Khả năng xảy ra sóng thần ở Việt Nam là hoàn toàn hiện thực,(Bộ TN&MT) phân tích

“Chúng ta quá lúng túng khi đối phó với động đất năm 2005, từ trung ương đến địa phương, sau khi nhận tin báo không biết làm gì, làm thế nào, chạy bao nhiêu mét...” - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát kiêm Trưởng Ban chỉ đạo PCLB Trung ương nhận định.
100630010612-40-489.jpg
Khả năng xảy ra sóng thần ở Việt Nam là hoàn toàn hiện thực. (Ảnh minh họa: tuvanonline.com)

Theo đánh giá của các nhà khoa học, động đất là một trong những tác nhân gây ra thảm hoạ sóng thần. Mặc dù ở Việt Nam chưa xuất hiện sóng thần song qua một số trận động đất gần đây, khả năng xảy ra sóng thần ở Việt Nam là không loại trừ và Việt Nam sẽ lúng túng nếu gặp hiện tượng này. sẽ có trận động đất sống thần xảy ra năm 2012 theo

Cục Khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phân tích, động đất là tai hoạ khủng khiếp nhất, xảy ra tính bằng giây. Tính đến năm 2003, nước ta có hơn 1.600 trận động đất mạnh từ 3 độ richter trở lên. Năm 1983, tại Tuần Giáo (Lai Châu) động đất mạnh 6,7 độ richter, hư hại hàng trăm nhà gạch và nứt đổ hàng chục hệ thống tường nhà, sụt lún các dãy núi trong vùng tâm chấn.
Mặc dù Chính phủ đã ban hành quy chế về phòng, chống động đất, sóng thần ở Việt Nam, song nhiều địa phương vẫn tỏ ra lúng túng trong việc chuẩn bị đối phó, đặc biệt ở khâu tiếp nhận và xử lý thông tin cảnh báo.
Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu TS Lê Huy Minh cho biết: Nếu vùng biển Manila (Philippines) xảy ra động đất 9 độ richter thì sẽ gây sóng thần ở nước ta cao 5 - 7m tại miền Trung chỉ sau 2 tiếng đồng hồ vì nguồn gây ra sóng thần ảnh hưởng mạnh nhất đến Việt Nam là từ máng biển Manila.
Tiến sĩ Minh nói thêm: “Ngoài ra nếu động đất gây sóng thần xuất hiện ở tây biển Đông thì không thể cảnh báo được vì nó quá gần vùng biển nước ta, thời gian lan truyền vào bờ rất nhanh. Nhưng, nếu động đất dưới 6 độ richter thì chắc chắn không thể gây ra sóng thần”.

100630010631-170-555.jpg
Tuyệt đối không lơ là với thảm họa sóng thần, tránh những hậu quả khôn lường như ở một số nước Đông Nam Á (nguồn ảnh: internet)
Đánh giá của Cục Khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu thì năm 2010 diễn biến thời tiết ở Việt Nam là rất phức tạp và khó lường.
Theo Ban chỉ đạo PCLB Trung ương, nguy cơ xảy ra sóng thần ở nước ta là hoàn toàn hiện thực, theo đó tuyệt đối không lơ là, chủ quan tránh hậu quả khôn lường như đã từng xảy ra tại một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Tại cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành bàn giải pháp ứng phó nguy cơ động đất, sóng thần sáng 2/7, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát kiêm Trưởng Ban chỉ đạo PCLB Trung ương nói: “Chúng ta đã quá lúng túng khi đối phó với động đất vào năm 2005, từ trung ương đến địa phương, sau khi nhận tin báo đã không biết làm gì, làm thế nào, chạy bao nhiêu mét... Vì vậy chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc vấn đề này để có phương án đối phó hợp lý nhất trước thảm hoạ động đất, sóng thần”.
Viện Vật lý địa cầu đánh giá, địa bàn tỉnh Điện Biên nằm trong vùng hoạt động địa chấn mạnh nhất nước ta, chiếm 90% trận động đất cả nước. Lãnh đạo tỉnh Điện Biên nói, hầu hết nhà cửa đều xây dựng từ thập kỷ 90 thế kỷ trước, không finalstyle.com/Thiet-Ke-Web-Dong/ - thiết kế khung chịu lực mà là tường chịu lực. Nếu tâm động đất xảy ở vị trí trung tâm thành phố sẽ thiệt hại nặng nề.




SongThan3.jpg

Song thần là thảm họa thiên tai có sức tàn phá kinh hoàng (nguồn ảnh: internet)
Về vấn đề xử lí thông tin, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: “Khi có bản tin của Viện Vật lý địa cầu, ngay lập tức các địa phương nhanh chóng thông tin đến người dân, huy động mọi người chạy lên chỗ cao nhất để trú ngụ, không còn thời gian đâu mà họp hành, chờ ý kiến. Không chỉ nhân dân, mà chính quyền các xã, thôn phải nắm rõ điều đó”.
Ngoài ra Bộ trưởng đề nghị các cơ quan chuyên môn hướng dẫn kiểm tra quy chuẩn tiêu chuẩn về xây dựng cơ sở hạ tầng, diễn tập tình huống đối phó thiên tai. Nếu có khó khăn các tỉnh cần kiến nghị để có cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin gửi các đơn vị liên quan một cách nhanh nhất khi có động đất, sóng thần xảy ra như điện thoại, fax, điện cơ yếu, thư điện tử, tin nhắn vatgia.com/438/mobile.html - điện thoại di động...
Ông Cao Đức Phát yêu cầu các địa phương nghiêm túc thực hiện rõ các kênh thông tin đến từng hộ dân vì khi thiên tai xảy ra thì thông tin là vấn đề sống còn của người dân. Trước mắt dùng hệ thống thông tin đại chúng, lâu dài có trực canh. Tuy nhiên một điểm đáng quan tâm tại cuộc họp trực tuyến là tại Việt Nam đến nay vẫn rất khó dự báo chính xác thời điểm, địa điểm động đất sẽ xảy ra. Việc phòng, chống chủ động với từng trận động đất theo đó chưa thực hiện được.


Ảnh Hưởng tại Việt Nam

Nếu El Nino thật sự trở lại thì ảnh hưỡng tai hại của nó tại nước ta sẽ khá trầm trọng. El Nino sẻ giảm thiểu mưa, tăng nhiệt độ, gây nên hạn hán làm mùa màng bị thiệt hại nặng nề. Nhất là vụ lúa mùa Đông Xuân và các nông sản như cà phê. Lượng nước mưa ít hơn sẻ gây nên nạn thiếu nước ngọt để uống ở những thành phố lớn cũng như sự xâm mặn ở những vùng ven biễn. Nạn thiếu nước uống được ghi nhận tại Hà Nội vào mùa hè 1998. Cũng như mức nước đã xuống thấp tại các đập Hoà Bình, Trị An và Thác Bà làm giảm thiểu thủy điện.

Vì thiếu mưa và nước ngọt nên nạn xâm mặn sẽ gia tăng ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện nay đã có gần hai triệu mẫu tây (ha) bị xâm mặn vào mùa khô, và ở nhiều nơi nước mặn đã xâm nhập vào nội địa hơn 50 km. Sự xâm mặn sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu El Nino gây hạn hán không những ở đồng bằng Sông Cửu Long mà ngay ở các vùng thượng lưu. Lưu lượng sông Cửu Long sẽ bị giảm thiểu trong mùa mưa cũng như mùa khô, và điều này sẻ ảnh hưởng nhiều đến mức sản xuất lúa gạo cũng như sự xâm mặn. Một hậu quả khác của ít mưa và nhiệt độ cao là nạn cháy rừng. Các rừng ở miền Trung và miền Bắc sẻ bị đe dọa nghiêm trọng, nhất là vào mùa khô.

El Nino có thể có một ảnh hưởng tương đối tốt, đó là làm giảm số bão biển hàng năm tàn phá các vùng duyên hải, nhất là ở miền Trung. Thống kê các trận bão từ năm 1951 đến 1997 cho biết trung bình một năm El Nino có 5 trận bão và một năm La Nina có đến 8 trận. Các trận bão lụt tuy có giảm về số lượng nhưng cường độ có thể tăng. Vào ngày 1 tháng 11 năm 1997, trận bão Linda với gió lên đến 150 km/giờ đã làm thiệt mạng 4,500 người, hư hại 200,000 căn nhà và 325,000 ha ruộng. Đa số các người thiệt mạng là ngư phủ ở vùng Cà Mau bị mất tích vì thiếu dự báo thời tiết và không được báo trước. Trong những năm El Nino, các trận bão thường xảy ra vào đầu mùa mưa và gần bờ biển hơn mọi năm.

Ảnh hưởng tai hại của El Nino xảy ra khắp cả nước, nặng nhất là ở miền Nam và miền Trung. Để giảm thiểu các tổn thất cần phải có dự báo thời tiết chính xác và kịp thời. Từ tháng 7 năm 2001, chúng tôi đã thành lập một trang Web tên vnbaolut.com/ - vnbaolut.com để cung cấp miễn phí các dự báo thời tiết qua mạng lưới Internet. Hàng ngày trang Web VNBAOLUT.COM cho biết thời tiết trước 48 tiếng đồng hồ ở 60 tỉnh thành từ Lạng Sơn đến Cà Mâu. Các dự báo được cập nhật bốn lần trong ngày (1 giờ, 7 giờ, 13 giờ và 19 giờ) và có thể tự động gởi qua e-mail. Trang tiếng Anh của VNBAOLUT.COM còn có dự báo thời tiết cho các thành phố lớn ở Kampuchea và Lào. Một mô hình tối tân và chính xác nhất hiện nay, mô hình MM5, được dùng để làm các dự báo. Ngoài ra trang Web VNBAOLUT.COM còn cung cấp ảnh vệ tinh và tin tức thời tiết mới nhất, kể cả các dự báo El Nino và lụt Sông Cửu Long. Tất cả các dịch vụ nói trên đều miển phí. Công việc làm các dự báo hoàn toàn thiện nguyện và vô vị lợi. Chúng tôi chỉ mong được giúp đở phần nào các đồng bào ở những vùng thường hay có thiên tai.









El Ninô (El Nino)
El ninô (El nino) là sự nhiếu động của hệ thống khí quyển trên vùng biển nhiệt đớí Thái Bình Dương. Điều này không những ảnh hưởng đến sự thay đổi thời tiết tại khu vực đó mà còn ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu.

Để hiểu rõ thêm về El ninô, chúng ta có thể xem xét điều kiện thời tiết khi không xảy ra El ninô và khi xảy ra El ninô:

Khi El ninô không xảy ra: Trong khu vực biển nhiệt đới Thái Bình Dương, gió tín phong thổi theo hướng đông làm cho các dòng biển nóng trên mặt biển di chuyển về phía Philippin, Inđônêxia – đây là nguyên nhân gây ra mưa bão tại khu vực này. Trong khi đó, dọc theo bờ biển nam Mĩ thuộc khu vực phía đông Thái Bình Dương 1 dòng nước lạnh mang nhiều cá và phù du sinh vật trồi lên từ phía đáy đại dương tiến về phía bờ (gần Pêru) mà người ta hay gọi là dòng biển lạnh Pêru làm cho thời tiết khô hanh tại khu vực này.
image002.gif

Điều kiện thời tiết khi El ninô không xảy ra (Hình minh hoạ)
Nhưng khoảng từ 4-5 năm, dòng biển lạnh không trồi lên.Trong lúc đó, gió tín phong yếu đi làm cho dòng biển nóng dịch chuyển từ phía tây về phía đông Thái Bình Dương. Sự xuất hiện lại của dòng biển nóng là nguyên nhân gây ra những trận mưa lớn, bão tố, lũ lụt… tại nhiều quốc gia Nam Mĩ: Chilê, Pêru. Ngược lại, tại khu vực Nam Á, Đông Nam Á, châu Úc hạn hán kéo dài.

Hiện tượng này thường xảy ra vào cuối năm (tháng 12) trong dịp Nôen nên người dân Pêru đặt tên là El ninô (tiếng Tây Ban Nha: Chúa Hài Đồng- The Christ Child, tiếng Việt:“cậu bé”). El ninô còn được gọi theo cách khác là: Southern Oscillation (ENSO)
image004.gif

El ninô xảy ra (Hình minh hoạ)
Sự đảo lộn thời tiết (vùng không mưa thì lại mưa, vùng mưa nhiều thì khô hạn, giông bão thường xuyên xảy ra….. ) không chỉ bó hẹp trong phạm vi khu vực nam Thái Bình Dương mà lan sang cả khu vực các nước châu Âu, châu Phi và các khu vực khác trên toàn cầu.

Sự biến đổi thời tiết vào mùa đông tại 1 số khu vực khi xảy ra El ninô (Hình minh hoạ)
image005.gif

Trước đây El ninô chỉ kéo dài vài tháng thì nay nó đã kéo dài hàng năm trời với chu kì từ 4 – 10 năm /1 lần. Những năm xảy ra El ninô gần đây: 1957 – 1958, 1972-1973, 1976-1977, 1982-1983, 1997-1998

Diễn biến của El ninô ngày càng phức tạp. Do đó đòi hỏi các nước cần bắt tay trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường và khí hậu trên toàn cầu.





.Ảnh Hưởng El Nino tại Việt Nam
Trong thời gian gần đây nhiều quốc gia trên thế giới đang lo ngại dòng nước ấm El Nino sẽ trở lại vào giữa năm này. Từ đầu năm 2002, Cơ quan Quản Trị Hải Dương và Khí Quyển Hoa Kỳ (U.S. National Oceanic & Atmospheric Administration) đã ước đoán sự trở lại này. Tiếp theo các chuyên viên khí tượng ở Úc và mới đây ở Trung Hoa và Thái Lan cũng đã lên tiếng báo động. Các tin tức mới nhất cho biết phải đợi thêm một hay hai tháng nữa mới có thể biết chắc chắn El Nino có thật sự trở lại hay không.

Tại sao El Nino làm thế giới phải quan tâm? El Nino đã trở lại lần cuối trong hai năm 1997-98, làm đão lộn khí hậu và thời tiết, gây nên những trận bão lớn cũng như hạn hán khắp thế giới. Trong hai năm đó đã có 24,000 nguời bị thiệt mạng và thiệt hại hơn 34 tỉ Mỹ kim. Riêng tại Viêt Nam, thiệt hại mùa màng được ước tính đến 5,000 tỉ đồng VN.

Sau đây chúng tôi xin trình bày nguyên nhân của El Nino và những ảnh hưởng tai hại về khí hậu, bão lụt củng như mùa màng trên thế giới, đặc biệt ở Việt Nam.

Dòng Nước El Nino

El Nino là danh từ Tây ban Nha có nghỉa là “con trai nhỏ, thiếu nhi, hài đồng”. Danh từ này được các ngư phủ Nam Mỹ dùng để chỉ sự xuất hiện của dòng nước ấm ở vùng biển phía Đông Thái bình Dương. Vì dòng nước thường xuất hiện vào lể Giáng Sinh, nên danh từ El Nino cũng có nghỉa là Chúa Hài Đồng (Christ Child). Thông thường thì gió ở vùng nhiệt đới Thái bình Dương thổi từ Đông sang Tây, tạo nên dòng nước ấm ở vùng Tây Thái Bình Dương. Nhiệt độ mặt biển ở vùng Đông Nam Á nóng trong khi vùng Nam Mỹ thường có dòng nước lạnh. Trong những năm El Nino, gió và dòng nước ấm đổi chiều và hướng về Nam Mỹ. Sự đổi chiều này làm đão lộn khí hậu và thời tiết không những trong vùng nhiệt đới mà gần như khắp thế giới.

El Nino có chu kỳ từ hai đến bảy năm, và thường kéo dài từ một đến ba năm. Tiếp theo El Nino là những năm có dòng nước lạnh La Nina (tiếng Tây ban Nha có nghỉa là “con gái nhỏ”). Trong khi El Nino gây nên hạn hán thì trái lại những năm La Nina có nhiều mưa và bão lụt hơn. El Nino và La Nina là hai cực điễm đối ngược của chu kỳ El Nino/Southern Oscillation (ENSO). Các dự báo cho biết lần trở lại này của El Nino có thể kéo dài đến hết năm 2003.
 
  • Chủ đề
    2010 cà mau cách cần hướng dẫn liên mobile nhất phá phát phố thành thể thế giới thiếu nhi thông tin tiến về tiếng anh tin tin nhắn tình tốt văn việt nam với
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,715
    Bài viết
    467,522
    Thành viên
    339,841
    Thành viên mới nhất
    hczghsgemwwin
    Top