Khám phá SkyTran – hệ thống giao thông trên không sẽ được khai thác thương mại từ 2018

skytran.jpg

Bạn cảm thấy khó chịu và ngán ngẩm khi phải đối diện với cảnh tắc đường ở các đô thị lớn mỗi ngày? Nếu câu trả lời là có thì SkyTran sẽ là giải pháp lý tưởng dành cho bạn.

SkyTran đã được một công ty công nghệ cùng tên có trụ sở ở California, Mỹ phát triển trong vòng 5 năm qua. Về cơ bản thì đây là một hệ thống giao thông mà ở đó những chiếc xe hơi với thiết kế đặc biệt sẽ chạy ở độ cao 6-9 mét so với mặt đất. Những chiếc xe hơi này sẽ được kết nối với đường ray thông qua hệ thống nam châm cảm biến.

Dự án thử nghiệm cho SkyTran sẽ diễn ra tại thành phố Tel Aviv của Israel vào cuối tháng 10 này. Hệ thống SkyTran sẽ được cho chạy thử nghiệm một quãng đường dài xấp xỉ 275 mét xung quanh khuôn viên của tập đoàn Israel Aerospace Industries, công ty phối hợp phát triển SkyTran.

Trong giai đoạn đầu tiên thì sẽ chỉ có một chiếc ô tô chạy trên đường ray. Chiếc ô tô này có sức chứa cao nhất là 4 người và đạt tốc độ tối đa 96 km/h. SkyTran hy vọng trong tương lai không xa hãng sẽ thêm được nhiều chiếc ô tô vào trong hệ thống giao thông thông minh của mình.

sky-tran-tel-aviv-designboom-03.jpg

Mỗi chiếc xe trong hệ thống SkyTran sẽ được trang bị một màn hình cảm ứng với nhiều tiện ích như hình trên

Nếu mọi chuyện diễn ra như dự kiến, SkyTran cho hay hệ thống giao thông do hãng phát triển sẽ được khai thác thương mại tại ít nhất 3 thành phố khác của Israel và một vài thành phố của Mỹ từ năm 2018. Được biết nhiều thành phố tại Mỹ đã bày tỏ sự hứng thú với hệ thống giao thông đặc biệt này.

CEO của SkyTran, ông Jerry Sanders khẳng định “Xây dựng một hệ thống giao thông trên không sẽ ít tốn kém hơn so với hệ thống đường bộ hay tàu điện ngầm. Và nó cũng thân thiện với môi trường hơn. Đó là lý do tại sao chúng tôi tin rằng SkyTran sẽ là một bước ngoặt cho sự phát triển của hệ thống giao thông công cộng”.

Khi nhắc đến các dự án xa lộ hay tàu điện ngầm, ông Jerry đưa ra những con số “Việc xây dựng một hệ thống tàu điện ngầm có thể tốn kém từ 100 triệu USD đến 2 tỷ USD một km. Trong khi đó các hệ thống giao thông trên mặt đất còn có thể tốn kém hơn, tiêu tốn nhiều năng lượng hơn và là một cơn ác mộng cho môi trường và hệ sinh thái”.

Còn khi nhắc đến SkyTran, ông Jerry cho hay “Chi phí xây dựng và phát triển SkyTran sẽ dừng lại ở mức 8 triệu USD một km. Mỗi chiếc xe cho hệ thống này sẽ có giá từ 25 đến 30 nghìn USD. Mỗi chiếc xe như vậy cũng chỉ sử dụng 1/3 năng lượng so với một chiếc xe hơi thông thường”.

Được biết vật liệu chính để xây dựng SkyTran bao gồm thép và nhôm. Ông Jerry cũng tự tin khi nói rằng chỉ mất một vài ngày để xây dựng và đưa vào vận hành toàn bộ một mô hình như SkyTran. Tuy nhiên điều này lại khá khó hiểu khi mà đến tận năm 2018, SkyTran mới được đưa vào khai thác thương mại.

skytran-trafficjam-003.jpg

Công nghệ nam châm điện từ được sử dụng để giúp các chiếc xe di chuyển theo đúng đường ray. Điều này không chỉ tiết kiệm nhiên liệu mà còn rất có ích tại các quốc gia nơi mà nguồn cung cấp điện thường xuyên bị trì trệ.

Tuy nhiên ông Jerry thừa nhận sẽ mất một khoảng thời gian dài cho đến khi SkyTran được chạy thử nghiệm trên quy mô rộng. Ông cũng đã đưa ra một sự thật khá thú vị đó là ngoài các thành phố, thì thậm chí sân bay Charles de Gaulle của thủ đô Paris, Pháp cũng đang cân nhắc việc xây dựng SkyTran.

Được biết nhiều công ty công nghệ và người nổi tiếng trên thế giới đã bỏ tiền đầu tư vào dự án SkyTran, trong đó có cả Chủ tịch HĐQT của công ty Alphabet (công ty mẹ của Google), ông Eric Schmidt. Tuy rằng ông Eric không cho biết chính xác khoản tiền đầu tư của mình, ông hy vọng đây sẽ là một khởi đầu mới cho hệ thống giao thông thông minh của tương lai.

Nguyễn Mai Đức (theo CNN)

 
  • Chủ đề
    giao thông thông minh giao thông trên không hệ thống tương lai skytran
  • VSupport

    Ngây thơ trong tối
    Chưa hiểu cơ chế hoạt động nhưng nếu nhiều người sử dụng thì việc di chuyển từ 1 điểm này tới điểm khác rồi nếu xuống xe thì cái xe đó sẽ sao. Rồi ví dụ người di chuyện tại địa điểm gần, 1 người di chuyển tới điểm điểm xa hơn đi sau thì sao vượt qua :ancom:
     
    Chưa hiểu cơ chế hoạt động nhưng nếu nhiều người sử dụng thì việc di chuyển từ 1 điểm này tới điểm khác rồi nếu xuống xe thì cái xe đó sẽ sao. Rồi ví dụ người di chuyện tại địa điểm gần, 1 người di chuyển tới điểm điểm xa hơn đi sau thì sao vượt qua :ancom:

    Chào anh,

    Cảm ơn anh đã để lại comment,

    Để tl thắc mắc của anh, trong bài em có viết "Trong giai đoạn đầu tiên thì sẽ chỉ có một chiếc ô tô chạy trên đường ray".

    Những bức ảnh mà em đưa vào trong bài viết này chỉ là hình mô phỏng. Em nghĩ khi hệ thống đi vào sử dụng thì sẽ không thể có nhiều xe chạy liên tục như vậy vì chi phí vận hành sẽ vô cùng lớn.

    Em nghĩ mỗi chuyến xe sẽ cách nhau 2-3 phút như là hệ thống tàu điện ngầm vậy anh ạ. Do đó việc một hành khách xuống xe ở bến này sẽ không ảnh hưởng người đi xe sau :)
     

    Thống kê

    Chủ đề
    100,649
    Bài viết
    467,414
    Thành viên
    339,830
    Thành viên mới nhất
    TuanShinhanbank
    Top