đi đâu xa nhằm tránh tình trạng bị cân điêu, bắt chẹt giữa đường.
Mua hàng trong siêu thị, bách hóa
Anh Nguyễn Ngọc Dũng (28B Phổ Giác, Văn Miếu, Hà Nội): Tôi nhận thấy rằng, đàn ông (nhất là thanh niên) đi mua hàng hay bị cân điêu. Để tránh tình trạng này tôi thường vào siêu thị hoặc cửa hàng bách hóa để mua hàng. Trường hợp cần thiết phải mua hàng tại chợ, hoặc trên đường đi tôi thường tỏ ra "rắn" như bảo phải cân đúng.
Nhưng để mua hàng đúng cân tôi nghĩ bản thân mình cũng phải mua đúng giá, tránh mặc cả quá rẻ. Bởi trong kinh doanh, có lời người ta mới bán còn bạn trả quá rẻ người ta cũng phải bán chạy hàng nhưng chắc chắn sẽ cân sai để bù vào phần lỗ.
Theo Thu Hiền (Bee.net.vn)
Dùng chai nước để thử cân
Bà Lê Thanh Hà, (khu cơ giới 6 Cầu Thăng Long, Hà Nội): Khi đi chợ tôi thường mang theo chai nước lavie loại 500ml tương đương 5 lạng để làm vật đối chứng cân. Nếu nghi ngờ cửa hàng nào cân điêu tôi sẽ đặt lên cân thử, sai tôi sẽ không mua hàng nữa.
Cách dùng chai nước lavie cũng rất tiện lợi khi đi mua hàng trên đường như du lịch, công tác. Bởi chai nước nhỏ dễ dàng để cốp xe hay túi xách, khi cần có thể uống đỡ khát. Đặc biệt, khi gia đình bạn đi chơi xa bằng ô tô, nếu mua hàng giá trị nhiều kg để thử cân bạn có thể dùng nhiều chai nước một lần nhằm tránh tình trạng cân càng nhiều sai số càng cao. Ví dụ, bạn đặt 10 chai lavie lên bàn cân để lấy chuẩn 5kg.
Khi gia đình bạn đi chơi xa bằng ô tô, nếu mua hàng giá trị nhiều kg để thử cân bạn có thể dùng nhiều chai nước một lần nhằm tránh tình trạng cân càng nhiều sai số càng cao.
Chị Nguyễn Thị Hoa, (phường Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội): Trước khi mua hàng và mặc cả tôi thường giao kèo với người bán hàng rằng phải cân đúng, nếu phát hiện cân điêu sẽ mang trả lại. Đây là cách nói để củng cố tinh thần người bán hàng trước.
Bên cạnh đó, tôi luôn mang bên mình chùm chìa khóa nhà và xe máy khi đi chợ, vì thế tôi cân trước chùm chìa khóa và sử dụng nó để thử cân khác chính xác hay không. Bạn có thể dùng cách này hoặc cân trước một vật gì đó hay mang theo mình để biết chính xác cân. Hoặc khi mua hàng cần xem lại cân, nếu vẫn nghi vấn nên đưa đến cửa hàng quen để cân lại.
Thói quen mua sẵn đồ ở nhà
Chị Đỗ Thu Thủy (tổ 6 Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội): Trước đây, khi mua một hàng nào đó tôi thường đưa đi cân lại chỗ khác để xem hai cửa hàng ai cân đúng hơn, từ đó rút ra kinh nghiệm nên mua hàng nào.
Với những hàng cân điêu, dù bán rẻ hơn một ít tôi cũng không mua nữa bởi đó là cách làm gian dối. Tôi quan niệm, từ một việc làm gian dối này nhưng khuất sau mắt mình họ có thể làm nhiều việc gian dối nhằm mục đích kiếm lời. Ví dụ, họ có thể lấy hàng rẻ, kém chất lượng lẫn vào hàng tốt để bán giá cao, thậm chí hàng ôi thiu lẫn vào...
Ngoài ra, vì tin tưởng hàng quen, cân đúng nên tôi hình thành thói quen mua sẵn đồ ở nhà trước khi đi đâu xa nhằm tránh tình trạng bị cân điêu, bắt chẹt giữa đường.
Mua hàng trong siêu thị, bách hóa
Anh Nguyễn Ngọc Dũng (28B Phổ Giác, Văn Miếu, Hà Nội): Tôi nhận thấy rằng, đàn ông (nhất là thanh niên) đi mua hàng hay bị cân điêu. Để tránh tình trạng này tôi thường vào siêu thị hoặc cửa hàng bách hóa để mua hàng. Trường hợp cần thiết phải mua hàng tại chợ, hoặc trên đường đi tôi thường tỏ ra "rắn" như bảo phải cân đúng.
Nhưng để mua hàng đúng cân tôi nghĩ bản thân mình cũng phải mua đúng giá, tránh mặc cả quá rẻ. Bởi trong kinh doanh, có lời người ta mới bán còn bạn trả quá rẻ người ta cũng phải bán chạy hàng nhưng chắc chắn sẽ cân sai để bù vào phần lỗ.
Theo Thu Hiền (Bee.net.vn)