(VFO.VN) Ngày 22/08/2019, Huawei đã chính thức tổ chức buổi chia sẻ thông tin về nền tảng (giao diện tùy biến) EMUI 10 (dựa trên hệ điều hành gốc Android Q) tại thị trường Việt Nam.
Huawei cho biết EMUI hiện đang có hơn 500 triệu người dùng hoạt động hằng ngày tại 216 quốc gia và hỗ trợ 77 ngôn ngữ. Vòng lặp công nghệ đã được thực hiện trong suốt 7 năm qua kể từ khi EMUI 1.0 ra đời vào năm 2012. Huawei hướng đến việc nâng cấp các dịch vụ trên EMUI và trải nghiệm cao cấp hơn cho người dùng hiện tại. Theo thống kê từ hãng, tỉ lệ người dùng nâng cấp từ EMUI 8.0 và EMUI 9.0 lần lượt đạt 79% và 84%, dự kiến số người nâng cấp lên EMUI 10 đạt 150 triệu.
Trong thời gian qua, Huawei đã đầu tư nghiên cứu và phát triển EMUI để liên tục tăng cường hiệu năng hệ thống. Công nghệ GPU Turbo đã cải thiện 60% hiệu suất xử lý đồ hoạ, trong khi đó công nghệ gộp mạng - Link Turbo network cho phép smartphone truy cập nhiều mạng đồng thời, chẳng hạn 4G và Wi-Fi để giúp tốc độ mạng nhanh hơn 70% so với chỉ dùng 4G.
Các cải tiến khác như hệ thống siêu tệp tin - EROFS cải thiện 20% khả năng đọc ngẫu nhiên trên Android. Ngoài ra, trình biên dịch Ark cũng có thể giúp các ứng dụng của bên thứ ba chạy mượt mà hơn 60%. Huawei cho biết EMUI 10 mang đến ba nâng cấp, bao gồm: thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) mới, trải nghiệm tối ưu trên mọi kịch bản và đặt ra tiêu chuẩn mới về sự mượt mà của hệ điều hành.
EMUI 10 cũng tích hợp chế độ đêm (Dark mode) giúp tối ưu hoá giữa độ tương phản màu sắc với chữ và nền tối cũng như màu sắc của văn bản và các biểu tượng hệ thống. Nhờ vậy, kết quả cuối cùng đạt được sẽ đảm bảo tính nhất quán, mang lại sự thoải mái hơn và dễ đọc cho người dùng. Nhiều tính năng trong thiết kế UX của EMUI 10 cũng đã được tiết lộ tại sự kiện ra mắt tại Việt Nam.
EMUI 10 áp dụng công nghệ phân tán để hỗ trợ gọi video độ phân giải HD giữa các thiết bị. Người dùng có thể gọi thoại hoặc video bất cứ khi nào và khắp mọi nơi. Nếu có cuộc gọi đến, người dùng có thể chọn trả lời bằng loa thông minh. Và nếu đó là cuộc gọi video, người dùng có thể trả lời ngay thông qua TV thông minh, màn hình trên xe hoặc thậm chí gửi trực tiếp video từ drone để bạn bè và gia đình cùng thưởng thức. Tại văn phòng, smartphone và PC có thể chia sẻ màn hình để dữ liệu dễ dàng được trao đổi thông qua thao tác kéo - thả.
Để triển khai công nghệ phân tán, trước tiên, khả năng phần cứng của mỗi thiết bị cần được đưa vào môi trường ảo. Điều này có nghĩa, những gì khả năng của thiết bị, chẳng hạn như màn hình, máy ảnh, micro hoặc loa, không chỉ sử dụng trên chính thiết bị mà còn là các nhóm tài nguyên dùng chung. Theo cách này, mỗi thiết bị có thể tận dụng các chức năng hoặc khả năng phần cứng cần thiết từ nhóm tài nguyên dùng chung hoặc chia sẻ khả năng của chúng cho những thiết bị khác. Vì vậy, đối với người dùng và các ứng dụng, nhiều thiết bị khác nhau có thể hợp nhất thành một.
Huawei còn xây dựng một hệ thống bảo mật dựa trên công nghệ phân tán cho mọi kịch bản. Huawei cho biết thêm hãng củng cố một hệ thống bảo vệ an ninh chuyên sâu bằng cách sử dụng phần cứng và phần mềm nội bộ, sử dụng kiến trúc hệ thống của chip và nhân hệ thống làm nền tảng cho bảo mật và tăng độ tin cậy. Chỉ các thiết bị được người dùng xác thực mới có thể được kết nối với các thiết bị khác. Ngoài ra, giao tiếp giữa các thiết bị được mã hoá đầu cuối nhằm có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho việc truyền dữ liệu.
Thiết bị thông minh ngày càng đa dạng khiến các nhà phát triển cũng phải đối mặt với thách thức lớn trong việc làm cho ứng dụng đáp ứng được đa thiết bị, học nhiều ngôn ngữ lập trình và phải hợp nhất dữ liệu giữa các thiết bị khác nhau. Tại sự kiện ra mắt vừa qua, EMUI cung cấp khung (framework) lập trình UI phân tán và ảo hoá khả năng phần cứng. Do đó, các nhà phát triển có thể tạo nhiều ứng dụng cho nhiều thiết bị mà không cần chỉnh sửa tính thích ứng cho cùng một chương trình.
Trong tương lai, EMUI sẽ cung cấp nhiều ứng dụng hơn cũng như trải nghiệm đa thiết bị cho người dùng. Tại sự kiện, Huawei tuyên bố sẽ tiếp tục mở rộng tiềm năng của các công cụ và nền tảng, chẳng hạn Trình biên dịch Ark hay Huawei DevEco Studio theo hướng mở hơn. Huawei còn dự định hợp tác với các nhà phát triển và đối tác trong ngành để đạt được kết quả có lợi và cùng nhau tạo ra trải nghiệm sáng tạo trong mọi kịch bản.
Huawei P30 series sẽ là những thiết bị đầu tiên được nâng cấp lên phiên bản EMUI 10 Beta để thử nghiệm nội bộ từ ngày 08/09/2019, sau đó sẽ triển khai cho dòng Mate 20. Trong sự kiện ra mắt, Tiến sĩ Wang Chenglu cũng tuyên bố rằng EMUI 10 sẽ được cài sẵn trên thế hệ Mate tiếp theo. Đối với các mẫu smartphone Huawei đã từng lên kệ tại Việt Nam trong thời vừa qua, hãng có thể cũng sẽ cập nhật lên EMUI 10 nhưng thời gian trễ hơn, khả năng vào đầu năm sau.
Tại sự kiện hôm nay, đại diện bên Huawei còn giới thiệu thêm HarmonyOS để cho các tín đồ công nghệ và người dùng có thể hiểu rõ hơn về về hệ điều hành do hãng tự phát triển. Nếu quan tâm đến hệ điều hành HarmonyOS, quý độc giả có thể xem qua đoạn clip ngắn sau đây.
Huawei cho biết EMUI hiện đang có hơn 500 triệu người dùng hoạt động hằng ngày tại 216 quốc gia và hỗ trợ 77 ngôn ngữ. Vòng lặp công nghệ đã được thực hiện trong suốt 7 năm qua kể từ khi EMUI 1.0 ra đời vào năm 2012. Huawei hướng đến việc nâng cấp các dịch vụ trên EMUI và trải nghiệm cao cấp hơn cho người dùng hiện tại. Theo thống kê từ hãng, tỉ lệ người dùng nâng cấp từ EMUI 8.0 và EMUI 9.0 lần lượt đạt 79% và 84%, dự kiến số người nâng cấp lên EMUI 10 đạt 150 triệu.
Trong thời gian qua, Huawei đã đầu tư nghiên cứu và phát triển EMUI để liên tục tăng cường hiệu năng hệ thống. Công nghệ GPU Turbo đã cải thiện 60% hiệu suất xử lý đồ hoạ, trong khi đó công nghệ gộp mạng - Link Turbo network cho phép smartphone truy cập nhiều mạng đồng thời, chẳng hạn 4G và Wi-Fi để giúp tốc độ mạng nhanh hơn 70% so với chỉ dùng 4G.
Các cải tiến khác như hệ thống siêu tệp tin - EROFS cải thiện 20% khả năng đọc ngẫu nhiên trên Android. Ngoài ra, trình biên dịch Ark cũng có thể giúp các ứng dụng của bên thứ ba chạy mượt mà hơn 60%. Huawei cho biết EMUI 10 mang đến ba nâng cấp, bao gồm: thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) mới, trải nghiệm tối ưu trên mọi kịch bản và đặt ra tiêu chuẩn mới về sự mượt mà của hệ điều hành.
EMUI 10 cũng tích hợp chế độ đêm (Dark mode) giúp tối ưu hoá giữa độ tương phản màu sắc với chữ và nền tối cũng như màu sắc của văn bản và các biểu tượng hệ thống. Nhờ vậy, kết quả cuối cùng đạt được sẽ đảm bảo tính nhất quán, mang lại sự thoải mái hơn và dễ đọc cho người dùng. Nhiều tính năng trong thiết kế UX của EMUI 10 cũng đã được tiết lộ tại sự kiện ra mắt tại Việt Nam.
EMUI 10 áp dụng công nghệ phân tán để hỗ trợ gọi video độ phân giải HD giữa các thiết bị. Người dùng có thể gọi thoại hoặc video bất cứ khi nào và khắp mọi nơi. Nếu có cuộc gọi đến, người dùng có thể chọn trả lời bằng loa thông minh. Và nếu đó là cuộc gọi video, người dùng có thể trả lời ngay thông qua TV thông minh, màn hình trên xe hoặc thậm chí gửi trực tiếp video từ drone để bạn bè và gia đình cùng thưởng thức. Tại văn phòng, smartphone và PC có thể chia sẻ màn hình để dữ liệu dễ dàng được trao đổi thông qua thao tác kéo - thả.
Để triển khai công nghệ phân tán, trước tiên, khả năng phần cứng của mỗi thiết bị cần được đưa vào môi trường ảo. Điều này có nghĩa, những gì khả năng của thiết bị, chẳng hạn như màn hình, máy ảnh, micro hoặc loa, không chỉ sử dụng trên chính thiết bị mà còn là các nhóm tài nguyên dùng chung. Theo cách này, mỗi thiết bị có thể tận dụng các chức năng hoặc khả năng phần cứng cần thiết từ nhóm tài nguyên dùng chung hoặc chia sẻ khả năng của chúng cho những thiết bị khác. Vì vậy, đối với người dùng và các ứng dụng, nhiều thiết bị khác nhau có thể hợp nhất thành một.
Huawei còn xây dựng một hệ thống bảo mật dựa trên công nghệ phân tán cho mọi kịch bản. Huawei cho biết thêm hãng củng cố một hệ thống bảo vệ an ninh chuyên sâu bằng cách sử dụng phần cứng và phần mềm nội bộ, sử dụng kiến trúc hệ thống của chip và nhân hệ thống làm nền tảng cho bảo mật và tăng độ tin cậy. Chỉ các thiết bị được người dùng xác thực mới có thể được kết nối với các thiết bị khác. Ngoài ra, giao tiếp giữa các thiết bị được mã hoá đầu cuối nhằm có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho việc truyền dữ liệu.
Thiết bị thông minh ngày càng đa dạng khiến các nhà phát triển cũng phải đối mặt với thách thức lớn trong việc làm cho ứng dụng đáp ứng được đa thiết bị, học nhiều ngôn ngữ lập trình và phải hợp nhất dữ liệu giữa các thiết bị khác nhau. Tại sự kiện ra mắt vừa qua, EMUI cung cấp khung (framework) lập trình UI phân tán và ảo hoá khả năng phần cứng. Do đó, các nhà phát triển có thể tạo nhiều ứng dụng cho nhiều thiết bị mà không cần chỉnh sửa tính thích ứng cho cùng một chương trình.
Trong tương lai, EMUI sẽ cung cấp nhiều ứng dụng hơn cũng như trải nghiệm đa thiết bị cho người dùng. Tại sự kiện, Huawei tuyên bố sẽ tiếp tục mở rộng tiềm năng của các công cụ và nền tảng, chẳng hạn Trình biên dịch Ark hay Huawei DevEco Studio theo hướng mở hơn. Huawei còn dự định hợp tác với các nhà phát triển và đối tác trong ngành để đạt được kết quả có lợi và cùng nhau tạo ra trải nghiệm sáng tạo trong mọi kịch bản.
Huawei P30 series sẽ là những thiết bị đầu tiên được nâng cấp lên phiên bản EMUI 10 Beta để thử nghiệm nội bộ từ ngày 08/09/2019, sau đó sẽ triển khai cho dòng Mate 20. Trong sự kiện ra mắt, Tiến sĩ Wang Chenglu cũng tuyên bố rằng EMUI 10 sẽ được cài sẵn trên thế hệ Mate tiếp theo. Đối với các mẫu smartphone Huawei đã từng lên kệ tại Việt Nam trong thời vừa qua, hãng có thể cũng sẽ cập nhật lên EMUI 10 nhưng thời gian trễ hơn, khả năng vào đầu năm sau.
Tại sự kiện hôm nay, đại diện bên Huawei còn giới thiệu thêm HarmonyOS để cho các tín đồ công nghệ và người dùng có thể hiểu rõ hơn về về hệ điều hành do hãng tự phát triển. Nếu quan tâm đến hệ điều hành HarmonyOS, quý độc giả có thể xem qua đoạn clip ngắn sau đây.
Tham khảo: TCBC Huawei