[h=2]Tượng có chiều dài 52m, cao 12m, an vị trên độ cao của mái chùa cách mặt đất 24m, xung quanh là 840 cánh hoa sen và các chư tiên, đệ tử tề tựu.
e[/h]
Vừa qua, tổ chức tại Ấn Độ đã công nhận tượng Đức bổn sư Thích ca nhập Niết ở chùa Hội Khánh (Thủ Dầu Một, Bình Dương) là tượng Phật nhập niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á.
Tượng được khánh thành vào tháng 3/2010, đây cũng là tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam. Tượng có chiều dài 52m, cao 12m, an vị trên độ cao của mái chùa cách mặt đất 24m, xung quanh là 840 cánh hoa sen đắp bằng xi măng và có các chư tiên, đệ tử tề tựu xung quanh.
Cầu thang chính đi lên tượng có 49 bậc tương đương cho 49 năm hành đạo của Đức Phật, dọc cầu thang và bao xung quanh là 52 ngọn đèn giả đá biểu tượng cho 52 phẩm vật dâng trong Hội Niết bàn.
Dưới chân bệ nằm của tượng có 20 bức phù điêu tái hiện hình ảnh Đức Phật từ khi đản sinh đến lúc nhập Niết bàn. Phía dưới bức tượng là hội trường, phòng học, thư viện.
Tượng được bố trí trên diện tích 3.200m2, nằm trong khuôn viên 13.000m2 giữa khu rừng dầu của chùa Hội Khánh, tỉnh Bình Dương.
Chùa Khánh Hội nằm cách trung tâm TP.Thủ Dầu Một khoảng 500m về hướng Đông trên đường Yersin, P.Phú Cường là công trình kiến trúc tôn giáo, nghệ thuật lớn nhất tỉnh Bình Dương, được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia ngày 7/1/1993.
Tượng Phật niết bàn trên mái chùa.
Gương mặt của Phật thể hiện sự nhân từ, độ lượng, bình yên.
Bàn chân của tượng Phật.
Các đệ tử chầu bên Phật tổ đang niết bàn.
Cầu thang chính đi lên tượng có 49 bậc.
Tượng Phật lung linh trong ánh đèn điện.
e[/h]
Tượng được khánh thành vào tháng 3/2010, đây cũng là tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam. Tượng có chiều dài 52m, cao 12m, an vị trên độ cao của mái chùa cách mặt đất 24m, xung quanh là 840 cánh hoa sen đắp bằng xi măng và có các chư tiên, đệ tử tề tựu xung quanh.
Cầu thang chính đi lên tượng có 49 bậc tương đương cho 49 năm hành đạo của Đức Phật, dọc cầu thang và bao xung quanh là 52 ngọn đèn giả đá biểu tượng cho 52 phẩm vật dâng trong Hội Niết bàn.
Dưới chân bệ nằm của tượng có 20 bức phù điêu tái hiện hình ảnh Đức Phật từ khi đản sinh đến lúc nhập Niết bàn. Phía dưới bức tượng là hội trường, phòng học, thư viện.
Tượng được bố trí trên diện tích 3.200m2, nằm trong khuôn viên 13.000m2 giữa khu rừng dầu của chùa Hội Khánh, tỉnh Bình Dương.
Chùa Khánh Hội nằm cách trung tâm TP.Thủ Dầu Một khoảng 500m về hướng Đông trên đường Yersin, P.Phú Cường là công trình kiến trúc tôn giáo, nghệ thuật lớn nhất tỉnh Bình Dương, được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia ngày 7/1/1993.
Tượng Phật niết bàn trên mái chùa.
Gương mặt của Phật thể hiện sự nhân từ, độ lượng, bình yên.
Bàn chân của tượng Phật.
Các đệ tử chầu bên Phật tổ đang niết bàn.
Cầu thang chính đi lên tượng có 49 bậc.
Tượng Phật lung linh trong ánh đèn điện.
Theo Lê Quân
Zing/Infonet
Zing/Infonet