Hướng dẫn cách chọn mua laptop phù hợp nhất với mỗi người trong mọi nhu cầu?

0-laptopbuying-guide-lead.jpg


Kích thước vừa phải để mang đến bất kì nơi nào, đáp ứng hầu hết các ứng dụng người dùng yêu cầu, tất cả những đặc điểm trên được hội tụ một cách đầy đủ vào trong những chiếc laptop, một công cụ không thể thiếu với bất kì một ai không những trong công việc, mà còn ở tính năng giải trí. Ngay cả khi mà smartphone hay tablet đang trở nên phổ biến, thì laptop vẫn không thể thiếu được khi nó mang đến những trải nghiệm hoàn hảo về cả góc nhìn, sự tương tác, và rất rất nhiều những thứ mà hai thiết bị di động trên không thể có. Tuy nhiên, tính năng là một chuyện, nhưng việc làm sao mà lựa chọn cho mình một chiếc laptop ưng ý lại là một chuyện khác. Giữa vô vàn những cái tên hiện nay, rất khó để có thể nói rằng đâu là tốt nhất, hay đâu là tệ nhất bởi tất cả nó phụ thuộc vào việc bạn là người sẽ sử dụng nó như thế nào trong tương lai. Chính vì thế, trong bài viết này, chúng ta chỉ đề cập đến việc làm sao để chọn cho mình một chiếc laptop vừa ý nhất, nhưng vẫn đủ những gì mà người dùng yêu cầu.

1. Lựa chọn một nền tảng: Windows, Mac OS hay Chrome OS?

Nền tảng là nơi cung cấp môi trường làm việc cho người dùng, đồng thời cũng là nơi mà chúng ta tương tác trực tiếp với hệ thống máy tính. Nghe có vẻ đơn giản nhưng việc lựa chọn một nền tảng thích hợp lại là một vấn đề đau đầu bởi mỗi nền tảng lại có những ưu nhược điểm riêng trong nhiều lĩnh vực. Trên thị trường hiện nay, phần lớn các laptop được thiết lập 1 trong 3 nền tảng phổ biến sau đây: Windows, Mac OS và Chrome OS, bên cạnh sự xuất hiện gần đây của Linux, và đâu là cái tên phù hợp nhất cho bạn?

Microsoft Windows 10

1-windows-screenshot.jpg

Không có gì để bàn cãi khi Windows 10 của Microsoft là một nền tảng linh hoạt và thông dụng nhất khi nó có mặt trên hầu hết những chiếc laptop mà chúng ta thường thấy hiện nay, hơn rất nhiều Chrome OS hay Mac OS bởi nó vốn đã quá quen thuộc và gắn liền với những ai xài PC. Hiện nay, phân khúc của Windows phải nói là khá rộng trải dài từ những chiếc máy tính cơ bản với giá $200 lên đến những dòng gaming cao cấp, với sự hỗ trợ của không ít những tính năng mới lạ như màn hình cảm ứng, cảm biến vân tay, đồ họa kép. So với những người đàn anh của mình là Windows 7 và Windows 8, thì Windows 10 là một sự kết hợp hoàn hảo giữa chế độ Desktop truyền thống và Tablet dành cho màn hình cảm ứng, một Start Menu phù hợp với tất cả người dùng, cô nàng trợ lí ảo Cortana thông minh và hàng loạt những cải tiến khác. Đương nhiên với sự thông dụng của mình mà các nhà phát triển cũng tạo ra không ít những ứng dụng trên đó, và chính vì thế mà các laptop Windows 10 hoàn toàn có khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu mà người dùng đặt ra dù nó khó thế nào đi chăng nữa.

Apple Mac OS X El Captain

2-mac-os-screenshot.jpg

Khác với Windows 10 có mặt trên mọi nền tảng thì Mac OS X El Captain là hệ điều hành độc quyền của Apple phân phối cho các thiết bị nằm trong dòng MacBook của mình. Về cơ bản, Mac OS X cung cấp những tính năng tương tự với đối thủ cạnh tranh Windows 10 của mình, nhưng bên cạnh đó cũng có những khác biệt cần phải kể đến trong giao diện người dùng, và sự xuất hiện của thanh Dock quen thuộc dành cho các biểu tượng ứng dụng, thay thế đồng thời cho cả Start Menu và thanh Taskbar trên Windows. So với Windows thì có vẻ như Mac OS X vốn chỉ phù hợp với công việc nhiều hơn khi mà các ứng dụng giải trí, mà điển hình là trò chơi thường ít xuất hiện trên nền tảng này, trừ một số nhà phát triển lớn muốn đem sản phẩm của mình lên đó. Một điểm đặc biệt khác chính là Mac OS X không hỗ trợ màn hình cảm ứng ngay từ bên trong mã nguồn của mình, nên việc một chiếc MacBook có tính năng này là điều hoàn toàn không xảy ra, ngoại trừ việc Apple muốn tạo nên sự đột biến nào đó mới lạ hơn

Chrome OS

3-chrome-screenshot.jpg


Được tìm thấy trên những chiếc laptop có giá thành rẻ như Lenovo 100S Chromebook, nền tảng Chrome OS của Google được thiết kế một cách đơn giản, bảo mật nhưng có những hạn chế trong tính năng của mình. Cũng giống như Windows, Chrome OS mang một giao diện người dùng có khá nhiều nét tương đồng, từ thanh Menu hệ thống, đến Desktop, thậm chí cả những tính năng kéo thả cũng không khác mấy, ngoại trừ các ứng dụng hoạt động trên nền của trình duyệt Google Chrome bởi nó vốn là hệ điều hành được phát triển từ kho ứng dụng Chrome Store. Trên Chrome Store, lượng ứng dụng chất lượng là điều không thiếu, nhưng đây cũng là nơi phát sinh những trở ngại lớn khi phần lớn các ứng dụng ở đây cần kết nối mạng, và rất ít trong số đó mới có thêm khả năng hoạt động ngoại tuyến (offline) khiến đôi khi công việc của bạn có thể bị gián đoạn chỉ vì kết nối không ổn định. Nhưng cũng bù lại, Chrome OS là một nền tảng khá tốt nếu sử dụng cho công việc, lướt web, kiểm tra mail, tham gia mạng xã hội, trò chuyện trực tuyến… với mức giá khá rẻ và thời lượng pin tương đối tốt nhờ những tính năng mà nó mang lại. Thậm chí trong tương lai, những bất cập vốn có của Chrome OS sẽ được cải thiện khi nó được tích hợp một cách hoàn hảo với Android để tận dụng kho ứng dụng offline chất lượng, mở ra sự hứa hẹn của nền tảng bị chê bai khá nhiều trong thời gian vừa qua

2. Cân nhắc kĩ trong việc có nên lựa chọn một thiết bị 2-trong-1

Ngày nay, các chiếc laptop không còn đơn thuần là một laptop như chúng ta thường biết nữa khi các nhà sản xuất đang cố gắng tạo nên một xu thế “2-trong-1” hoàn toàn mới bên cạnh các giá trị truyền thống. Với những máy tính “2-trong-1” mở ra sự tiện lợi khá cao khi có thể chuyển đổi sang dạng thích hợp tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Hiện nay, trên thị trường, những chiếc laptop “2-trong-1” ngoài chế độ sử dụng như thông thường với bàn phím và chuột, còn có thêm tính năng biến nó thành máy tính bảng với màn hình cảm ứng thực thụ với một lần xoay chuyển 360 độ, mang lại những trải nghiệm hoàn toàn mới lạ. Tuy nhiên, để làm được điều đó, người dùng phải bắt buộc hi sinh khá nhiều khi với những chiếc máy tính 2-trong-1, nhà sản xuất phải cố gắng để tích hợp tất cả mọi thứ lại giống như một chiếc máy tính bảng khiến hiệu năng và cấu hình thiết bị để giảm xuống. Chính vì vậy mà việc nên lựa chọn cho mình dòng máy này hay không là một vấn đề cần cân nhắc kĩ. Nếu thực sự bạn không cần một chiếc tablet dạng lai, hay mong muốn hiệu năng tốt để đáp ứng công việc nhiều hơn thì một chiếc laptop truyền thống thực sự là lựa chọn mà bạn nên hướng đến trong quyết định cuối cùng của mình. Bù lại, nếu bạn muốn sự kết hợp và tiện ích, cũng những trải nghiệm mới mẻ, đừng ngần ngại khi 2-trong-1 vẫn là một thiết bị hấp dẫn đáng để thử qua.

3. Lựa chọn kích thước thiết bị sao cho phù hợp

3-laptopbuying-guide-display-3.jpg

Trước khi có một sự đánh giá sơ bộ kĩ càng hơn bên trong về phần cứng lẫn mức giá mà nhà sản xuất đưa ra, hãy dành một chút thời gian trong việc quyết định xem chiếc laptop mà bạn sắp mua tới đây sẽ tiện dụng trong việc di chuyển như thế nào về kích thước tổng thể của nó. Hiện nay, tất cả các laptop có mặt trên thị trường được chia ra làm 4 dòng riêng biệt về kích thước như sau:

+ 11 tới 12 inches: đây là dòng laptop chuẩn có kích thước nhỏ nhất và nhẹ nhất với tổng thể chỉ có khoảng 11 đến 12-inch với khối lượng dao động 1.3kg đến 1.5kg
+ 13 tới 14 inches: đây là dòng laptop kết hợp hoàn hảo giữa sự nhỏ gọn và tiện dụng trong việc di chuyển với tính năng, phần lớn các laptop trong dòng này có khối lượng không quá 1.8kg
+ 15 inches: đây là dòng laptop được nhiều người lựa chọn nhất bởi kích thước tương đối vừa phải để sử dụng, không quá to cũng như không quá nhỏ với khối lượng từ 2kg đến 3kg. Nếu bạn thực sự muốn một góc nhìn tương đối lớn và không quá cồng kềnh để mang theo thì dòng laptop kích thước 15 inches thực sự là một sự lựa chọn sáng giá.
+ 17 tới 18 inches: thực sự thì nếu bạn là người làm bàn giấy và ít khi phải di chuyển hay đi công tác, một hệ thống laptop với kích thước dao động trong khoảng 17 tới 18 inches cung cấp cho bạn nhiều tính năng hơn hẳn với cấu hình mạnh hơn, đủ sức phục vụ cho tất cả các công việc, thậm chí là chơi game không thua kém gì những chiếc PC thực thụ

4. Kiểm tra bàn phím và trackpad

4-laptopbuying-guide-keyboard-s.jpg


Phần cứng tốt không đồng nghĩa với nó sẽ kéo theo một thiết kế tốt phù hợp cho bạn lựa chọn. Với việc sử dụng laptop đồng nghĩa bạn sẽ hoạt động khá nhiều thời gian dành cho thiết bị này, trong đó phần lớn sự tương tác sẽ đến từ bàn phím và trackpad khi đó là 2 công cụ cơ bản thay thế cho những chiếc bàn phím hay chuột trên PC. Nhiều người nghĩ rằng việc lựa chọn bàn phím và trackpad không quan trọng, nhưng ngược lại nó ảnh hưởng khá nhiều đến những trải nghiệm, chưa kể là sự tiện lợi hay sức khỏe của đôi bàn tay bạn trong quá trình sử dụng. Thông thường, những bàn phím cho cảm giác vật lý trong quá trình bấm tốt với việc bạn có thể cảm nhận được rằng thiết bị đã ăn nút hay chưa, độ ấn vừa phải và khoảng cách thích hợp giữa các nút để bạn không bị nhấn nhầm hay tay đụng vào nhau là những bàn phím đáng để bạn lựa chọn, tất nhiên là nó phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người

Cùng với bàn phím thì trackpad cũng nên được quan tâm một cách đáng kể. Hãy lựa chọn một laptop có trackpad đủ rộng để thao tác, với khả năng hỗ trợ cảm ứng đa điểm và đi kèm với các phần mềm bổ trợ về tính năng để tránh những bất tiện về sau.

5. Lựa chọn cấu hình phù hợp với nhu cầu

5-pahn-cung.png


Một chiếc laptop đi kèm với rất nhiều thành phần bên trong như vi xử lí trung tâm, ổ cứng lưu trữ, RAM, đồ họa với sức mạnh và hiệu năng khác nhau. Và đối với mỗi nhu cầu luôn đòi hỏi mức đáp ứng phần cứng khác nhau, và tùy thuộc vào chúng mà bạn cần lựa chọn một chiếc máy tính sao cho đáp ứng đủ nhưng lại không quá phí phạm khả năng của chúng. Sau đây là những phần mà bạn nên quan tâm trong quá trình cân nhắc của mình

CPU

CPU được biết đến như bộ não xử lí của một chiếc máy tính vậy, và đây là nhân tố quyết định đến hiệu suất của một chiếc PC hay laptop nhiều nhất, nhưng việc lựa chọn làm sao lại tùy thuộc vào những gì bạn cần khi nó trải dài trong nhiều phân khúc với tính năng hoàn toàn khác nhau

+ AMD A Series hay Intel Core i3 / i5: Nếu bạn thực sự đang tìm kiếm một chiếc máy tính có sự cân bằng trong hiệu suất với mức giá phải chăng, thì bộ xử lí Intel Core i5 thực sự là một sự lựa chọn tương đối ổn định. Và nếu như điều kiện kinh tế không cho phép hay một số lí do nào khác không cần thiết đến Core i5 thì phiên bản Core i3 vẫn khá ổn mặc dù hiệu năng có phần thấp hơn. Bên cạnh đó, AMD A Series, một cái tên tuy ít được biết đến nhưng vẫn cung cấp một hiệu năng tương đương đáng để bạn nghĩ đến.
+ Intel Core i7: Với những chiếc máy tính cao cấp chơi game hay làm máy trạm, phục vụ cho nhu cầu xử lí đồ họa thì việc lựa chọn Core i7 là điều mà không nên ngần ngại nếu muốn đảm bảo tốt hiệu suất và sự ổn định. Bên cạnh những bản Core i7 thông thường, chúng ta còn có thêm 2 phiên bản khác là HQ và K tuy tốn năng lượng hơn nhưng bù lại cung cấp sức mạnh lớn hơn trong xung nhịp xử lí, và tùy thuộc nhu cầu của bạn có thật sự cần đến chúng hay không mà lựa chọn bởi nó nhanh chóng khiến máy bạn tốn pin, và không phù hợp chút nào với những ai thường hay di chuyển
+ AMD E Series hay Intel Pentium / Celeron: Được tìm thấy trên những dòng laptop có mức giá vô cùng rẻ, cái tên đến từ AMD hay Intel này cung cấp vừa đủ hiệu năng để thực hiện các tác vụ mang tính cơ bản như xem phim, chỉnh sửa văn bản hoặc lướt web với cường độ sử dụng vừa phải
+ Intel Atom: Cũng được tìm thấy trong những dòng laptop có mức giá rẻ và 2-trong-1, Intel Atom mang đến một hiệu năng ở mức cơ bản nhưng tiết kiệm pin có phần tốt hơn so với Intel Pentium hay Intel Celeron, và vì thế mà Intel Atom được ưa chuộng trong các thiết bị di động khác bên cạnh ARM
+ Intel Core m3 / m5 / m7: Tiêu tốn năng lượng ít và ít tỏa nhiệt là những đặc điểm nổi trội mỗi khi nhắc đến dòng Core m của Intel. Có thể về hiệu năng, Intel Core m có phần mạnh mẽ hơn khá nhiều so với Intel Celeron nhưng vẫn thua kém người đàn anh Intel Core I của mình.

RAM

Dung lượng RAM có sự phân hóa một cách rõ rệt theo từng mức giá khác nhau. Với những chiếc máy tính trong tầm giá $250, chúng ta chỉ thấy sự hiện diện của các thanh RAM có dung lượng tối đa mặc định ở mức 2GB, trong khi đó để hoạt động tốt hơn về hiệu năng thì dung lượng 4GB là điều cần thiết, hoặc có thể bỏ ra thêm một chút để nâng cấp lên 8GB cho phép hệ thống giảm bớt gánh nặng hơn. Và đối với nhiều thiết bị, 16GB là quá đủ cho tất cả các nhu cầu sử dụng

Storage Drive (Ổ cứng)

Bên cạnh sự quan trọng trong khả năng xử lí đến từ CPU, thì hiệu năng và dung lượng của ổ cứng trên laptop là điều cần để quan tâm ngay sau đó. Nếu bạn thực sự không quá quan tâm đến ổ cứng gắn bên trong thiết bị khi bạn thường xuyên sao lưu dữ liệu quan trọng lên hệ thống đám mây hay luôn sử dụng các ổ cứng di động bên ngoài, thì thay vì tập trung trong việc lựa chọn ổ cứng có dung lượng như thế nào, một cách hữu ích hơn là chúng ta để ý tới tốc độ đọc ghi của nó khi nó quyết định hệ điều hành hoạt động tốt thế nào bởi thời gian truy cập các tập tin hệ thống nhanh hơn, và đừng ngần ngại một ổ SSD thay cho HDD bởi bạn sẽ cảm nhận sự khác biệt một cách rõ rệt trong hiệu năng

Bên cạnh SSD, sự lựa chọn đến từ PCIe x4 (hay còn được biết đến với tên NVME) cũng đáng được quan tâm trong thời điểm này khi cho tốc độ cao gấp 3 lần so với các ổ cứng chuẩn SATA thông dụng

Màn hình

Càng nhiều pixels bạn có, đồng nghĩa với việc càng nhiều hơn những nội dung hiển thị trên màn hình trong cùng một thời điểm, và độ nét được nâng lên cao hơn. Phần lớn các laptop trong tầm giá đa số có độ phân giải dừng ở mức 1366 x 768 pixels, vừa cân đối được cách nhìn và khả năng tiêu tốn năng lượng ở mức vừa phải. Tuy nhiên, nếu có khả năng, có thể bạn sẽ cảm thấy thích thú với màn hình Full HD hơn, thậm chí có những chiếc laptop cao cấp không ngần ngại mang đến cho người dùng chuẩn 2K, thậm chí là 4K cho một độ nét ở mức hoàn hảo, nhưng khi đó bạn nên cân nhắc rằng thời gian sử dụng thật sự sẽ là bao nhiêu bởi nó tỉ lệ nghịch một cách rõ rệt với số điểm ảnh trên màn hình

Màn hình cảm ứng

Thực sự thì amnf hình cảm ứng là một tùy chọn bên ngoài mà bạn cân nhắc đến tùy thuộc vào nhu cầu chứ nó không quá cần thiết để ảnh hưởng tới quyết định của bạn khi nó mang đến nhiều sự tiện lợi hơn, bù lại bạn sẽ đánh đổi một số thứ đã được đề cập ở trên

Card đồ họa

Nếu nhu cầu của bạn chỉ dừng ở mức sử dụng thông thường cơ bản, nghĩa là không chơi game nào quá nặng, hay không cần chỉnh sửa hình ảnh hoặc các video độ phân giải cao, card đồ họa rời tích hợp trong vi xử lí đã là quá đủ để có thể đáp ứng hết mọi nhu cầu của người dùng. Thế nhưng nếu bạn chỉ cần một trong những điều kể trên, khi đó, đồ họa rời không đủ đáp ứng, và một đồ họa bên ngoài đến từ một hãng thứ 3 là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu, đó có thể đến từ AMD hay NVIDIA tùy thuộc vào nhà sản xuất lựa chọn với nhiều phân khúc khác nhau trong từng dòng sản phẩm riêng biệt. Mặc dù phần nào đó đồ họa rời vẫn có thể đáp ứng nhưng điều đó là không nên nếu muốn đạt hiệu quả công việc cao và tuổi thọ máy tốt hơn, tránh việc hoạt động quá công suất của các linh kiện bên trong

Đầu đọc DVD / Blu-ray

Đến nay thì đầu đọc DVD hay Blu-ray là thứ không còn mấy quan trọng khi tất cả các nội dung bạn cần đều đã có sẵn trên mạng Internet, ngoại trừ bạn là người làm các công việc liên quan đến phim ảnh thì một đầu đọc là điều cần thiết. Thậm chí nếu chiếc laptop của bạn không đi kèm tính năng này thì cũng đừng quá lo lắng khi bạn vẫn có thể bổ sung bằng một đầu đọc kết nối bên ngoài thông qua cổng USB của thiết bị

6. Thời lượng sử dụng pin

6-laptopbuying-guide-battery.jpg


Không chỉ riêng laptop mà tất cả các thiết bị nào có tính di động đều coi thời lượng pin là một vấn đề nhức nhối cần được giải quyết bởi chẳng ai muốn thiết bị của mình hết pin một cách đột ngột trong quá trình làm việc và xung quanh chẳng có lấy một nguồn điện nào để bổ sung. Với những chiếc laptop có kích thước lớn thường được cố định tại một vị trí nhiều hơn, thì có lẽ pin không mấy quan trọng khi chúng ta có xu hướng sử dụng nó như một chiếc PC thực thụ với nguồn điện được lấy trực tiếp từ hệ thống điện trong nhà. Tuy nhiên, với những chiếc laptop còn lại, thì trong quá trình mua thiết bị, bạn nên cân nhắc tới thời lượng pin sử dụng được nhà sản xuất công bố. Thông thường, để hoạt động một cách tối ưu nhất, nên lựa chọn các thiết bị nào có thời lượng sử dụng từ 6-8 tiếng, và trên 8 tiếng càng tốt, bởi khi tích hợp thêm các phần mềm thứ 3 khác vào, thì chúng ta vẫn có được khả năng sử dụng 4 tiếng trở lên, và nhiêu đó đã quá đủ cho mọi công việc

7. Một mức chi phí hợp lí

Ngày nay, việc lựa chọn một chiếc laptop với mức giá mong muốn đã không còn quá khó khi rất nhiều nhà sản xuất tung ra nhiều phân khúc sản phẩm cho thị trường đầy năng động này. Thậm chí trước đây, những chiếc laptop giá rẻ dưới $200 chỉ là giấc mơ nhưng giờ đã thành sự thật. Đương nhiên thì mức giá càng cao, những gì bạn nhận được càng nhiều, nhưng hãy lựa chọn sao cho hợp lí nhất với nhu cầu

+ Từ $150 đến $250: Ở phân khúc giá rẻ này, đó là sự thống trị của những chiếc máy tính laptop sử dụng hệ điều hành Chromebook của Google, hoặc một số những laptop nền tảng Windows có mức cấu hình cực kì thấp hoặc đã lỗi thời với ổ cứng dạng eMMC, vi xử lí xung nhịp thấp tương tự như HP Stream 11 hoặc Lenovo IdeaPad 100S. Và phân khúc này thực sự là hữu ích nếu bạn muốn mua cho mình một chiếc laptop dự phòng cho các công việc cơ bản hay mua tặng cho những đứa trẻ khi nhu cầu cảu chúng không quá lớn ở một chiếc máy tính laptop
+ Từ $350 tới $600: Với mức giá dưới $600, sẽ dễ dàng hơn cho việc tìm một chiếc laptop có cấu hình tạm ổn với vi xử lí Intel Core i5 hay AMD A8, với dung lượng RAM thay đổi từ 4GB đến 8GB, ổ cứng HDD 500GB… Và trong mức giá này, thật khó để có thể tìm được những chiếc laptop ổ cứng SSD, hay một màn hình Full HD bởi hiệu năng của phân khúc này không quá lớn để có thể tận dụng triệt để các tính năng kể trên.
+ Từ $600 tới $900: Với mức giá từ $600 trở lên, đây là một thế giới hoàn toàn mới với những chiếc laptop có thiết kế bắt mắt, cùng với nhiều tính năng đặc biệt được nhà sản xuất mang đến và phải kể đến như đồ họa rời, ổ cứng SSD hay một màn hình Full HD có góc nhìn đẹp và chất lượng
+ Trên $900: Trong mức giá này, những chiếc laptop thật sự mạnh mẽ và di động với màn hình độ phân giải cao hơn, vi xử lí với xung nhịp lớn và đồ họa rời để đáp ứng được các nhu cầu cao cấp của người dùng, thậm chí là sự xuất hiện của các laptop gaming đình đám hay các máy trạm workstation với cấu hình đáng mơ ước.

8. Một thương hiệu chất lượng và uy tín

Sau tất cả những lựa chọn về tính năng và cấu hình, thì việc hướng đến một thương hiệu chất lượng, uy tín và có truyền thống lâu đời sẽ là điều mà bạn mong muốn với sự hỗ trợ mạnh mẽ đến từ đội ngũ kĩ thuật viên chính hãng, các chế độ ưu đãi, bảo hành, chăm sóc khách hàng với dịch vụ tốt. Và theo sự đánh giá của LaptopMag và các biên tập viên khác, trong năm 2015, Apple xứng đáng là cái tên quan tâm tới khách hàng nhiều nhất với các chế độ hấp dẫn, sau đó là HP và Samsung.

Hi vọng với bài viết này, bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan nhất trong việc lựa chọn một chiếc laptop tốt với bản thân là như thế nào, và chúc bạn tìm được một sản phẩm ưng ý trong công việc và giải trí trong thời gian sắp tới.

Theo LaptopMag
 
Top