Khám phá du lịch BẠC LIÊU

[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]LỜI MỞ ĐẦU[/FONT]
[FONT=&quot]Đặt vấn đề[/FONT]
[FONT=&quot] Bạc Liêu là một trong những đô thị lâu đời của miền Tây Nam Bộ có những nét độc đáo về văn hóa - xã hội được nhiều nơi biết đến, nhất là các giai thoại về công tử Bạc Liêu, nhiều công trình nhà ở, đình chùa mang kiến trúc cổ, cụm nhà Công tử Bạc Liêu, đồng hồ đá; là nơi sản sinh bài Dạ cổ Hoài lang, tiền thân của vọng cổ ngày nay; có sân chim, vườn nhãn, có 15 km bờ biển, có 700 ha rừng ngập mặn với nhiều loài sinh vật sống ven biển và dưới tán rừng; có nền văn hóa đặc trưng của sự giao thoa 03 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer... Với những đặc điểm trên, thành phố Bạc Liêu là một trong những địa phương có tiềm năng du lịch phong phú và hấp dẫn du khách.[/FONT]
[FONT=&quot]Việc đầu tư khai thác tiềm năng để du lịch Bạc Liêu phát triển mạnh sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Từ khi tỉnh Bạc Liêu được tái lập, ngành du lịch được chú ý đầu tư và đã có bước phát triển nhất định. Một số dự án du lịch đang được xây dựng, bước đầu đã hình thành được một số cơ sở du lịch; thu hút được du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan du lịch đã mang lại giá trị doanh thu cho ngành dịch vụ - du lịch chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế của thành phố Bạc Liêu.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Ngoài những tiềm năng du lịch của tỉnh và thành phố Bạc Liêu phong phú, nhưng thiếu sự đầu tư đúng mức của nhà nước và nhân dân, nên chưa có nhiều cơ sở đủ chuẩn, hấp dẫn du khách; hoạt động du lịch còn tự phát. Loại hình du lịch còn nghèo nàn, cả về du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, sông nước, du lịch vườn. Hoạt động du lịch còn rời rạc, chưa tạo được tour, tuyến trong thị xã và giữa thị xã với các huyện trong và ngoài tỉnh. Lượng khách đến đông, nhưng thời gian lưu trú không nhiều, chủ yếu là do dịch vụ phục vụ du lịch chậm phát triển, hệ thống nhà hàng, khách sạn chưa đáp ứng yêu cầu. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các sản phẩm lưu niệm và tiêu dùng phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách đơn điệu, ẩm thực chưa được đầu tư đúng mức. Tính văn minh trong phục vụ khách, tính chuyên nghiệp trong tổ chức các hoạt động du lịch còn hạn chế[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Mục đích nghiên cứu[/FONT]
[FONT=&quot]Nhằm tìm hiểu thêm về các địa điểm du lịch của tỉnh Bạc Liêu cũng như quản bá về du lịch cho tỉnh Bạc Liêu . tìm hiểu thực trạng kinh doanh du lịch của tỉnh và đưa ra một số kiến nghị nhầm giúp Bạc Liêu phát triển kinh tế du lịch.[/FONT]
[FONT=&quot]Phương pháp nghiên cứu[/FONT]
[FONT=&quot]Thu thập và tổng hợp các tư liệu các bài viết có sẵn[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ TỈNH BẠC LIÊU VÀ CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH CỦA TỈNH BẠC LIÊU[/FONT]
[FONT=&quot]1.1.Tổng quan về tỉnh Bạc Liêu[/FONT]
clip_image002.jpg
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Bạc Liêu là tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, nằm ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc, có tọa độ từ 9000’00’’ đến 90 37’30’’ vĩ độ bắc và từ 105015’00’’ đến 105052’30’’ kinh độ đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với bờ biển dài 54 km. Bạc Liêu có địa hình khá bằng phẳng. Địa hình cơ bản ở Bạc Liêu là đồng bằng với những cánh đồng rộng, sông ngòi, kinh rạch chằng chịt. Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nắng và mùa mưa.[/FONT]
[FONT=&quot] Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 2.542 km2, dân số 856.059 người (thời điểm 1/4/2009). Ba dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh (chiếm khoảng 90% dân số) – dân tộc Khmer (chiếm khoảng 7% dân số) và dân tộc Hoa (chiếm khoảng 3% dân số). Tỉnh Bạc Liêu có 07 huyện, thị: thị xã Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi, huyện Hòa Bình, huyện Phước Long, huyện Hồng Dân, huyện Giá Rai, huyện Đông Hải. Thị xã Bạc Liêu là trung tâm văn hóa - chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh .[/FONT]
[FONT=&quot]
Từ xa xưa, Bạc Liêu đã nổi tiếng là một miền đất trù phú, thiên nhiên ưu đãi, mưa thuận gió hòa. Bạc Liêu có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng để phát triển ngành kinh tế biển, nông - ngư nghiệp , thương mại, dịch vụ và du lịch. Thế mạnh của tỉnh là nông – ngư nghiệp, với diện tích canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản khá lớn, cùng với thềm lục địa tương đối rộng là một ngư trường khai thác thủy hải sản lớn và giàu tiềm năng.[/FONT]

[FONT=&quot]
Hạ tầng cơ sở giao thông của Bạc Liêu tương đối hoàn chỉnh, và thuận tiện cả đường bộ lẫn đường thủy, đây cũng là lợi thế để thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực khác.[/FONT]

[FONT=&quot]Bạc Liêu là nơi hội tụ của nhiều dòng văn hoá, đặc biệt là sự giao thoa giữa 3 dòng văn hoá của người Kinh, người Khmer và người Hoa đã tạo nên cho vùng đất này một diện mạo văn hóa riêng. Đó là những nền nếp sinh hoạt ăn, mặc, ở, đi lại, đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên và ngoại xâm …, tất cả đã tạo nên tính cách cũng như những nét độc đáo của con người Bạc Liêu. Trong giao tiếp, người Bạc Liêu rất hiếu khách, nhiệt tình, quý trọng tình bạn, giàu lòng nhân ái, chuyện nhỏ dễ bỏ qua, chuyện bất bình thì sẵn sàng ra tay nghĩa hiệp. Trong lao động, người Bạc Liêu rất cần cù; trong chi tiêu thì phóng khoáng, ít so đo, tính toán hơn thiệt. Người Bạc Liêu rất yêu nghệ thuật, đặc biệt là bản vọng cổ và bài bản đờn ca tài tử Nam bộ; Bạc Liêu là nơi sản sinh ra bản “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, là một trong những cái nôi của đờn ca tài tử Nam bộ, là quê hương của bản Vọng cổ, điệu nói thơ Bạc Liêu và làn điệu hò chèo ghe Bạc Liêu…[/FONT]
[FONT=&quot]Phong tục của người Bạc Liêu[/FONT]
[FONT=&quot]Phong tục ăn[/FONT]
[FONT=&quot]Văn hóa ẩm thực của cư dân Bạc Liêu vừa mang sắc thái dân tộc và yếu tố bản địa vùng miền. Các món ăn hầu hết có nguyên liệu ( rau củ, tôm, cua, cá…xuất xứ từ đia phương với 3 vùng sinh thái ( nước mặn, ngọt, lợ) theo hình thức “mùa nào thức nấy”, “ cây nhà lá vườn”. Việc pha chế, nấu nướng khá cầu kỳ do sự ảnh hưởng người của người Hoa ( món ăn thường ăn nóng, nhiều mỡ,..) , ảnh hưởng người Ấn ( món ăn thường cay, ngọt – ví dụ món bò cay ), món ăn mang sắc thái dân dã Nam bộ ( bánh xèo, cá lóc nướng trui…) cộng với các loại rau tại chỗ; các sản vật có tại chỗ …), món ăn đậm chất dân tộc Khmer ( bún mắm nước lèo,…).Văn hóa ẩm thực Bạc Liêu còn thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, trong gia đình: ăn chung mâm, ưu tiên thức ăn ngon cho người lớn tuổi và trẻ nhỏ, thể hiện sự kính trọng, tình cảm yêu thương. Bữa cơm hàng ngày được xem là bữa cơm xum họp gia đình, mọi người quây quần bên nhau, cùng nhau vui vầy sau một ngày làm việc mệt nhọc.Người Bạc Liêu rất hiếu khách, gia chủ thường làm những món ăn thật ngon, nấu thật nhiều, uống rượu thật say để thế hiện sự nhiệt tình đối với khách.[/FONT]
[FONT=&quot]
Phong tục ở[/FONT]
[FONT=&quot]Phong tục ở cũng như việc cất nhà của mỗi dân tộc ở Bạc Liêu mang tính đặc thù riêng. Người Kinh ở Bạc Liêu cất nhà chủ yếu theo hệ thống sông rạch, trục lộ giao thông hay tại nơi canh tác. Có 3 loại nhà: đơn sơ, bán kiên cố và kiên cố. Kiến trúc nhà truyền thống thường là mặt nhà hướng ra sông rạch, có sân phơi lúa và có vườn rau, ao cá. Khi giao thông đường bộ phát triển thì cư dân làm nhà hai mặt, một mặt hướng ra sông, mặt kia hướng ra lộ. Thông thường nhà được cất theo lối chữ “Đinh”, thường có một căn một chái ( căn nhà dùng để ở, chái nhà dùng làm bếp). Ngày nay trong quá trình đô thị hoá, việc cất nhà của người Kinh Bạc Liêu đã có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại, nhưng thay đổi như thế nào thì việc cất nhà vẫn được mọi người xem là việc hệ trọng, cẩn thận trong việc chọn vị trí nền, hướng, kiểu, nội thất, cảnh quan… Nhà của người Khmer ở Bạc Liêu trước đây là nhà sàn, sau này làm nhà giống như người Kinh, người Hoa. Cách sắp đặt, tổ chức nhà ở nhìn bên ngoài có cảm giác không khác gì nhà người Kinh. Nhưng nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thì sự bố trí có nhiều điểm riêng. Theo chiều ngang của nhà, một nửa là bếp núc và nửa còn lại là nhà ở. Sự bố trí tuy đơn giản như vậy nhưng không được phép tuỳ ý thayđổi.[/FONT]
[FONT=&quot]Nhà của người Hoa ở Bạc Liêu cũng khá đặc trưng. Nhà hầu hết là ba gian hay ba gian hai chái, bên trên thường có căn gác lầu dùng để thờ phượng. Người Hoa hầu hết có khiếu về kinh doanh, sản xuất thủ công nên nhà không những là nơi ăn, ở, mà còn là nơi lao động sản xuất, mua bán, giao tế…Nhà thường không cần kiên cố, chủ yếu là có mặt tiền để tiện việc giao dịch, mua bán, vận chuyển hàng hoá. Người Hoa Bạc Liêu sống rất cần kiệm, tiền bạc chỉ dành cho kinh doanh, không nặng về hưởng thụ mag rất chí thú làm ăn . Nhà người Hoa ở Bạc Liêu thường cất thành dãy, sống chung nhau thành dòng họ để có điều kiện giúp đỡ, tương trợ nhau . Chính vì có những đức tính này, người Hoa Bạc Liêu hầu hết đều thành đạt, trong lịch sử khẩn hoang Bạc Liêu, người Hoa có vai trò rất tích cực góp phần cho phong tục tập quán quê hương Bạc Liêu ngày thêm phong phú.[/FONT]
[FONT=&quot]
Đi lại[/FONT]
[FONT=&quot]Việc đi lại của người Bạc Liêu khá đặc trưng theo phong cách vùng sông nước. Phương tiện đi lại truyền thống của người Bạc Liêu xưa chủ yếu là ghe, xuồng. Hầu như gia đình nông thôn nào cũng có chiếc xuồng làm phương tiện đi lại. Xuồng có nhiều loại như xuồng ba lá, thuyền độc mộc… Gia đình khá giả hoặc có kinh doanh thì có ghe để chuyên chở vật dụng, hàng hoá. Ghe cũng có nhiều loại như ; ghe tam bản , ghe lườn, ghe bầu… Mỗi loại xuồng , ghe Bạc Liêu có tính năng khác nhau tuỳ mục đích và địa hình sông nước, sông rạch mà sử dụng. Xuồng không có mui nhưng ghe thì có mui để che mưa nắng .[/FONT]
[FONT=&quot]
clip_image004.jpg
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]( Mui được làm bằng lá dừa nước bẻ theo hình cong bán nguyệt). Chợ búa gần như được lập ra từ những bến sông thuận tiện cho việc ghe xuồng cập bến, qua lại. Trước đây khi chưa có máy móc thì cư dân dùng chèo ( Xuồng thì bổ chèo ở sau lái, ghe thì bổ chèo có cả trước lẫn sau), khi có máy cơ khí ra đời thì cư dân dùng xuồng máy ( Bổ máy đặt ở sau lái). Trong sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức có ghi “Mười người đã có chín người quen việc chèo thuyền, thạo bơi lội…”.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]1.2. Những điểm du lịch tự nhiên của tỉnh Bạc liêu[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]1.2.1. vườn chim Bạc Liêu[/FONT]
[FONT=&quot]
clip_image006.jpg
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
Với hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên trên diện tích khoảng 385ha, trong đó có 19ha rừng nguyên sinh, khu bảo tồn có 104 loài thực vật thuộc 50 giống, 46 bộ. Tầng cao của rừng là Trà Là (chiếm 50%) , Giá (30%) còn lại là Cóc, Lâm Vồ. Thảm thực vật thấp là cỏ và các loài giây leo. Đây cũng là nơi cư trú của khoảng 46 loài chim, trong đó có nhiều loài quý hiếm như Giang Sen, Điên Điển, Cò Ruồi…; 109 loài thực vật thuộc 90 chi của 46 họ; 150 loài động vật, trong đó có 58 loài cá, 7 loài ếch nhái, 10 loài có vú, 8 loài bò sát và một số động vật khác.
Vườn chim Bạc Liêu là nơi làm tổ quan trọng của nhiều loài chim nước, điển hình là các loài le le, cò, diệc, vạc, còng cọc, quắm đen... Các loài chim thường tụ tập nhiều vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Chúng làm tổ trên cây đến khoảng tháng 1 rồi bay đi nơi khác và quay trở về đây vào tháng 5 hoặc tháng 6.
Vườn chim luôn tạo ra những bất ngờ cho du khách đến tham quan. Đó là cảnh náo nhiệt của một sân chim tự nhiên. Những trứng chim nằm rải rác đó đây trên mặt đất như hòn cuội trắng. Thú vị nhất là đứng trên tháp canh cao bằng ngọn cây rồi mơ màng ngắm cảnh. Đó là lúc đàn chim đi ăn xa về tổ. Từ hướng biển Đông tím rịm sắc chiều, từ cánh đồng Bạc Liêu vàng rượm lúa chín... những đàn chim lũ lượt bay về tổ. Chúng bay thật trật tự, tách biệt giữa sắc lông và chủng loại. Có đội hình thì như mũi tên lao về phía trước, đội hình khác thì mang hình trái tim, lại có đội hình lưa thưa tản mạn. Màu trắng tinh kia là của nhóm cò Ngàng, màu đen như dầu hắc là của bọn Còng Cọc. Chúng quần đảo đen đặc trên ngọn cây như che kín bầu trời. Rừng bỗng dậy ào ào như có bão với đủ loại âm thanh: tiếng gió rít, tiếng cánh vỗ, tiếng cây lá rùng mình, tiếng chim mẹ gọi con.
Nếu có nhu cầu nghỉ đêm tại vườn chim, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức bản hòa tấu réo rắt của thiên nhiên với tiếng rì rào của lá rừng, tiếng những loài chim ăn đêm đi kiếm mồi, tiếng xào xạc của gió chướng chớm mùa mơn man rừng chồi hay tiếng mưa thu rắc nhẹ trên cành lá. Tất cả hòa quyện thành tiếng rừng, thành hơi thở của thiên nhiên nghe êm ái và hiền dịu vô cùng. Sáng ra tỉnh dậy đã nghe tiếng chim hót líu lo trong nắng sớm quê hương, du khách sẽ thấy tâm hồn mình thật trong veo và thanh thản lạ thường.
[FONT=&quot]Bạn muốn ngắm nhìn từng đàn chim bay về tổ? Hay muốn tận hưởng không khí mát dịu trong lành của khu rừng còn nguyên nét hoang sơ? Bạn sẻ tìm thấy tất cả khi đến thăm vườn chim ở Bạc Liêu, một khu vườn còn đậm nét thiên nhiên hoang dã. Cùng với một Bạc Liêu khoẻ khoắn, giàu tiềm năng…đã tạo nên một bức tranh sinh động và đầy màu sắc.[/FONT]
[FONT=&quot]Chỉ cách thị xã Bạc Liêu 6 km về hướng biển nhưng vườn chim Bạc Liêu như tách biệt hẳn với không khí ồn ào, náo nhiệt của một thị xã bận rộn. Trong thời buổi công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, con người ta càng có xu hướng quay về với thiên nhiên cùng bầu không khí an lành…Vì vậy, vườn chim ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch. Đến nơi đây, du khách như được bước vào một thế giới khác. Thế giới với màu xanh bạt ngàn của rừng, âm thanh lãnh lót của những chú chim, và được hít căng tràn buồng phổi cái không khí dịu mát, không có bụi và khói….Đây cũng là thảm rừng ngập mặn quí hiếm còn sót lại ở Việt Nam là nơi cư trú của nhiều loài chim và các chủng loài khác. Bước vào vườn chim các bạn sẽ có cảm giác như mình vừa bước vào một khu rừng nguyên sinh chưa được khai phá vậy. Lối dẫn vào rừng là một con đường mòn quanh co, dây leo chằn chịt. Trên đường đi khách tham quan còn có thể thấy được những con thú nhỏ chạy len lỏi trong những bụi rậm gần đó. Thật thú vị khi dần dần từng bước khám phá ra những bí mật của khu vườn. [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]

[FONT=&quot]
clip_image008.jpg
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Được sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương cùng với những điều kiện thuận lợi sẵn có, khu vườn này càng thu hút được nhiều loài chim hơn. Thật đúng với câu: “đất lành chim đậu”. Đây là ngôi nhà của hàng trăm loài chim, trong đó có nhiều loài quí hiếm đã được ghi vào sách đỏ như Giang Sen, Cốc đế nhỏ…Trải qua gần một thế kỉ tồn tại, nơi đây đã có không biết bao thế hệ loài chim sinh sôi nảy nở. Hàng trăm loài động thực vật cùng sinh sống ở mảnh đất này tạo nên một quần thể đa dạng sinh học rất cao. Nơi đây như một xã hội của các loài chim, một hệ sinh thái cân bằng được sự chăm chút tài hoa của mẹ thiên nhiên…Nếu đi vào buổi sáng, khách tham quan có thể ngắm nhìn những đàn chim bay đi kiếm mồi, tận hưởng những phút giây đẹp nhất của buổi sớm mai. Những giọt sương còn đọng lại trên tán lá, từng tia nắng ấm áp xuyên qua những tán cây như đang nhảy múa nô đùa… tất cả tạo nên một bức tranh vẽ cảnh bình minh tràn đầy màu sắc. Len lõi giữa rừng cây, du khách còn được bắt gặp những tổ cò trên các nhánh cây cao. Có động, chim mẹ bay chíu chít, còn những chú chim con dường như cũng rất Đặc biệt, khi đi vào buổi chiều, leo lên tháp canh cao bằng ngọn rừng, khách du lịch có thể thoả sức ngắm nhìn khung cảnh xinh đẹp bên dưới. Rừng cây như một dãy lụa xanh nhấp nhô một cách mềm mại, điểm xuyến vào đó là màu sắc của những cánh chim đang hối hả bay về tổ. Chúng bay tách biệt theo từng đàn, từng chủng loại khác nhau. Dường như có sự sắp đặt, qui ước giữa các loài, mỗi loài đều có một vùng lãnh thổ riêng. Nào là màu đen của các chú Còng Cọc trên những nhánh cây cao nhất, màu trắng tinh khôi của đàn cò đang nghỉ chân trên các tầng cây vừa…Tất cả như nhộn nhịp hẳn lên bởi nhiều âm thanh khác nhau: tiếng lá cây xào xạt, tiếng vỗ cánh, tiếng chim mẹ gọi chim con…quyện vào nhau như một bản hoà tấu gởi đến các vị khách lạ phương xa.[/FONT]
[FONT=&quot]1.2.2.Vườn nhãn Bạc Liêu[/FONT]
[FONT=&quot]Phù sa của con sông Mê Kông hiền hoà đã bồi đắp cho đồng bằng sông Cửu Long thêm màu mỡ, là điều kiện thuận lợi cho cây ăn quả phát triển. Vì thế, vùng đất này từ xưa đã được mệnh danh là xứ sở của các loại trái cây. Nào là sầu riêng thơm lừng, bưởi mộng nước…và vị thơm ngọt của nhãn.[/FONT]
[FONT=&quot]Đâu đâu trên dãy đồng bằng này ta cũng có thể thấy cây nhãn toả bóng mát, sum suê trĩu quả. Đặc biệt, tại [/FONT][FONT=&quot]Bạc Liêu[/FONT][FONT=&quot] có một vườn nhãn cổ lên đến hàng trăm năm tuổi. Đây là niềm tự hào của người dân địa phương cũng như là nơi thu hút khách du lịch đến tham quan và nghỉ ngơi thư giãn.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
clip_image010.jpg
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]Do điều kiện đất đai thuận lợi, nơi đây được đánh giá khá thích hợp cho việc trồng cây ăn trái và các loại hoa màu. Theo tương truyền, chính ông Trương Hưng là người đầu tiên đem hai giống nhãn từ Trung Quốc về trồng trên đất Bạc Liêu. Khá thích hợp với đất giồng cát-loại đất thoát nước tốt, mực thuỷ cấp sâu, tầng canh tác dày…nên hai giống nhãn đều phát triển tốt. Giống Su-bích cho trái vỏ rất mỏng, cơm dày, ăn vào có vị thơm và ngọt. Còn giống kia ra trái nhỏ, hạt nhỏ nhưng cơm cũng khá dày và có vị ngọt. Do ưa chuộng giống Su-bích, giống nhãn này ngày càng được nhân rộng. Từ Hiệp Thành qua Vĩnh Trạch, đâu đâu cũng có bóng dáng cây nhãn, từng vườn nhãn tươi tốt phủ xanh cả một vùng đất giồng cát. Giống nhãn này cũng đã được mang về Vĩnh Châu trồng thử.[/FONT]
[FONT=&quot]
clip_image012.jpg
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]Ở vùng đất này, vườn nhãn cổ nhất có thể nói đến khu vườn của gia đình ông Trương Kiết tại ấp Chòm Xoài, xã Hiệp Thành. Do các cụ trồng từ rất lâu, nên vườn nhãn này đã trên trăm tuổi. Tuy vậy, cây vẫn rất tươi tốt và sum suê trĩu quả. Có một thời gian chỉ sống nhờ vào nước mưa, nhưng với sức sống tiềm tàng mãnh liệt, cây nhãn vẫn phát triển xanh tươi. Giờ đây, hệ thống nước tưới bằng giếng khoan đã giúp người dân chủ động được thời vụ, cho ra trái sớm hơn. Nếu chăm chỉ và may mắn, thì người trồng nhãn có thể[/FONT]
[FONT=&quot] đạt đến cả trăm triệu đồng.[/FONT]
[FONT=&quot]Khi vào thăm quan vườn nhãn, khách tham quan có thể nghỉ ngơi dưới những tán cây rợp bóng, hít thở bầu không khí trong lành của một vùng quê yên tĩnh[/FONT][FONT=&quot]. Cảm giác nóng bức, khó chịu không thể lọt vào nơi đây bởi có một hàng rào bằng cây xanh che chắn. Thật dễ chịu khi nằm dưới gốc nhãn, lắng nghe tiếng chim hót ríu rít và ngắm nhìn những tia nắng nô đùa qua các kẽ lá…Một không gian xanh rộng và khoáng đãng thích hợp với nhiều loại hình vui chơi giải trí như cắm trại, dã ngoại…Đến đây vào mùa nhãn chín, khách tham quan còn có thể thưởng thức những trái nhãn thơm ngon, đậm chất miệt vườn. Hương vị thơm ngon của từng trái nhãn khiến cho người ăn không thể nào quên….Trong vườn nhãn còn có cây nhãn rất to, gốc nhãn hai người ôm cũng không xuể, đó chính là cây nhãn đầu tiên do cụ Trương Hưng trồng đầu tiên, cây nhãn cổ nhất ở Bạc Liêu.[/FONT]
[FONT=&quot]Trong những năm gần đây, diện tích của vườn nhãn ngày càng bị thu hẹp do giá nhãn xuống thấp cùng với chất lượng nhãn dần dần bị suy giảm. Để giữ diện tích vườn nhãn cổ quí còn lại, thị xã Bạc Liêu đã chuyển vườn nhãn cổ sang làm du lịch sinh thái và du lịch[/FONT]
[FONT=&quot] văn hoá. [/FONT]
[FONT=&quot]Hiện nay, lượng khách đến thăm vườn nhãn ngày càng nhiều do không khí thoáng mát cùng với hương thơm của nhãn. Hương vị ngọt ngào của loại trái cây này như muốn níu giữ du khách dừng chân lâu hơn để khám phá hết vẻ đẹp tiềm ẩn của một thị xã miền sông nước Cửu Long[/FONT]
[FONT=&quot]1.2.3. Biển Bạc Liêu[/FONT]
[FONT=&quot]
clip_image014.jpg
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Biển Bạc Liêu không có những bãi cát trắng phau như Nha Trang, Vũng Tàu… nhưng lại có những nét riêng của mình bởi nơi đây những bãi bồi xa tít có thể cung cấp những đặc sản miền biển. Rất thú vị khi bạn thả bộ trên những bãi cát còn non mùi sình để đón những ngư dân và rồi chọn cho mình những đặc sản miền biển còn tươi như nghêu, cua, ghẹ…để bổ sung cho tiệc nhẹ trên biển của chuyến du hành. Sảng khoái không khém khi bạn thích ngồi ngóng những cơn gió biển, thả tầm mắt xa tít về phía biển để thấy sự bao la của biển. Lúc này đây hãy ghé lên khu nhà nổi mà ngành du lịch Bạc Liêu mới xây dựng - Nhà hàng Hương Biển được xây ngay trên con sóng biển Bạc Liêu sẽ là nơi dừng chân cho bạn.[/FONT]
[FONT=&quot]
clip_image016.jpg
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Đến Bạc Liêu mà không thăm những cách đồng muối được chia thành từng ô, từng hàng chạy dài tít tắp là chưa biết hết nét đặc thù của xứ muối nổi tiếng này. Muối kết tinh trongô trắng tinh, lóng lánh phơi mình dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Bạc Liêu có 156 bờ biển được đánh giá là sạch, độ mặn nước biển cao, cho muối tốt, thu hoạch nhanh. Người dân Bạc Liêu ven biển luôn biết tận dụng những gì biển khơi ban tặng cho mình để làm nên những hạt muối đậm đà cho bữa ăn thêm ngon miệng. Nghề muối ở Bạc Liêu[/FONT]
[FONT=&quot]đã có từ lâu đời.[/FONT]
[FONT=&quot] Bạc Liêu là nơi cung cấp một số lượng muối khá lớn cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Có nhìn thấy sự lao động cật lực, lam lũ của người làm muối mới biết để có hạt muối trắng ngần ấy, diêm dân phải đổ biết bao mồ hôi, công sức; mới cảm thấy quý trọng hạt muối, cái tình cái nghĩa của người làm ra hạt muối.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]1.3. Những điểm du lịch văn hóa của tỉnh Bạc liêu[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]1.3.1.Quần thể nhà công tử Bạc Liêu[/FONT]
[FONT=&quot]
clip_image018.jpg
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
Nhà Công tử Bạc Liêu tại số 13, Điện Biên Phủ, phường 3, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu là địa chỉ không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào đặt chân tới Bạc Liêu.
Đây là nhà của ông Trần Trinh Trạch, cha của Trần Trinh Huy- người được mệnh danh là Công tử Bạc Liêu. Ngôi nhà được xây dựng năm 1919, tầng trệt gồm 2 phòng ngủ, 2 đại sảnh và lối cầu thang lên lầu. Tầng lầu gồm 3 phòng ngủ, 2 đại sảnh, phòng ở hướng Đông Bắc là phòng của ông Trần Trinh Trạch, phòng đối diện là phòng của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (dân địa phương gọi là Ba Huy). Đây là căn nhà được coi là bề thế nhất Bạc Liêu lúc bấy giờ, do kỹ sư người Pháp thiết kế và xây dựng; có nhiều vật liệu phải chở từ bên Pháp sang. Từ đó đến nay, gần một thế kỷ qua căn nhà gần như vẫn giữ được những nét cơ bản của nó. Năm 2003, Công ty Du lịch Bạc Liêu đã đầu tư tu sửa căn nhà nhằm đưa vào kinh doanh văn hóa du lịch. Hiện nay căn nhà này được dùng làm khách sạn trong hệ thống Nhà hàng - Khách sạn công tử Bạc Liêu.
Công tử Bạc Liêu Ba Huy nổi tiếng vì những giai thoại ăn chơi bạt mạng và lắm vợ nhiều... bồ bịch. Ba Huy chỉ thừa nhận một vợ do cha, mẹ cưới hỏi là bà Ngô Thị Đen. Tuy nhiên, ông cũng “tự mình kiếm thêm” 4 bà nữa, trong đó có một người mang quốc tịch Pháp, và... không nhớ nổi bao nhiêu... bồ.
Là người hào hoa phong nhã, cách ăn chơi của Ba Huy cũng nức tiếng với nhiều giai thoại như chuyện Ba Huy đã từng đốt tiền nấu chè “thi gan” với công tử Phước (Phước Georges, người xứ Mỹ Tho, con trai Đốc phủ sứ Sảng). Công tử Bạc Liêu đã từng “náo loạn” tại Đại Thế Giới, là khách quen của hầu hết các nhà hàng sang trong lúc bấy giờ tại Sài Gòn. Ba Huy đã từng bao cả nhà hàng một đêm để đãi duy nhất một... người đẹp.
Nhà Công tử Bạc Liêu hiện nay được bày biện, phục tráng gần như nguyên trạng. Tuy nhiên do qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau vật dụng trong gia đình đã thất lạc rất nhiều.
Theo bà Võ Kim Cương, Giám đốc Nhà hàng - Khách sạn công tử Bạc Liêu, hiện nay khách sạn hiện đang kinh doanh 10 phòng nghỉ. Giá phòng từ 200.000 - 240.000đồng/ngày đêm. Riêng căn phòng của công tử Bạc Liêu có giá thuê 350.000 đồng/ngày đêm, nhưng phải đặt trước vì có nhiều khách muốn ngủ tại phòng này.
Được biết, sắp tới, BGĐ sẽ đưa vào khai thác trang phục công tử Bạc Liêu, các vật dụng có liên quan... để hấp dẫn du khách.
1.3.2. Khu di tích lịch sử đồng Ngọc Nạn
[FONT=&quot]Di tích Đồng Nọc Nạng là di tích được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa, di tích này nằm ở ấp 4, xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu ngày nay. Di tích này là nơi diễn ra cuộc đấu tranh anh dũng của nông dân để bảo vệ ruộng đất của mình trước sự cướp bóc của bọn địa chủ cường hào dựa vào thế lực của bọn thực dân Pháp.[/FONT]
[FONT=&quot]
clip_image020.jpg
[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
clip_image021.jpg
clip_image021.jpg
clip_image022.jpg
[/FONT]
Đã trãi qua hơn bảy mươi năm, cánh đồng Nọc Nạng vẫn còn đọng lại khúc ca bi tráng ngày nào, sự kiện ấy đã đi vào thơ ca hò vè và nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật với hình tượng người nông dân Bạc Liêu chất phác thật thà mà đầy nghĩa khí.

Chuyện bắt đầu vào năm 1927, sau nhiều thủ đoạn xảo quyệt và thâm độc hòng chiếm đất của gia đình ông Nguyễn Văn Tại không xong, tên Mã Ngân (một địa chủ có tiếng ở Cà Mau) đã lừa bán cho vợ một Quan huyện là Hồ Thị Trân. Sau khi mua đất mà không lấy được đất do gia đình ông Tại phản đối kịch liệt, nên bọn chúng đã mượn thế lực thực dân Pháp đến trấn áp nhằm lấy ruộng và lúa của gia đình ông Tại. Thế là một cuộc đấu tranh của gia đình ông Tại chống lại sự trấn áp của bọn thực dân Pháp đã xảy ra đẫm máu vào ngày 17/02/1928 (nhằm ngày 29/01 âm lịch). Trong cuộc chống trả này, gia đình ông Tại mất 4 người là: Mười Chức (em ông Tại), vợ ông Mười Chức (cùng đứa con trong bụng), Năm Mẫn (em ông Tại), Sáu Nhịn (em ông Tại). Về phía bên kia thì tên Toutnier bị thương nặng (qua ngày sau thì chết) và vài tên khác bị thương. Mấy người còn lại trong gia đình ông Tại đều bị bắt và kết tội là "dậy loạn, chống công quyền, giết người".
[FONT=&quot]
Nhưng không vì thế mà chùn bước, gia đình ông Tại lại tiếp tục gửi đơn khiếu nại… Báo chí cũng lên án mạnh mẽ. Trước dư luận của công chúng cuối cùng bên Chính quyềnPháp phải ra Nghị định trả đất cho gia đình ông Tại. [/FONT]
[FONT=&quot]Sự kiện đồng Nọc Nạng năm 1928 là một bằng chứng, chứng minh tính đặc thù của chế độ thực dân Pháp cướp nước và bè lũ quan lại tay sai, nó cũng nói lên được tinh thần chống áp bức của người nông dân thật thà chất phác. Tuy cuộc đấu tranh của nông dân vùng Nọc Nạng là một cuộc đấu tranh tự phát nhưng cuộc đấu tranh ấy biểu hiện được đặc điểm sự đấu tranh của giai cấp nông dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long thời ấy, ở cuộc đấu tranh đó thể hiện được tinh thần kiên cường và nghĩa khí phóng khoáng của người nông dân Nam bộ, tinh thần đó đã góp phần hun đúc cho truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam.[/FONT]
[FONT=&quot]Đã trãi qua hơn bảy mươi năm, cánh đồng Nọc Nạng vẫn còn đọng lại khúc ca bi tráng ngày nào, sự kiện ấy đã đi vào thơ ca hò vè và nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật với hình tượng người nông dân Bạc Liêu chất phác thật thà mà đầy nghĩa khí.[/FONT]
[FONT=&quot]1.3.3. chùa xiêm cán[/FONT]
[FONT=&quot]Cách thành phố Bạc Liêu khoảng 7km về phía đông nam, chùa Xiêm Cán được coi là ngôi chùa cổ kính và lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Đông Nam bộ. Với những đường nét hoa văn tinh xảo, lối kiến trúc độc đáo, ngôi chùa có tuổi thọ hơn một thế kỷ này vẫn uy nghi tồn tại đón khách tham quan, chiêm bái.[/FONT]
Xiêm Cán là một ngôi chùa của người Khmer có kiến trúc giống như những ngôi chùa Khmer khác ở Trà Vinh hoặc Sóc Trăng. Chùa đã tồn tại hơn hơn một thế kỷ nay. Chùa được xây cất đồ sộ chạm trổ và trang trí theo phong cách dân tộc độc đáo.
Mặc dù chưa phải là ngôi chùa cổ nhất, nhưng có thể nói, chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer được liệt vào hàng lớn nhất, đẹp nhất và lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam bộ. Vì lẽ đó, nó luôn tạo được một ấn tượng khó quên trong lòng du khách mỗi khi đến tham quan.
[FONT=&quot]
clip_image024.jpg
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
Chùa Xiêm Cán được xây dựng khoảng nửa cuối thế kỉ XIX, với một lối kiến trúc vô cùng độc đáo.Cổng chùa nằm về hướng đông với những đường nét, kiến trúc, trang trí hết sức đa dạng, xây hình ba ngọn tháp, mô phỏng theo kiểu kiến trúc ĂngCo. Trên đó có tượng hình rắn nhiều đầu, có nhiều nét chạm trổ, điêu khắc hết sức công phu. Từ mé lộ đến cổng chùa là hai hàng cây xanh trải dài mát rượi cả không gian.
Mỗi hạng mục trong khuôn viên chùa là một công trình đặc sắc, tiêu biểu cho lối kiến trúc đặc trưng của người Khmer ở Nam bộ. Trong đó, nổi lên vẻ đẹp lộng lẫy của gian chính điện, hiên ngang khoe sắc với trời xanh, nằm ngay trung tâm của khuôn viên, trên nền cao 1,5m, được chia làm nhiều cấp bậc và có hành lang bao quanh. Trong chính điện là hai hàng cột cao to nâng đỡ mái chùa. Mái chùa được cấu trúc nhiều tầng lớp chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian cao vút, hòa với đỉnh nhọn như một chóp tháp.
Gian chính điện trang trọng nhất, thiêng liêng nhất được đặt một tượng phật rất to ngự trên cao, trang trí nhiều hoa văn, họa tiết, những nét điêu khắc, các miếng phù điêu và nhiều bức bích họa hết sức sinh động, làm cho ngôi chùa vốn dĩ trang nghiêm lại càng trang nghiêm hơn. Bốn bức tường của ngôi chính điện trang trí rất nhiều hình vẽ giải thích quá trình tu hành khổ luyện của Đức Phật từ lúc sinh ra cho đến khi nhập cõi Niết Bàn.
[FONT=&quot]
clip_image026.jpg
[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Đối diện ngôi chính điện là cột trụ biểu với hình tượng của rắn 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ, ngụ ý giáo lý Phật pháp soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã được thuần phục. Còn sa la là nơi để các sư sãi nghỉ ngơi và cũng là nhà hội của các tín đồ Phật giáo Khmer. Ở sa la này, cũng có trang trí nhiều bích họa, hoa văn về công việc và cuộc đời của Đức Phật. Đặc biệt, trong các hạng mục nơi đây, du khách sẽ bắt gặp những hàng cột có đắp nổi phù điêu hình các tiên nữ và những quái vật. Theo triết lý của người Khmer Nam bộ, đó là những chướng ngại đối với phật tử trên bước đường tu thành chánh quả.[/FONT]
[FONT=&quot]Về thăm chùa Xiêm Cán, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy, cổ kính mà còn có cơ hội tìm hiểu đời sống, phong tục tập quán đặc sắc của cộng đồng người Khmer Nam bộ nói chung và ở Bạc Liêu nói riêng.[/FONT]
[FONT=&quot]1.3.4. Phật bà Nam Hải[/FONT]
[FONT=&quot]
clip_image027.jpg
[/FONT]
[FONT=&quot]Thị xã Bạc Liêu có một cửa biển, đó là cửa biển Nhà Mát thuộc phường Nhà Mát. Khu Quan Âm Phật Đài (Phật Bà Nam Hải) nằm trên phường này. Được xây dựng từ năm 1973, khu Phật Bà Nam Hải là một công trình kiến trúc - văn hóa - tâm linh nổi bật nhất ở Bạc Liêu. Hằng năm, có hàng ngàn lượt du khách đến tham quan, thưởng ngoạn và bày tỏ lòng thành kính của mình. Tháng 3 hằng năm đều diễn ra lễ hội Vía Bà, kéo dài trong 3 ngày. Đây là một lễ hội lớn và rất nghiêm trang, thu hút nhiều du khách nhất. [/FONT]
[FONT=&quot]Tượng Phật Bà cao 11m, xoay mặt ra biển Đông, trở thành trung tâm giữa đất liền và biển lớn. Bát ngát cây xanh nước mặn bao lấy bờ biển tạo nền cho bức tượng trắng đứng sừng sững trên đài sen hồng. Du khách đến đây sẽ cảm nhận được sự bình yên tỏa lan từ khuôn mặt dịu hiền, phúc hậu của Phật Bà. Theo tín ngưỡng của những người đi biển, Phật Bà đã phù hộ và chở che cho họ rất nhiều và những gì họ có được là cũng nhờ một phần vào việc họ tin và thành kính đối với thế giới tâm linh.[/FONT]
[FONT=&quot]Ngoài ra, du khách còn có thể chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của cổng tam quan ngay khi bước vào. Hai bên Phật đài là hai dãy nhà rộng lớn, được xây theo kiến trúc của các ngôi chùa. Gian nhà giữa để thờ các vị Phật, có trải thảm cho du khách vái lạy cầu an. Hai bên có những gian nhà nhỏ, vừa là nơi để du khách nghỉ chân vừa là nơi ghi lại quá trình xây dựng và phát triển của khu du lịch. Điều thú vị là ban quản lý khu du lịch đã làm một chương trình phát thanh về quá trình phát triển và những sự tích của khu Phật Bà Quan Âm để du khách có thể nghe khi ngồi nghỉ mát. Và một nhà ăn với các món chay phục vụ thực khách.[/FONT]
[FONT=&quot]Không gian của khu du lịch rất thoáng. Những luồng gió biển thổi vào luôn làm dịu mát sự mệt mỏi cho du khách đường xa. Cảnh biển ngút ngàn càng tôn thêm sự thiêng liêng cho bức tượng. Gần đó là những cửa sông với dãy cây xanh ven bờ hút hồn du khách. Các dịch vụ ăn uống, quà lưu niệm luôn phục vụ suốt ngày đêm. Du khách có thể mang về những bức tranh, những cái nón trầm do tự tay người dân Bạc Liêu làm, cho người thân, bạn bè để làm kỷ niệm. Và thú vị là thưởng thức những món đặc sản Bạc Liêu trong hàng quán của người dân quanh khu du lịch. [/FONT]
[FONT=&quot]
clip_image029.jpg
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot]Đường đến khu Phật Bà Nam Hải[/FONT]
[FONT=&quot]Cách TP Bạc Liêu 8km, du khách có thể đến với khu du lịch Quan Âm Phật Đài dễ dàng bằng taxi, xe ôm hay các xe dịch vụ. Trên đường đi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc đầy thú vị của thiên nhiên và con người vùng biển. Nếu khách tham quan muốn ở lại để khám phá sự độc đáo của nơi này thì đã có sự phục vụ tận tình của các nhà nghỉ và khách sạn trong và ngoài thành phố[/FONT][FONT=&quot]. [/FONT]
[FONT=&quot]Đời sống tâm linh là một điều không thể thiếu đối với mỗi người. Khu Phật Bà Nam Hải đã và đang đáp ứng nhu cầu đó kết hợp với tham quam du lịch một cách thành công. Nếu đến đây, bạn sẽ tìm thấy được một nơi chốn bình yên, thanh thản cho riêng mình, khám phá được nhiều điều độc đáo và thú vị trong các công trình kiến trúc, trong cách ứng xử và những nét văn hóa đậm chất Phật giáo. [/FONT]
[FONT=&quot]1.3.5. Tháp cổ Vỉnh Hưng[/FONT]
[FONT=&quot]Tháp Cổ Vĩnh Hưng – một công trình kiến trúc của người Khơme (thời kỳ tiền Angkor), cổ nhất được liệt vào danh mục di tích quốc gia (theo danh mục di tích hiện nay). Tháp đã trải qua bao thế kỷ tồn tại, và cũng có bao nhiêu tên gọi khác nhau – Tháp Trà Long, Tháp Lục Hiền – là tên của hai vị sư trụ trì giữ gìn nơi đây. Nhưng ngày nay mọi người quen gọi với cái tên Tháp Cổ Vĩnh Hưng, bởi vì Tháp có dáng vẻ cổ xưa này tọa lạc thuộc địa phận xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, cách trung tâm thị xã Bạc Liêu khoảng 20km về hướng Tây bắc theo đường chim bay. Đến với di tích có thể chọn một trong hai loại phương tiện xe hoặc tàu. Chọn phương tiện xe thì đi từ trung tâm thị xã theo lộ Cầu Sập – Vĩnh Hưng rẽ trái 2km vào đến Tháp. Chọn phương tiện tàu để ngắm cảch sông nước Bạc Liêu ven bờ có cây trái xanh tươi, và hầu như quanh năm có đồng lúa xanh tươi, óng ả trĩu bông, có nước ngọt dẫn về từ con sông mẹ Mê – kông. [/FONT]
[FONT=&quot] Từ xa, trông ngôi tháp có khối hình trụ đứng sừng sững giữa rừng cây, với dáng vẻ cổ kính – một phần bị rong rêu phủ, còn lại nhiều chỗ gạch loang lỗ khuyến sâu vào gần bên trong lòng Tháp bởi thời gian dài chịu ảnh hưởng của mưa nắng. Gần tháp khoảng mười thước hiện ra một nét kiến trúc nào đã từng gặp. Vâng, kỹ thuật chế tác gạch, và kỹ thuật cấu trúc kết dính gạch lại với nhau không có khoảng đệm ở giữa rất giống tháp của người Chăm ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận… Ngày nay trong xây dựng người ta dùng chất liệu kết dính bằng xi măng, hoặc trước đó dùng vôi vữa. Ngày xưa cổ nhân Khơme ở đây đã có kỹ thuật xây dựng hết sức độc đáo mà các nhà khoa học bây giờ vẫn chưa lý giải thống nhất – họ dùng chất kết dính có nguồn gốc thực vật, hay áp dụng phương pháp mài những viên gạch thô (gạch chưa nung) đem xếp chồng lên thành hình ngôi Tháp, xong phủ lớp rơm, gỗ đất nung đến khi gạch đạt dến độ cứng? Mặt khác đến với Tháp Cổ Vĩnh Hưng người xem không khỏi thắc mắc – gạch ở đoạn dưới có màu đỏ, đoạn trên có màu rắng, phải chăng Tháp đã có lần trùng tu? [/FONT]
[FONT=&quot] Để lý giải những vấn đề trên, có lẽ nên nhường lại cho các nhà khoa học. Trở lại với di tích, ngoài ngôi tháp ngoài khu vực còn có chùa Phước Bửu Tự theo phái Bắc tông, hằng ngày đều có khách thập phương đến thăm viếng thắp hương,đông nhất là ngày rằm tháng giêng hằng năm (ngày 15 – 1 – âl), hằng ngàn người trong và ngoài tỉnh đổ về dâng hương. Dòng người qua lại xen kẽ với các quầy hàng được bày bán theo lề đường chật ních cả lối vào. Đêm đến có vô số chiết liều dựng lên, du khách dễ nhận ra ở ngoài đồng ruộng, sau vườn, quanh chân tháp, nói chung chỗ nào trống là họ có thể căn liều, móc mùng ngủ tạm qua đêm. Người không ngủ được thì thỉnh thoảng đến đốt nhang lế Phật. Cứ như vậy đến sáng lúc nào bát hương cũng nghi ngút khói. Tất cả đều có chung một ý nguyện cầu phúc, cầu an, khấn vái mua may bán đắt. [/FONT]
[FONT=&quot] Chùa Phước Bửu Tự được người Việt tái tạo lại trên nền chùa cũ ( theo phái Nam tông), ngày xưa ngươi dân Khơme trong vùng xây dựng làm nơi tu hành của các vị sư, và chăm lo giữ gìn ngôi tháp. Do điều kiện chiến tranh các vị sư cùng dân Khơme ở đây di tản đi tứ xứ, không người trông nom hoang phế dần dần; ngôi chùa không còn tồn tại cùng với tên gọi của nó. Các tượng Phật đem gởi tận chùa Đìa Muồng (H. Hồng Dân) đến nay vẫn còn lưu giữ. [/FONT]
[FONT=&quot] Cảnh vật ở đây thật hấp dẫn du khách, ngoài công trình kiến trúc tháp du khách có thể hít thở không khí trong lành đượm mùi hương hoa đồng nội, dõi mắt bao quát cánh đồng ruộng mênh mông phì nhiêu của một vùng đất đã được ngọt hóa. Điều thú vị ở đây còn là di sản khảo cổ gần như lộ thiên trên mặt đất. Ở mỗi dưới chân trong cũng như ngoài khuôn viên di tích bao trùm một vùng rộng lớn có đường kính gần 1km, bắt gặp rất nhiều những mãnh gốm thô đủ màu sắc, nâu, xám sậm, xám lợt đỏ, trắng ngà… và nhiều ảnh gốm, mảnh đá có khắc hoa văn khác nhau. Nhìn thoáng qua không thấy gì quí hiếm, nhưng đối với các nhà nghiên cứu nó như có ngôn ngữ đặc biệt chứa đựng lượng thông tin vô cùng quan trọng. Từ các di vật ấy nhà khoa học khẳng định đây là đặc trưng của nền vă hóa Óc - eo rất phổ biến trong vùng đồng bằng Tây Nam bộ. [/FONT]
[FONT=&quot] Tháp cổ Vĩnh Hưng là công trình kiến trúc nghệ thuật có niên đại dịch ra từ bia đá: 892 AD (sau Công Nguyên) và là nơi tín ngưỡng của nhân dân đã được Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết đinh số 983 ngày 04/08/1992 liệt vào danh mục di tích quốc gia.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]1.3.6.Phủ thờ dòng họ Cao Triều[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Thời đàng cựu, chính sách chiêu mộ lưu dân vào Nam khẩn hoang của các chúa Nguyễn là: Ai có nhân lực, vật lực… đủ sức khai hoang thì cứ tự do mà trưng khẩn và nếu khai phá được một diện tích đất đai đủ điều kiện thành lập làng mới thì cho người đó làm trưởng làng. Đến khi người Pháp đô hộ, chính quyền thực dân vẫn giữ chính sách nêu trên. Thực tế, để thu thuế nhanh, toàn quyền Đông Dương đã ký nhiều Nghị định cấp cho những người giàu có hàng ngàn mẫu, với điều kiện người chủ đất chịu trách nhiệm nộp thuế cho nhà nước. Chính sách điền địa nêu trên đã thành sự ưu ái cho một nhóm người có tiền tài và quyền lực. Thế cho nên ruộng đất chỉ tập trung vào tay một nhóm người rất nhỏ. [/FONT]
[FONT=&quot] Có một tổng kết cho rằng Bạc Liêu là nơi có địa chủ nhất nước (2%), đồng thời là nơi chủ chiếm nhiều ruộng đất nhất nước (hơn 95%). Những tên tuổi nổi tiếng Nam kỳ vì sự nhiều ruộng như: Trần Trinh Trạch, đất lúa, đất muối hơn 200 ngàn mẫu; Vưu Tụng 70 ngàn mẫu; Châu Oai 40 ngàn mẫu…, rồi Cao Minh Thạnh, Chung Bá Vạn, Mai Hữu Kiến, Mai Hữu Quỳ, Quách Ngọc Đống, Phan Hô Biết… Đến đầu thế kỷ XX, người Pháp đã nhìn nhận ĐBSCL là vựa lúa miền Nam nên đã cho đào một hệ thống kênh mương dày đặc ở vùng Hậu Giang. Chính hệ thống kênh mương này đã giải quyết nạn ngập úng do cơn lụt thường niên vào tháng 8 âl gây ra hàng năm. Đất đai được rửa phèn, xổ mặn… có thể nói trong lịch sử khẩn hoang được khai phá nhanh và trở nên có năng xuất hơn. Hơn thế nữa, nhờ hệ thông kênh mương mà lúa gạo được chở về Sài Gòn nhanh và dễ dàng hơn. Thập niên 30, Bạc Liêu là tỉnh có số lúa gạo bán ra đứng nhất ở Nam kỳ… đất đai trở nên có giá. [/FONT]
[FONT=&quot] Chính vì thế mà những địa điền chủ ở Bạc Liêu càng có ruộng nhiều thì càng giàu nứt đố đổ vách. Thời kỳ cực thịnh nhất của họ là khi hệ thống kênh đào phát huy tác dụng (khoảng sau năm 1910). Và đó cũng là thời điểm họ đua nhau cất nhà. Năm 1914 Cao Minh Thạnh cất nhà, năm 1917 Trần Trinh Trạch cất, năm 1920 Hội đồng Điều cất… [/FONT]
[FONT=&quot]Lịch sử hình thành và phát triển đô thị Bạc Liêu đã có hơn 200 năm. Thế nhưng đó là một sự phát triển vô cùng chậm chạp, bởi Bạc Liêu được mệnh danh là “ Xứ Quê Mùa”. Trước năm 1900, ít có người từ nơi khác dám đến khai khẩn bởi nạn ngập úng, rồi ma thiên nước độc, sương lam chướng khí. Người khẩn hoang xưa hò rằng: [/FONT]
[FONT=&quot]Chèo ghe sợ gấu cắn chưn [/FONT]
[FONT=&quot]Xuống đìa sợ đỉa, lên rừng sợ ma. [/FONT]
[FONT=&quot]Đất đai của Bạc Liêu khai hoang 2-3 mùa sau mới thu được huê lợi, chính vì lẽ đó mà trong sách “Khẩn hoang miền Nam” của Sơn Nam ghi: Thoạt tiên nhà lồng chợ cất bằng lá. Năm 1885, làng Vĩnh Hương xin cất chợ lợp ngói, hy vọng rằng tiền góp chợ sẽ tăng gấp đôi và xin vay trước của nhà nước 6.100 đồng để xây cất, làng sẽ trả lại cho nhà nước cả vốn lẫn lời trong vòng 12 năm. Năm 1892, Tham biện bắt buộc những nhà lá ở chợ phải dỡ bỏ để cất lại phố ngói có lầu”[/FONT]
[FONT=&quot]. [/FONT]
[FONT=&quot]Căn cứ vào tài liệu trên, chúng ta thấy rằng giai đoạn các đại điền chủ Bạc Liêu đua nhau cất nhà là giai đoạn đô thị Bạc Liêu được hình thành rõ nét nhất. Có thể nói đó là một dấu ấn trong kiến trúc đô thị Bạc Liêu. Nếu loại bỏ vấn đề ý thức hệ để đứng trên quan điểm bảo tồn một dấu ấn của lịch sử phát triển Bạc Liêu thì những ngôi nhà nêu trên cần phải được bảo vệ nghiêm túc. [/FONT]
[FONT=&quot]Thế nhưng do thời gian xây cất quá lâu, do biến thiên thời cuộc mà những ngôi nhà trên giờ chỉ còn cái vỏ không nguyên vẹn.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Trải qua nhiều chế độ quản lý dùng cho mục đích công sở, nên toàn bộ nội thất của các ngôi nhà nêu trên đã bị phá nát hoàn toàn. Có những chuyện rất đau lòng, sau giải phóng, ngôi nhà Huyện Sổn được giao cho một đơn vị bộ đội quản lý, các anh lính của thời bao cấp đã bửa làm củi nấu cơm những bức hoành phi, câu đối… cực kỳ quí giá. [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Hiện nay, duy nhất chỉ còn ngôi phủ thờ của dòng họ Cao Triều là nội thất bên trong còn tương đối nguyên vẹn. Nguyên nhân là do công lao của nhân sỹ yêu nước Cao Triều Phát nên Nhà nước không quản lý như những ngôi nhà của các địa chủ khác, mà con cháu dòng họ Cao Triều đã giữ gìn…[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Đây là một ngôi nhà quí. Nó quí bởi vì là ngôi nhà duy nhất nội thất còn khá nguyên vẹn, đủ sức minh họa cho những kiến trúc đầu tiên tạo ra những nét khám phá sinh động cho bức tranh Bạc Liêu đã nêu trên. Nó quí vì đó là một kiến trúc cổ, và nó còn quí bởi vì danh tiếng của chủ nhân. [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Ngôi phủ hiện tọa lạc tại bờ sông Bạc Liêu, thuộc phường 5, thị xã Bạc Liêu.. nó được xây dựng vào năm 1914. Trong gia phả của dòng họ Cao Triều ghi rằng: “… Do công đào kênh đắp lộ, mở mang quận Vĩnh Châu nên ông (Cao Minh Thạnh) được thọ phong chức Đốc phủ xứ hàm…”, “… việc nhà ông cũng không bao giờ sai sót…”, “ông có lập phần phương hỏa giao cho Chị trưởng lo việc cúng tế tiền nhơn ở tại Cao gia hương hỏa…”. [/FONT]
[FONT=&quot] Như vậy căn cứ vào gia phả của dòng họ Cao Minh Thạnh thân sinh của nhân sỹ yêu nước Cao Triều Phát ngày xưa đã đứng ra xây dựng ngôi phủ thờ này. Đây là một danh gia của đất Bạc Liêu. Ông Cao Minh Thạnh là Đốc phủ xứ còn các anh em và con cái của ông đều là quan Phủ thờ do họ xây cất cũng không phải tầm thường. [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Nhìn tổng thể ngôi phủ thờ có phong cách kiến trúc Á Đông. Mái nhà lợp ngói âm dương, các cột được đẽo gọt từ khối có hình lưỡng long tranh châu. Các cửa chính và cửa phụ đều mang nét kiến trúc Trung Hoa. Đặc biệt là nội thất bên trong mang dáng dấp kiến trúc của cung đình Huế. Đây là một phong cách bài trí nội thất rất phổ biến của nhà địa phủ, bá hộ hồi đầu thế kỷ XX. Người ta qua tận Campuchia để mua về các loại danh mộc rồi rước thợ từ Huế hoặc tận ngoài Bắc vào ở trong nhà đục đẽo 2 -3 năm trời để trang trí nội thất. Tại ngôi phủ thờ dòng họ Cao tuy đồ đạt đã bị thất tán khá nhiều nhưng vẫn còn những thứ quí giá như: 2 bộ trường kỷ bằng đá hoa cương có màu trắng và hoa văn, dày một tấc; hai cặp bạc đội đèn, 2 bộ lư đồng mắt tre. Hai bộ lư này đúng là những cổ vật , nghe đâu chỉ còn một hai cặp ở Bạc Liêu. Giá trị của nó hiện hiện đến gần chục cây vàng mỗi bộ. Ngoài ra bàn thờ và khánh thờ được chạm trổ cực kỳ tinh xảo với hình tướng long tranh châu, qui hoạt và các loại mai, tùng, trúc, cúc… Rồi các bức hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng cũng là những cổ vật… [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Ngoài ra ngôi phủ thờ còn có một sức thu hút khác vì nó là nơi thờ phượng tổ phụ của một nhân vật lịch sử Việt Nam, đó là nhân sĩ yêu nước Cao Triều Phát. Ông sinh năm 1889, mất năm 1956. Cha là Đốc phủ xứ Cao Minh Thạnh, mẹ là Tào Thị Súc. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc ông sang pháp học lấy bằng kỹ sư canh nông. Sau về nước ông sáng lập hai tờ báo có tên là Nhật Tân Báo, Kỷ Nguyên Mới, nhằm bên vực cho người lao động, nâng cao dân trí, dân sinh. Ông còn là một trong những sáng lập viên của “Đông Dương lao động Đảng: ở Sài Gòn. [/FONT]
[FONT=&quot] Khoảng năm 1929, ông bị Pháp quản thúc tại gia ( Bạc Liêu) vì tội” phá rối chính trị an”. Năm 1930, Cao Triều Phát gia nhập phái Minh chơn đạo – Cao đài Hậu Giang và từng giữ chức Bảo đạo, Bảo pháp trong hiệp thiên tài và đắc cử vào Hội đồng quản hạt Nam kỳ. Mùa thu năm 1945, ông được cử làm phó chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh tỉnh Bạc Liêu… Ngày 06/01/1946 ông đắc cử Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại đơn vị tỉnh Bạc Liêu, đánh vào thánh thất Ngọc Minh ông cùng với các chức sắc trứ hữu quyết tâm tử thủ trong nhiều ngày. Năm 1947 ông giữ chức cố vấn Ủy ban Hành chánh kháng chiến Nam bộ, tập hợp 12 phái thống nhất cao đài cứu quốc tham gia Mặt trận Việt Minh chống Pháp. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc gặp Bác Hồ tại Thái Nguyên và giữ chức giáo tông Cao đài 12 phái thống nhất, từng là Ủy viên thường trực Quốc hội, Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Được thưởng nhiều huân chương… [/FONT]
[FONT=&quot] Nói về cuộc đời cụ Cao Triều Phát, một nhà văn đã viết: “… Cụ tham gia kháng chiến ngay từ những ngày đầu kháng chiến tới già tới chết. Phần lớn sự nghiệp của cụ, cụ cống hiến cho cách mạng. Hiện tượng Cao Triều Phát là một hiện tượng đặc biệt nói lên nghĩa khí của người Nam bộ, hơn nữa là một nhà giàu muôn hộ trọng nghĩa khinh tài. Còn cố vấn Võ Văn Kiệt thì nói rằng: “Tôi tham gia cách mạng nếu có mất mát thì cũng chẳng mất mát thứ gì, còn những người như cụ Cao Triều Phát thì mất mát lớn lao. Họ đã đánh đổi cuộc sống giàu sang để vì sự nghiệp chung của dân tộc…”. Thực tế Cao Triều Phát là một đại điền chủ nhưng ông đã bỏ hết để theo cách mạng. Bác Hồ viết thư cho Cao Triều Phát đã nói như sau: “Dù xa cách Chính phủ và tôi lúc nào cũng nghĩ đến công nghiệp của ông đối với Tổ quốc, đố với công cuộc kháng chiến và rất mong có ngày được gặp ông để cùng uống một chung rượu đào, ngâm một bài thơ đắc thắng”. Cao Triều Phát đã được Tổng bí thư Lê Duẩn kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. [/FONT]
[FONT=&quot] Tóm lại Cao Triều Phát là một nhân vật lịch sử của đất Bạc Liêu. Phủ thờ dòng họ Cao Triều Phát là một di sản của một con người nổi tiếng. [/FONT]
[FONT=&quot]1.3.7. Đồng hồ đá Bạc Liêu[/FONT]
[FONT=&quot]
clip_image030.jpg
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
clip_image032.jpg
[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Bạc Liêu hiện vẫn còn lưu giữ được chiếc đồng hồ đá của nhà bác vật đầu tiên của Việt Nam, ông Lưu Văn Lang. Người ta kể lại rằng chiếc đồng hồ này được ông Lang làm tặng cho tỉnh trưởng tỉnh Bạc Liêu trong thời Pháp thuộc, vào đầu thế kỷ XX.[/FONT]
[FONT=&quot] Đồng hồ rất đặc biệt, được xây bằng gạch và xi-măng, không dùng bất kỳ máy móc nào, được đặt hướng về phía Đông ở trước dinh Tỉnh trưởng. Trên bề mặt đồng hồ kẻ 12 chữ số La Mã, phân định đều nhau; giữa mặt đồng hồ xây một cái gờ nhô lên. Cái gờ này giới hạn ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào các con số. Phần ánh sáng mặt trời không chiếu trực tiếp vào có màu tối, phần còn lại có màu sáng rõ hơn (do mặt trời trực tiếp chiếu). Nơi tiếp giáp giữa hai màu đó là điểm giờ trong ngày. Sáng sớm, mặt trời vừa mọc thì dọi ngay số 7; mặt trời dần cao đến độ nào thì bóng rọi dần lên các con số chỉ giờ, cho đến khi đứng bóng thì chỉ đúng số 12. Trời trở về chiều, bóng lại nghiêng theo đúng thứ tự thời khắc. Đến khi bóng hạ dần tới bậc tam cấp thấp nhất thì mặt trời đã lặn. So với đồng hồ ngày nay, đồng hồ đá chỉ sai lệch độ 5 phút. Một số nhà nghiên cứu cho rằng có thể ông Lang đã theo cách thức của đồng hồ Thái Dương (loại đồng hồ làm bằng những dụng cụ thô sơ xuất hiện từ thủa xa xưa) để tạo nên chiếc đồng hồ đá độc đáo này.[/FONT]
[FONT=&quot]

Di vật chiếc đồng hồ đá gợi nhớ lại cuộc đời của một nhà bác vật lớn của Nam bộ. Ông Lưu Văn Lang sinh ngày 5-6-1880 (mất ngày 3-8-1969), tại làng Tân Phú Đông, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp). Ông được tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau khi thủa nhỏ được học chữ nho, đến 10 tuổi học chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Do có trí thông minh thiên phú, ông Lang được cấp học bổng lên Sài Gòn học trường Tây Chasseloup Laubat và năm 17 tuổi thi đậu tú tài 2 của Pháp với số điểm xuất sắc, được học bổng sang Pháp học École Centrale de Paris, nơi đào tạo kỹ sư lớn nhất nước này. Năm 1904, ông tốt nghiệp kỹ sư hạng ưu (đứng thứ 3 trong số 250 người!) và được coi là kỹ sư đầu tiên của Nam bộ lúc bấy giờ, mà người Đồng bằng sông Cửu Long quen gọi là bác vật. Sau khi ông Lang về nước, nhà cầm quyền Pháp ở Việt Nam liền cử ông qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để tham gia xây dựng tuyến đường xe lửa nối liền Trung Quốc với Đông Dương.[/FONT]
[FONT=&quot]
Từ 1909-1940, ông làm việc ở Sở Công chánh Sài Gòn, nổi tiếng tài giỏi và rất liêm khiết. Trong khoảng thời gian này, ông Lang nhiều lần được điều về công tác ở Bạc Liêu, để theo dõi các công trình xây dựng ở đây và để lại một giai thoại thú vị: Khi ông Lang xuống Bạc Liêu thì công trình xây cầu Long Thạnh do Pháp xây dựng sắp xong. Ông Lang lấy cây gậy khõ vào thành cầu rồi khẳng định với viên kỹ sư Pháp rằng một tháng nữa cầu sẽ sập (có người bảo ông còn nói chính xác cả giờ cầu sập). Quá bất ngờ, viên kỹ sư Pháp phẫn nộ, nhưng rồi cũng phải bái phục kỹ sư người Việt bởi quả nhiên chiếc cầu sập sau đó đúng 1 tháng. Từ đó, người dân ở đây gọi chiếc cầu Long Thạnh là Cầu Sập cho đến tận bây giờ. Tỉnh trưởng người Pháp ở Bạc Liêu thời đó rất khâm phục tài năng của ông Lang và đối đãi rất hậu. Đáp lại tình cảm đó, ông Lang đã làm chiếc đồng hồ đá [/FONT]
[FONT=&quot]kể trên để làm quà tặng. [/FONT]
[FONT=&quot]Năm 1994, việc xây dựng các ngôi nhà cao tầng xung quanh khiến chiếc đồng hồ đá hơi bị vênh. Bảo tàng Bạc Liêu đã cho kích lại để đảm bảo tính chính xác của nó. Giờ đây, chiếc đồng hồ đá hoạt động gần như chuẩn với hồi mới xây dựng. Thỉnh thoảng, sinh viên ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Bạc Liêu có làm “vệ sinh” cho đồng hồ bằng cách cạo rêu và sơn lại các con số. Tuy nhiên, do cây cối xung quanh quá nhiều nên ánh sáng mặt trời khó len vào được chiếc đồng hồ đá trong khi nó chỉ phát huy tác dụng khi có ánh nắng mặt trời. Thiết nghĩ Bảo tàng Bạc Liêu nên khắc phục khuyết điểm này và ngành du lịch địa phương nên đưa chiếc đồng hồ đá này vào tua tham quan du lịch để giới thiệu một dụng cụ xem giờ có một không hai ở nước ta. [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]1.4. Những lễ hội tiêu biểu của người Bạc Liêu[/FONT]
[FONT=&quot]1.4.1. Lễ hội quan âm Nam Hải[/FONT]
[FONT=&quot]Lễ hội Quán âm Nam Hải là một trong những lễ hội dân gian đặc sắc của người Bạc Liêu, diễn ra từ ngày 5-7/5/2010, ở khu Quán âm Phật đài tại thị xã Bạc Liêu. Từ nhiều ngày qua, hàng chục ngàn lượt phật tử, du khách, tăng ni và đông đảo người dân khắp nơi về dự lễ hội Quán âm Nam Hải. [/FONT]
[FONT=&quot]
clip_image034.jpg
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Lễ hội Quán âm Hải Nam với nhiều phần lễ như: lễ cầu an, cầu siêu, chúc phúc; phần hội gồm trưng bày triển lãm hình ảnh đất nước, con người Bạc Liêu xưa và nay, khu hội chợ, diễu hành lễ rước Quán âm Nam Hải..[/FONT]
[FONT=&quot]Từ cuối tháng 4/2010 đến nay, đặc biệt vào những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, lễ hội đã đón hàng ngàn lượt du khách mỗi ngày, tạo cho không khí những ngày cận kề lễ chính sinh động, nhộn nhịp.[/FONT]
[FONT=&quot] Năm 2010, Ban trị sự Quán âm Phật đài, cùng với chính quyền địa phương di dời hơn 50 hộ buôn bán dọc theo đường vào khu Phật Bà; đồng thời nâng cấp mở rộng đường vào, đầu tư xây dựng mới khu giữ xe khách, khu buôn bán ăn uống, quà lưu niệm, bông hoa nhang đèn cúng lễ.[/FONT]
[FONT=&quot]Đại đức Thích Minh Lành, Phó Trưởng Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo, Trưởng Ban Trị sự Quán âm Phật đài cho biết lượng phật tử, du khách về dự lễ năm 2010 khá đông, trung bình mỗi ngày đón khoảng 15.000 lượt du khách, ước tính lễ hội năm 2010 sẽ đón trên 50.000 lượt người, tăng gấp đôi so với năm 2009.[/FONT]
[FONT=&quot]1.4.2. Lễ nghinh ông Gành Hào[/FONT]
[FONT=&quot]
clip_image036.jpg
[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] Trong cái nắng hanh lưng lửng buổi sáng, “Đến hẹn lại lên” từng đoàn tàu chầm chậm rời bến xuôi theo dòng nước tiến ra biển, chiêng trống rộn ràng, người người đứng chen chúc trên bờ kè để chiêm ngưỡng khung cảnh hùng tráng của đoàn ghe tưởng như một đoàn thủy quân xuất trận, “Lễ hội Nghinh Ông” cửa biển Gành Hào đã là điểm hẹn của ngư dân và du khách xa gần từ nhiều năm nay. [/FONT]
[FONT=&quot]Tại Gành Hào có khoảng 450 chiếc tàu đánh cá thường xuyên hoạt động khai thác đánh bắt, huyện Đông Hải còn có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 40.000 ha và bờ biển dài 23km, đây là ngư trường rộng lớn để nuôi trồng đánh bắt thủy sản của cư dân trong huyện, với đặc điểm nghề nghiệp như thế, việc tổ chức hoạt động đáp ứng tín ngưỡng dân gian làng nghề sông nước là một nhu cầu tất yếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trong huyện nói chung, ngư dân nói riêng. [/FONT]
[FONT=&quot] Hàng năm, lễ hội Nghinh Ông diễn ra 3 ngày (vào mùng 9 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch), khi sắp đến ngày lễ hội, dù ghe tàu đang đánh bắt ngoài khơi, thì chủ ghe cũng tranh thủ quay về đất liền để tham dự, mọi người sửa sang, trang trí lại ghe nhà để chuẩn bị tham gia cho cuộc rước Ông từ ngoài biển khơi (cách xa bờ biển khoảng 5-7 hải lý). Sau khi tổ chức các nghi thức cúng tế tại Lăng Ông, Lễ rước xuất phát từ Lăng Ông về đến cảng cá để xuống ghe ra biển, ba chiếc ghe lễ dẫn đầu và trên 300 chiếc ghe lớn nhỏ (tàu đánh cá) nối đuôi phía sau, trên mỗi chiếc ghe còn có vài chục đến hàng 100 người khách đi theo tạo nên không khí thật náo nhiệt rất sinh động hào hứng. Theo tập tục, mỗi chiếc ghe đều có mâm đèn, trái cây, heo quay hoặc gà, vịt để cúng tế. [/FONT]
[FONT=&quot]Trong những năm qua, nhằm bảo tồn và phát triển lễ hội trong tương lai, Phòng Văn hóa thông tin huyện có những định hướng tham mưu cho cấp trên đề ra giải pháp thích hợp nâng cao chất lượng việc tổ chức và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội cụ thể như: thành lập Ban tổ chức để điều hành các hoạt động lễ hội đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn; quy hoạch, nâng cấp cơ sở vật chất để tổ chức lễ hội; kịch bản lễ hội không cải biên, tránh rườm rà và có kế thừa chọn lọc và phát triển qua mỗi năm; phần hội luôn cân đối với lễ về mặt thời gian, nội dung phong phú, khôi phục các trò chơi dân gian như tổ chức thi thả diều, lội bắt vịt, thi cắt xê, keo cào, vá lưới, đi cà kheo… Ngoài ra Ban tổ chức tổ chức giao lưu ẩm thực, chương trình văn nghệ quần chúng, đặc biệt là vận động các cơ sở sản xuất tôm giống đóng góp thả hàng chục triệu con tôm giống nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh đó, Ban tổ chức còn tích cực quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin để phát triển du lịch của địa phương. [/FONT]
[FONT=&quot] Căn cứ Quy chế tổ chức và quản lý lễ hội, được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy - UBND huyện, hàng năm khi tổ chức lễ hội, Ban tổ chức được thành lập và xây dựng kế hoạch tổ chức thật chu đáo, đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện làm trưởng ban và có nhiều ngành, đơn vị, Ban trị sự Lăng Ông cùng tham gia, ngoài ra còn được nhiều Sở, ban ngành tỉnh hỗ trợ, giúp đỡ trong việc tổ chức lễ hội. Để đảm bảo an toàn cho lễ hội, Ban tổ chức rất quan tâm công tác quản lý, hướng dẫn tổ chức các họat động văn hóa, văn nghệ, các trò diễn xướng, trò chơi dân gian, nhắc nhở, kiểm tra ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, đảm bảo an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, an toàn trên bộ, trên biển, thực hiện những quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội, góp phần cho lễ hội đạt kết quả tốt đẹp.[/FONT]
[FONT=&quot] Lễ hội Nghinh Ông Gành Hào là một di sản văn hóa phi vật thể được UBND tỉnh công nhận là lễ hội dân gian cấp huyện, được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện bộ phim tư liệu để bảo tồn. Có thể nói Lễ hội Nghinh Ông tại đây là một hoạt động xã hội có tính hình thức độc đáo, tính quần chúng rộng rãi và tính hấp dẫn mạnh mẽ, là một nhu cầu, quyền lợi tinh thần, sự hưởng ứng và tham dự có tính chất cộng đồng, lễ hội đã trở thành nếp, thành một mặt của thuần phong mỹ tục. Mặt khác trong lễ hội, các hoạt động vui chơi giải trí, biểu diễn văn nghệ, trò chơi dân gian, thể thao là sự phản ánh nhu cầu sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, nhu cầu sáng tạo của quần chúng hay tham quan du lịch cũng là nhân tố quan trọng thể hiện đặc tính và nhu cầu văn hóa; lễ hội còn là dịp để mọi người gặp gỡ, quan hệ thắt chặt tình đoàn kết thân ái, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, giúp đỡ lẫn nhau, hay việc ứng xử đối với thiên nhiên qua việc thả tôm giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản… [/FONT]
[FONT=&quot]Nếu trong những năm đầu tổ chức lễ hội, chỉ có trên dưới 100 chiếc ghe tàu tham gia và vài ngàn lượt người dự, thì đến năm 2010 đã có trên 300 chiếc, trong đó có nhiều ghe, tàu của các tỉnh bạn như: Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bình Thuận, Cà Mau về dự lễ hội cùng với khoảng 30.000 lượt người, gồm cả người dân trong huyện và ngoài huyện, người dự hội năm sau lúc nào cũng nhiều hơn năm trước. Vừa qua ngư dân Gành Hào vớt được một con cá Ông đã lụy (chết) dài gần 11m, nặng khoảng 15 tấn, bộ da cá được giữ lại xử lý kỹ thuật ướp hóa chất, được UBND tỉnh đầu tư đang tiến hành xây dựng Nhà trưng bày để triển lãm, đây sẽ là điểm nhấn đặc biệt hấp dẫn phục vụ du khách mỗi khi về dự lễ hội Nghinh Ông.[/FONT]
[FONT=&quot] Khi cơ sở hạ tầng được nâng cấp (tuyến đường Giá Rai – Gành Hào và tuyến đường Nhà Mát – Gành Hào) tuyến du lịch Nhà Mát Bạc Liêu – Gành Hào Đông Hải kết nối, lễ hội Nghinh Ông sẽ là một địa chỉ quen thuộc thu hút thêm nhiều khách tham quan, có thể khẳng định sức lan tỏa lễ hội Nghinh Ông Gành Hào ngày càng xa rộng, giàu sức sống và bền vững trong tâm thức và sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân vùng biển, tồn tại và thỏa mãn nhu cầu tinh thần và liên quan mật thiết đến sự phát triển văn hóa – kinh tế của địa phương.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]1.4.3.Tết Chôl Chnam Thmây của người Khmer[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]
clip_image038.jpg
[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Lễ hội vào năm mới của người Kh’mer thường kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày, mỗi ngày có tên gọi khác nhau. Ngày đầu tiên có tên là Chôl sangkran Chmây; ngày thứ hai: Wonbơf (năm nhuận, wonbơf tổ chức 2 ngày); ngày thứ ba: Lơm săk[/FONT]
[FONT=&quot]Ngoài việc thờ phụng Phật, người Kh'mer còn tin rằng, mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvôđa) được trời sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới. Vì thế, trong đêm giao thừa, nhà nào cũng làm cỗ, thắp hương, đốt đèn, cúng lễ tiễn đưa vị Têvôđa cũ, đón rước Têvôđa mới. Cả gia đình ngồi xếp chân trước bàn thờ tổ tiên, khấn vái, mong và tin rằng sẽ được thần ban phước lành[/FONT]
[FONT=&quot]Với bà con Kh’mer Nam Bộ, từ xa xưa, lễ vào năm mới đã trở thành ngày lễ hội truyền thống của cộng đồng. Lệ thường, bà con Kh’mer chuẩn bị cho lễ vào năm mới rất chu đáo. Nhà nào cũng sửa sang, quét dọn, trang trí lại, chuẩn bị đồ ăn thức uống đầy đủ cho những ngày tết. Người ta giã gạo, chà gạo sẵn, các đồ ăn như bánh trái, hoa quả, cá, thịt, rau... đều được chuẩn bị sẵn sàng. Mọi công việc ruộng rẫy đều dừng lại, mọi người nghỉ ngơi, trâu bò thả tự do. Người người hào hứng chăm lo cho ngày lễ thêm vui, thêm linh đình[/FONT]
[FONT=&quot]Ba ngày lễ chính thức được tiến hành trong không khí vui vẻ, hào hứng[/FONT]
[FONT=&quot]Ngày thứ nhất:lễ rước đại lịch. Trong ngày này, vào giờ tốt đã được chọn, bất kể sáng hay chiều (thường là vào 7 giờ sáng hoặc 5 giờ chiều), mọi người mang theo lễ vật: nhang đèn, hoa quả đến chùa làm lễ rước Đại lịch, Môha Sang-Kran. Môha Sang-Kran đặt trong khay sơn son thếp vàng đưa lên kiệu khiêng đi vòng quanh chính điện 3 vòng trang trọng, vừa là lễ chào mừng năm mới vừa chờ điềm báo năm mới tốt hay xấu, tuỳ vào cuộc rước có hoàn thiện hay không, rồi mới vào chính điện làm lễ. Sau đó, tất cả vào lễ Phật, tụng kinh chúc mừng năm mới[/FONT]
[FONT=&quot]Ngày thứ hai:lễ dâng cơm và đắp núi cát. Trong ngày này, mỗi gia đình Kh’mer làm cơm dâng cho các vị sư; sãi ở chùa vào buổi sớm và trưa. Đó là một lễ tục không thể thiếu. Trước khi ăn, các nhà sư tụng kinh làm lễ tạ ơn những người làm ra vật thực, những người mang vật thực đến cho nhà chùa. Sau khi ăn, các nhà sư lại tụng kinh chúc phúc những người dâng cơm. Buổi chiều cùng ngày, người ta tổ chức lễ đắp núi cát để tìm phúc duyên. Mọi người đắp cát thành nhiều ngọn núi nhỏ theo tám hướng và một núi ở trung tâm, tượng trưng cho vũ trụ. Tục này có liên quan tới một huyền tích lâu đời biểu lộ ước vọng cầu mưa, cầu phúc của con người Ngày thứ ba:lễ tắm tượng Phật, tắm sư. Vào ngày này, sau khi dâng cơm sáng cho các sư;, họ tiếp tục nghe thuyết pháp. Chiều, người ta đốt đèn nhang, dâng lễ vật, đưa nước có ướp hương thơm đến tắm tượng Phật, tỏ lòng thương nhớ và biết ơn Đức Phật đồng thời gột rửa mọi điều không may của năm cũ, bước sang năm mới, mọi sự như ý. Sau đó tắm cho các vị sư sãi cao niên. Sau khi lễ tại chùa, mọi người rước các sư tới nghĩa trang, tới những ngôi mộ hay tháp đựng hài cốt, để thực hiện lễ cầu siêu cho linh hồn những người quá cố. Sau đó ai về nhà nấy, làm lễ tắm tượng Phật tại gia, dâng cỗ và bánh trái chúc phúc ông bà cha mẹ, xin tha thứ những thiếu sót, lỗi lầm năm cũ. Họ tiếp tục cúng rước Têvôđa mới, vui chơi đến khuya[/FONT]
[FONT=&quot]Trong ba ngày Tết, cũng giống như tục lệ của người Việt, người Kh’mer đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khoẻ, phát đạt và cùng nhau tham gia các trò vui. Buổi tối, người ta thường tổ chức nhiều trò vui như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa... Các cụ già kể cổ tích, thần thoại, chuyện cũ cho con cháu nghe. Trai gái không kéo co, đấu vật, chạy đua... thì múa ramvông, múa trống, hát aday, diễn roban, hát dù kê... Không khí lúc nào cũng vui vẻ. Thời gian có khi kéo dài hơn tuần mới trở lại cuộc sống th*ường nhật[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]1.4.4. Lễ Hội dạ cổ hoài lang[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT][FONT=&quot]Đây là lễ hội chào mừng kỷ niệm 90 năm ra đời bài “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892-1976), người có công đóng góp cho quá trình ra đời và phát triển của bản vọng cổ ngày nay. [/FONT][FONT=&quot][/FONT]
clip_image040.jpg

Lễ hội sẽ có nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc phục vụ công chúng đến hết ngày 3/10: chương trình sân khấu hóa về quá trình ra đời và phát triển của bản Dạ cổ hoài lang; Hội diễn sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc; Khánh thành di tích khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu được đầu tư kinh phí xây dựng 3,6 tỷ đồng; Tổ chức lễ giỗ tổ cố nhạc sĩ tại Đoàn cải lương Cao Văn Lầu…
Đặc biệt, đêm khai mạc lễ hội với chương trình sân khấu hóa sẽ có sự tham gia biểu diễn của 100 nghệ sĩ, diễn viên múa. Tối 30/9, lễ ra mắt giải thưởng Cao Văn Lầu cũng sẽ được tổ chức nhằm tôn vinh những cá nhân có những cống hiến cho nền văn học nghệ thuật của tỉnh Bạc Liêu. Đặc biệt, hơn 200 nghệ nhân, diễn viên sẽ tham gia lễ giỗ tổ ngành sân khấu truyền thống do Đoàn Cải lương Cao Văn Lầu tổ chức tối 30/9.
Tác phẩm Dạ cổ hoài lang của Cao Văn Lầu (có nghĩa là đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng) ra đời vào năm 1919. Tác giả muốn qua tâm sự của người phụ nữ nhớ chồng để nói điều lớn hơn. Đó là nỗi niềm của những người dân trên vùng đất mới được khẩn hoang trước biết bao những bất công của xã hội và những đau khổ do chiến tranh gây ra..
[FONT=&quot]PHẦN II : Ý KIẾN ĐỀ XUẤT GIÚP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHO TỈNH BẠC LIÊU[/FONT]​



[FONT=&quot]2.1.Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Bạc Liêu[/FONT]
[FONT=&quot]Tiềm năng phát triển du lịch có nhiều nhưng thực tế ngành du lịch Bạc Liêu cũng còn không ít khó khăn do chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh này. Tuy nhiên, du lịch Bạc Liêu trong thời gian qua có những bước phát triển đáng ghi nhận. Số liệu thống kê của tỉnh cho thấy, nếu như năm 2007, Bạc Liêu đón được 220.000 lượt khách và doanh thu đạt 240 tỷ đồng thì đến năm 2008, doanh thu đạt 300 tỷ đồng, tăng 16,7% và số lượt khách đến Bạc Liêu là 280.000 tăng 27,2% so với năm 2007, trong đó khách quốc tế khoảng 8.000 và 85.000 lượt khách sử dụng dịch vụ lưu trú. Cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch cũng từng bước được đầu tư phát triển, nhiều dự án du lịch đã và đang được triển khai.[/FONT]
[FONT=&quot]Để thúc đẩy hoạt động du lịch tiếp tục phát triển bền vững, ngành du lịch của tỉnh đã tập trung khai thác những giá trị độc đáo của các điểm du lịch trong tỉnh, tạo cho du lịch Bạc Liêu có những điểm nhấn để thu hút khách và phát triển bền vững. Theo đó, Bạc Liêu tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng tour, tuyến hợp lý; đầu tư cơ sở hạ tầng cho các dự án khu, điểm du lịch trọng điểm để du lịch Bạc Liêu tạo đà bứt phá. Cụ thể tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng Khu du lịch Nhà Mát với quy mô gần 100ha ngay tại thị xã Bạc Liêu. Dự kiến năm 2010 công trình hoàn tất và đưa vào sử dụng sẽ là một đòn bẩy thúc đẩy du lịch Bạc Liêu phát triển. Ngoài ra còn có một số dự án phát triển du lịch sinh thái như dự án phát triển khu du lịch sinh thái ven biển có quy mô 80ha; khu du lịch vườn chim Bạc Liêu; khu du lịch Vườn Nhãn; dự án xây dựng khách sạn, nhà hàng…[/FONT]
[FONT=&quot]Vốn được coi là chiếc nôi của du lịch văn hóa nên bên cạnh việc phát triển du lịch sinh thái thì việc phát triển du lịch văn hóa cũng được tỉnh Bạc Liêu chú trọng để khai thác. Bên cạnh việc tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, ngành du lịch tỉnh còn tập trung khai thác các điểm nhấn văn hóa mang sắc thái riêng của Bạc Liêu như: bản Dạ cổ hoài lang gắn với khu lưu niệm cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu; các khu du lịch tâm linh gắn với chùa chiền; tháp cổ Vĩnh Hưng gắn với nền văn hóa Óc Eo; phát triển các câu lạc bộ đờn ca tài tử để phục vụ khách du lịch tại các khu di tích; tổ chức các lễ hội truyền thống địa phương.[/FONT]
[FONT=&quot]Với những nỗ lực rất lớn của ngành du lịch Bạc Liêu, hy vọng du lịch Bạc Liêu ngày càng khởi sắc, thu hút khách du lịch đến với Bạc Liêu nhiều hơn góp phần thúc đẩy du lịch Bạc Liêu phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp vào thu nhập kinh tế-xã hội của tỉnh.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]Nhiều năm qua, hoạt động du lịch của tỉnh nói chung, thị xã nói riêng được các ngành, các cấp và người dân quan tâm và có sự đầu tư đáng kể. Một số dự án du lịch được xây dựng, các cơ sở du lịch không ngừng tăng thêm, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan ngày càng nhiều và nguồn thu từ du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, du lịch trên địa bàn thị xã còn chậm phát triển, thiếu sự đầu tư về cơ sở vật chất cũng như các hoạt động dịch vụ nên chưa có nhiều cơ sở đạt tiêu chuẩn để thu hút du khách; hoạt động du lịch lữ hành còn hạn chế, chưa tạo được tour, tuyến trong thị xã và các huyện trong tỉnh; sản phẩm quà lưu niệm phục vụ du lịch còn đơn điệu, đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên chưa mang tính chuyên nghiệp.Việc huy động các thành phần kinh tế, cán bộ và nhân dân trong công tác xã hội hoá để phát triển du lịch chưa được quan tâm đúng mức…[/FONT]
[FONT=&quot] Để khắc phục những hạn chế nêu trên đồng thời phát huy tiềm năng du lịch, BCH Đảng bộ thị xã Bạc Liêu đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-TU ngày 26/11/2006 về phát triển du lịch thị xã. Qua gần 03 năm thực hiện Nghị quyết 02, thị xã Bạc Liêu đã đạt được một số kết quả đáng phấn khởi. [/FONT]
[FONT=&quot]Về lĩnh vực du lịch văn hoá: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch khởi công xây dựng Dự án trùng tu tôn tạo khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu xây dựng khu du lịch Phật bà Nam Hải; tôn tạo, nâng cấp công viên Lê Thị Riêng; sửa chữa, nâng cấp Công viên văn hoá Trần Huỳnh… Các ngành chức năng của tỉnh và thị xã cũng đã tập trung đầu tư và đưa vào khai thác như: Khôi phục, nâng cấp cụm nhà Công tử Bạc Liêu; đầu tư xây dựng Bia căn cứ thị xã trong vườn chim Bạc Liêu; nâng cấp khuôn viên và đường vào gốc Xoài cổ tại xã Vĩnh Trạch Đông; xây dựng: Bia khám Lớn, Bia lá cờ Đảng, Bia Trường Công nông Minh Hải; xây dựng cổng chào du lịch phường Nhà Mát với tổng kinh phí trên 1,4 tỷ đồng. Công ty cổ phần Địa ốc đầu tư xây dựng một số hạng mục như: sân tennis, hồ bơi, bến du thuyền…với kinh phí gần 6 tỷ đồng. Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 02 về phát triển du lịch đã phối hợp với Ban trị sự các đình, chùa vận động các mạnh thường quân đóng góp trùng tu, sửa chữa, nâng cấp đối với các cơ sở thờ tự, nhất là các di tích đã được xếp hạng như: Đình An Trạch; Hội Triều Quang Sùng Thiện đường, miếu Địa Mẫu, miếu ông Bổn với tổng kinh phí 1,67 tỷ đồng; Tham gia với tỉnh tổ chức các lễ hội hàng năm trên địa bàn như: lễ hội “Dạ cổ hoài lang”, lễ hội Quán âm Nam Hải, lễ Óc-Om-Bóc của đồng bào dân tộc Khơmer, lễ tiết thanh minh, lễ Vu Lan của bà con dân tộc Hoa, góp phần quảng bá tiềm năng du lịch, người Bạc Liêu văn minh, lịch thiệp, hiếu khách.[/FONT]
[FONT=&quot]
Về du lịch vườn: tuyến du lịch vườn nhãn đã có trên 50 quán ăn uống, nhà nghỉ được chỉnh trang, nâng cấp chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ khách du lịch. Tổ chức thống kê số nhãn cổ để bảo tồn; mô hình trồng cây ca cao dưới tán nhãn cổ; gốc Xoài cổ… Quy hoạch nhà vườn tuyến lộ Trà Kha - phường 8, phát động nhân dân khóm Trà Kha cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn trái, cải tạo nâng cấp một số cơ sở dịch vụ ăn uống… [/FONT]
[FONT=&quot] Về dịch vụ du lịch: toàn địa bàn thị xã có trên 50 cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn đáp ứng đủ nhu cầu của du khách; dịch vụ vui chơi giải trí, chăm sóc sức khoẻ cũng đang phát triển, tới trên 60 điểm dịch vụ như: karaoke, ca cổ, quán bar, massage…; đầu tư nâng cấp khu ẩm thực Bạc Liêu, khu chợ đêm…; thành lập 02 Đội đờn ca tài tử chuyên phục vụ du lịch, trên 20 đội, nhóm đờn ca tài tử ở các phường, xã, khóm, ấp và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải trí nhằm phục vụ khách du lịch. Qua gần 03 năm thực hiện Nghị quyết 02, có hơn 280.000 lượt khách đến tham quan tại các điểm du lịch Bạc Liêu (so với năm 2007 tăng 34%) chiếm 70% lượng khách đến trong tỉnh, tổng doanh thu đạt 415 tỷ đồng, tăng 24%[/FONT]
[FONT=&quot] Tuy kết quả mới chỉ ở bước đầu, nhưng đã tạo tiền đề quan trọng trong việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết đã đề ra. Thị xã đã thu hút được lượng khách khá lớn đến với Bạc Liêu tham quan du lịch.; đầu tư và hình thành một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ du lịch; các dịch vụ ăn uống, giải trí, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khoẻ bắt đầu có sự khởi động và nâng cao chất lượng phục vụ; các sản phẩm địa phương, quà lưu niệm cũng đã tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu thương hiệu, chú trọng hơn về mẫu mã, chất lượng hàng hoá khi sản xuất để giới thiệu với khách tham quan; Công tác an ninh, trật tự xã hội, trật tự văn minh đô thị, vệ sinh môi trường thường xuyên được chú trọng và thực hiện khá tốt, đảm bảo sự an toàn, phấn khởi cho du khách khi đến Bạc Liêu.[/FONT]
[FONT=&quot]Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết 02 vẫn còn một số mặt khó khăn, hạn chế như: Các điểm quy hoạch để phát triển du lịch trên địa bàn phần lớn thuộc về nhiệm vụ, chức năng của một số Sở, ngành cấp tỉnh, thị xã không chủ động được nên tiến độ thực hiện một số nhiệm vụ, công việc cụ thể còn chậm so với yêu cầu; chính sách ưu đãi đầu tư chưa hấp dẫn nên ít nhà đầu tư vào Thị xã Bạc Liêu; một số lĩnh vực thuộc nhiệm vụ cụ thể Nghị quyết 02 đã đề cập ở lĩnh vực du lịch sinh thái, đòi hỏi phải có phối hợp đồng bộ của các ngành thuộc tỉnh, nhưng thực hiện hiệu quả thấp; Một số hộ dân có điều kiện làm du lịch còn trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước về cơ sở hạ tầng, cho vay vốn, chính sách thuế... nên tốc độ phát triển du lịch còn chậm; về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ của các cơ sở lưu trú còn thấp, chất lượng đội ngũ phục vụ còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, khả năng giao tiếp của nhân viên ở các cơ sở lưu trú chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách du lịch... [/FONT]
[FONT=&quot]Để tiếp tục đưa Nghị quyết 02 của Thị ủy vào cuộc sống, thị xã đã đề ra một số giải pháp cụ thể như sau: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân thấy rõ được lợi ích lâu dài và thế mạnh du lịch trong phát triển kinh tế chung của thị xã; trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá gắn với phát triển du lịch; chấn chỉnh sắp xếp trật tự mua bán và làm tốt công tác vệ sinh môi trường, bố trí hợp lý khu dịch vụ ăn uống, bán hàng lưu niệm, bãi đậu xe, trồng cây xanh…tại khu vực “Tượng Bà Nam Hải”; lắp đặt các bản chỉ dẫn khách tham quan đến các điểm du lịch; tham gia với tỉnh tổ chức tốt các lễ hội như: “Dạ cổ hoài lang”; “Quán âm Nam Hải”; lễ hội Kỳ Yên ở các đình, chùa; lễ hội Óc-om-bóc…; tiếp tục phát động nhân dân mở rộng, phát triển du lịch vườn thuộc khóm Trà Kha - phường 8, phường 1, xã Hiệp Thành và xã Vĩnh Trạch Đông; giới thiệu, quảng bá một số hàng hoá, sản phẩm tiêu biểu, đặc sản của Bạc Liêu như: rượu nếp Bỉnh Thành, rượu nhãn, tôm khô, dưa bồn bồn…Đồng thời phát triển những món ăn nổi tiếng đặc thù của Bạc Liêu như: Bún nước lèo, bún bò cay, nghêu, cua, bánh xèo Giồng Nhãn, bánh cuốn Hồ bơi…; tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch; chăm bồi, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch, có kế hoạch từng bước chuẩn hoá lực lượng hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên, nhân viên trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch phục vụ tốt hơn nữa cho du khách khi đến tham quan trên địa bàn. [/FONT]
[FONT=&quot]2.2. Ý kiến đề xuất giúp hoạt động du lịch ở tỉnh Bạc Liêu ngày càng phát triển[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]
clip_image042.jpg
[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]
Đánh giá đúng tiềm năng và phân tích rõ thực trạng, có thể nêu ra một số giải pháp phát triển du lịch ĐBSCL: [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển du lịch BL - vùng đất đang sở hữu những tiềm năng du lịch lớn và có tính đặc thù so với cả nước.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]- Tổ chức triển khai điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá, phân tích, tổng hợp… tiềm năng du lịch của từng tỉnh, cả khu vực BL về văn hóa, lịch sử, con người Tây Nam Bộ, lễ hội truyền thống, danh thắng, các điểm đến, tour, tuyến, sản phẩm du lịch đặc thù và nổi trội.v.v… Trên cơ sở đó, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng BL[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho vùng BL cả về cán bộ quản lý và lao động trực tiếp bằng nhiều hình thức, chương trình phù hợp, đáp ứng yêu cầu về các nghiệp vụ trong ngành du lịch, không ngừng nâng cao tay nghề và tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]- Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, có sức thu hút cao, đa dạng, phong phú ở từng địa phương và liên kết cả vùng, không trùng lắp. Không ngừng nâng cao, cải tiến chất lượng sản phẩm du lịch.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] - Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch ở các điểm đến, tour, tuyến, cơ sở lưu trú, nhà hàng, nơi mua sắm... tạo ấn tượng tốt cho du khách.[/FONT]
[FONT=&quot]
- Xây dựng các tour, tuyến du lịch hấp dẫn, khoa học trong từng địa phương và liên tỉnh với lộ trình hợp lý [/FONT]
[FONT=&quot]- Đầu tư, nâng cấp các cơ sở hạ tầng, cơ sở phục vụ du lịch, các khu du lịch miệt vườn, các đảo, làng nghề truyền thống... gắn liền với bản sắc văn hoá và thế mạnh của tưng tỉnh, đảm bảo chất lượng phục vụ tốt, môi trường du lịch an toàn, thân thiện và bền vững.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] - Xây dựng và phát triển các công ty du lịch ngang tầm với quy mô và tiềm năng du lịch BL, có thương hiệu mạnh và uy tín lớn, có mạng lưới phục vụ du lịch rộng khắp vùng và hiệu quả cao.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] - Chủ động và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch cho toàn vùng và từng địa phương bằng nhiều hình thức và phương tiện thông tin: TV, báo, đài, website, sách, tờ gấp, bản đồ, CD, Lễ hội, hội thảo, hội chợ, triễn lãm... cả trong nước và nước ngoài nhằm thu hút du khách.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]- Nhà nước cần có cơ chế đặc thù, chính sách hỗ trợ cần thiết nhằm khuyến khích phát triển du lịch BL[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Du lịch BL với tiềm năng lớn, định hướng tốt và nhiều giải pháp đồng bộ hy vọng sẽ phát triển nhanh, bền vững, góp phấn xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
 
Top