Hướng dẫn sử dụng nhiều dòng lệnh cùng lúc trong Linux

Hướng dẫn sử dụng nhiều dòng lệnh cùng lúc trong Terminal trên Linux

thu-thuat-linux(12).jpg

Nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành Linux, bạn sẽ thấy được sự hữu ích từ các dòng lệnh để làm việc với các tập tin, cài đặt phần mềm cũng như khởi động chương trình. Nhưng thậm chí sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu như bạn chạy nhiều lệnh cùng một lúc.

Kết hợp hai hay nhiều lệnh được gọi là “command chaining”. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn các cách khác nhau để bạn có thể kết hợp nhiều lệnh cùng lúc.

Cách 1: Sử dụng cách dấu chấm phẩy (;)

Dấu chấm phẩy (;) sẽ cho phép người dùng thực hiện nhiều lệnh liên tiếp, cho dù mỗi lệnh trước đó có thành công hay không. Ví dụ, mở một cửa sổ Terminal (Ctrl + Alt + T trong Ubuntu và Linux Mint). Sau đó, gõ vào ba lệnh sau đây trên một dòng, cách nhau bởi dấu chấm phẩy, và nhấn Enter. Lúc này hệ thống sẽ cung cấp cho bạn một danh sách các thư mục hiện hành (ls), tìm ra thư mục bạn đang truy cập (pwd), và hiển thị tên đăng nhập của bạn (whoami) cùng một lúc.

Mã:
ls ; pwd ; whoami
Bạn không cần phải đặt khoảng trắng giữa dấu chấm phẩy và các lệnh. Bạn có thể nhập vào ba lệnh như ls;pwd;whoami. Tuy nhiên, không gian làm cho lệnh kết hợp dễ đọc hơn, đó là đặc biệt hữu ích nếu bạn đang thực hiện kết hợp nhiều lệnh, tránh nhầm lẫn.

thu-thuat-windows-10(80).jpg

Cách 2: Sử dụng lệnh AND (&&)

Nếu bạnh muốn chạy lệnh thứ 2 nếu lệnh đầu tiên đã thành công, tách cách lệnh bằng Logical AND Operator, tức là hai dấu &&. Ví dụ, chúng tôi muốn tạo ra một thư mục có tên là Myfolder và sau đó chuyển sang thư mục đó. Vì vậy ,chúng ta sẽ gõ dòng lệnh như sau:

Mã:
mkdir MyFolder && cd MyFolder
Thư mục sẽ được tạo thành công, và lệnh cd sẽ tiếp tục thực thi đưa bạn đến thư mục vừa mới tạo.
Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng phương pháp số 2 này thay vì cách đầu tiên. Bởi vì điều này đảm bảo rằng bạn không làm bất kỳ điều gì tai hại. Ví dụ, nếu bạn chạy một lệnh để thay đổi vào một thư mục và sau đó buộc loại bỏ tất cả mọi thứ trong thư mục đó ( cd /some_directory ; rm -Rf * ), bạn có thể sẽ làm hỏng hệ thống của mình nếu việc thay đổi thư mục không được thực thi.

thu-thuat-linux(13).jpg

Cách 3: Sử dụng lệnh OR (||)

Đôi khi bạn có thể muốn thực hiện một lệnh thứ 2 nếu như lệnh đầu tiên không thành công. Để làm điều này, chúng tôi sẽ sử dụng thuật toán logic OR, tức là hai thanh dọc (||). Ví dụ, chúng tôi muốn kiểm tra xem thư mục Myfolder có tồn tại hay chưa ( [ -d ~/MyFolder ] ) và tạo ra nó nếu chưa có ( mkdir ~/MyFolder). Vì vậy chúng ta sẽ gõ lệnh sau tại dấu nhắc và nhấn Enter.

Mã:
[ -d ~/MyFolder ] || mkdir ~/MyFolder

Hãy chắc chắn rằng có một khoảng trắng sau khung đầu tiên và trước khung thứ 2.
Trong ví dụ của chúng tôi, các thư mục Myfolder không tồn tại, do đó lệnh thứ hai tạo ra thư mục này.

thu-thuat-linux(14).jpg

Đơn giản phải không nào các bạn. Chỉ cần một chút thủ thuật nhỏ thì bạn đã có thể dễ dàng thao tác nhiều dòng lệnh cùng lúc trên Linux. Hi vọng, với bài viết này đây sẽ là một kinh nghiệm nho nhỏ dành cho những bạn nào mới bắt đầu bước vào thế giới lập trình. Chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến cho quý độc giả nhiều bài viết bổ ích khác trong lần sau. Hẹn gặp lại các bạn!

VFO.VN (theo HowtoGeek)
 
  • Chủ đề
    linux thu thuat linux
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,657
    Bài viết
    467,427
    Thành viên
    339,832
    Thành viên mới nhất
    tiendungmobi
    Top