Trao đổi về ý nghĩa của các nút chức năng trên máy ảnh DSLR, hướng dẫn sử dụng DSRL cơ bản cho người mới
Sẽ thật sự thú vị nếu bạn được sở hữu một chiếc máy ảnh DSLR mới trong tay phục vụ cho niềm đam mê nhiếp ảnh của mình. Tuy nhiên, bạn có thể gặp một chút lúng túng trong lần đầu tiên sử dụng máy, kể cả với các dòng entry-level nhắm đến những đối tượng mới bắt đầu tập tành học chụp ảnh. Do đó, việc hiểu được các chức năng, công dụng của những nút bấm trên máy cũng như các tính năng cơ bản của ống kính lens là rất cần thiết, giúp bạn nhanh chóng làm chủ các thiết bị này.
Bài viết này đưa ra các hướng dẫn về ý nghĩa, chức năng của các nút bấm trên một chiếc máy ảnh Canon DSLR điển hình. Nhìn chung thì các nút bấm này có thể được bố trí trên máy một cách khá giống nhau và mang các chức năng tương tự nhau mặc dù vị trí chính xác của chúng có thể khác nhau một chút phụ thuộc vào đời máy cũng như hãng sản xuất.
1. Ống kính và mặt trên của máy ảnh
#1: Nút nhả màn trập - Kích hoạt màn trập và bắt đầu ghi ảnh.
Màn trập về cơ bản là một bảng điều khiển nhỏ mà khi bạn chụp ảnh, nó sẽ mở ra và đóng lại để cho ánh sáng đạt các cảm biến giúp ghi lại hình ảnh.
#2: Núm xoay điều khiển chính – Được sử dụng để thay đổi khẩu độ và tốc độ màn trập khi đang xem các thiết lập này trong bảng menu điều khiển chính. Các thông số về khẩu độ và tốc độ màn trập giúp quyết định độ phơi sáng của hình ảnh.
#3: Nút Flash – Được dùng để kích hoạt đèn flash giúp tăng cường ánh sáng khi chụp ảnh, đảm bảo bức ảnh trông rõ nét hơn. Đèn flash có thể được kích hoạt tự động hoặc bằng tay.
#4: Công tắc nguồn – Dùng để tắt hoặc mở máy.
#5: Núm xoay chọn chế độ chụp – Được sử dụng để thay đổi chế độ chụp của máy. Mỗi chế độ chụp cụ thể được đi kèm với các thiết lập sẵn có về phong cách cũng như điều kiện ánh sáng, điều này đúng với cả trường hợp quay video.
#6: Nút tháo lens – cho phép tháo lens ra khỏi thân máy một cách dễ dàng.
#7: Nút AF – Cho phép ống kính tự động lấy nét.
#8: Nút ổn định hình ảnh IS – Ngăn chặn các vệt mờ gây ra bởi quá trình di chuyển màn trập.
#9: Vòng zoom – bạn có thể xoay vòng zoom để mở rộng góc nhìn cho chụp ảnh ở khoảng cách xa hoặc thu nhỏ góc nhìn để chụp cận cảnh chủ đề.
#10: Vòng chỉnh nét – Cho phép xoay bằng tay để lấy nét một cách thủ công
2. Mặt sau của máy ảnh
#1: Núm chỉnh diop – nằm ngay bên cạnh kính ngắm cho phép điều chỉnh độ rõ của kính ngắm.
#2: Nút quay phim – Được sử dụng để bắt đầu hoặc kết thúc cuộc ghi hình khi bật chế độ quay phim.
#3: Nút Trash – Giúp xóa bỏ các bức ảnh hiện thời trong khi đang trình phát. Nút còn có chức năng thứ hai là hỗ trợ kiểm soát bù sáng.
#4: Nút zoom in/Nút khóa Exposure – Nút zoom in cho phép phóng to bức ảnh trong khi đang xem ở chế độ trình phát lại. Đây cũng đồng thời là nút khóa Exposure giúp giữ lại bất kỳ thay đổi nào về thiết lập phơi sáng được tiến hành trước đó.
#5: Nút Zoom out/ Nút lấy nét theo điểm – Nút zoom out cho phép thu nhỏ bức ảnh trong khi đang xem ở chế độ trình phát lại. Đây cũng đồng thời là nút lấy nét theo điểm được sử dụng trong quá trình chụp ảnh.
#6: Nút bật/tắt màn hình
#7: Nút ISO – cho phép điều chỉnh độ nhạy sáng ISO.
#8: Nút AF-on – Việc nhấn nút giúp ngăn chặn sử dụng tính năng lấy nét tự động có sẵn trên ống kính lens, đồng thời giúp giữ nguyên các thiết lập mà bạn đã tiến hành trước đó.
#9: Nút cân bằng trắng – Mang lại các tùy chọn về cân bằng trắng cho phép hiển thị hình ảnh màu sắc trung thực, chất lượng cao.
#10: Nút Playback - Cho phép trình phát các video và ảnh chụp được ghi lại trong máy.
#11: Nút Menu – Giúp bạn truy cập vào menu chính, từ đó cho phép tùy chỉnh các thông số của máy ảnh.
#12: Nút Burst/Timer/Jump – Giúp chuyển nhanh sang chế độ chụp nhanh hoặc đếm ngược. Việc thao tác cũng cho phép nhảy cóc trong quá trình phát ảnh hoặc video.
#13: Nút Set – Chọn ảnh trong khi đang ở chế độ playback hoặc truy cập các mục menu khi đang xem các thiết lập.
#14: Nút Q – Cho phép điều hướng nhanh đến các chức năng chính thường xuyên được truy cập của máy ảnh.
VFO.VN(Theo: digitaltrends.com)
Sẽ thật sự thú vị nếu bạn được sở hữu một chiếc máy ảnh DSLR mới trong tay phục vụ cho niềm đam mê nhiếp ảnh của mình. Tuy nhiên, bạn có thể gặp một chút lúng túng trong lần đầu tiên sử dụng máy, kể cả với các dòng entry-level nhắm đến những đối tượng mới bắt đầu tập tành học chụp ảnh. Do đó, việc hiểu được các chức năng, công dụng của những nút bấm trên máy cũng như các tính năng cơ bản của ống kính lens là rất cần thiết, giúp bạn nhanh chóng làm chủ các thiết bị này.
Bài viết này đưa ra các hướng dẫn về ý nghĩa, chức năng của các nút bấm trên một chiếc máy ảnh Canon DSLR điển hình. Nhìn chung thì các nút bấm này có thể được bố trí trên máy một cách khá giống nhau và mang các chức năng tương tự nhau mặc dù vị trí chính xác của chúng có thể khác nhau một chút phụ thuộc vào đời máy cũng như hãng sản xuất.
1. Ống kính và mặt trên của máy ảnh
#1: Nút nhả màn trập - Kích hoạt màn trập và bắt đầu ghi ảnh.
Màn trập về cơ bản là một bảng điều khiển nhỏ mà khi bạn chụp ảnh, nó sẽ mở ra và đóng lại để cho ánh sáng đạt các cảm biến giúp ghi lại hình ảnh.
#2: Núm xoay điều khiển chính – Được sử dụng để thay đổi khẩu độ và tốc độ màn trập khi đang xem các thiết lập này trong bảng menu điều khiển chính. Các thông số về khẩu độ và tốc độ màn trập giúp quyết định độ phơi sáng của hình ảnh.
#3: Nút Flash – Được dùng để kích hoạt đèn flash giúp tăng cường ánh sáng khi chụp ảnh, đảm bảo bức ảnh trông rõ nét hơn. Đèn flash có thể được kích hoạt tự động hoặc bằng tay.
#4: Công tắc nguồn – Dùng để tắt hoặc mở máy.
#5: Núm xoay chọn chế độ chụp – Được sử dụng để thay đổi chế độ chụp của máy. Mỗi chế độ chụp cụ thể được đi kèm với các thiết lập sẵn có về phong cách cũng như điều kiện ánh sáng, điều này đúng với cả trường hợp quay video.
#6: Nút tháo lens – cho phép tháo lens ra khỏi thân máy một cách dễ dàng.
#7: Nút AF – Cho phép ống kính tự động lấy nét.
#8: Nút ổn định hình ảnh IS – Ngăn chặn các vệt mờ gây ra bởi quá trình di chuyển màn trập.
#9: Vòng zoom – bạn có thể xoay vòng zoom để mở rộng góc nhìn cho chụp ảnh ở khoảng cách xa hoặc thu nhỏ góc nhìn để chụp cận cảnh chủ đề.
#10: Vòng chỉnh nét – Cho phép xoay bằng tay để lấy nét một cách thủ công
2. Mặt sau của máy ảnh
#1: Núm chỉnh diop – nằm ngay bên cạnh kính ngắm cho phép điều chỉnh độ rõ của kính ngắm.
#2: Nút quay phim – Được sử dụng để bắt đầu hoặc kết thúc cuộc ghi hình khi bật chế độ quay phim.
#3: Nút Trash – Giúp xóa bỏ các bức ảnh hiện thời trong khi đang trình phát. Nút còn có chức năng thứ hai là hỗ trợ kiểm soát bù sáng.
#4: Nút zoom in/Nút khóa Exposure – Nút zoom in cho phép phóng to bức ảnh trong khi đang xem ở chế độ trình phát lại. Đây cũng đồng thời là nút khóa Exposure giúp giữ lại bất kỳ thay đổi nào về thiết lập phơi sáng được tiến hành trước đó.
#5: Nút Zoom out/ Nút lấy nét theo điểm – Nút zoom out cho phép thu nhỏ bức ảnh trong khi đang xem ở chế độ trình phát lại. Đây cũng đồng thời là nút lấy nét theo điểm được sử dụng trong quá trình chụp ảnh.
#6: Nút bật/tắt màn hình
#7: Nút ISO – cho phép điều chỉnh độ nhạy sáng ISO.
#8: Nút AF-on – Việc nhấn nút giúp ngăn chặn sử dụng tính năng lấy nét tự động có sẵn trên ống kính lens, đồng thời giúp giữ nguyên các thiết lập mà bạn đã tiến hành trước đó.
#9: Nút cân bằng trắng – Mang lại các tùy chọn về cân bằng trắng cho phép hiển thị hình ảnh màu sắc trung thực, chất lượng cao.
#10: Nút Playback - Cho phép trình phát các video và ảnh chụp được ghi lại trong máy.
#11: Nút Menu – Giúp bạn truy cập vào menu chính, từ đó cho phép tùy chỉnh các thông số của máy ảnh.
#12: Nút Burst/Timer/Jump – Giúp chuyển nhanh sang chế độ chụp nhanh hoặc đếm ngược. Việc thao tác cũng cho phép nhảy cóc trong quá trình phát ảnh hoặc video.
#13: Nút Set – Chọn ảnh trong khi đang ở chế độ playback hoặc truy cập các mục menu khi đang xem các thiết lập.
#14: Nút Q – Cho phép điều hướng nhanh đến các chức năng chính thường xuyên được truy cập của máy ảnh.
VFO.VN(Theo: digitaltrends.com)