Đề bài: Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn là hai nguồn cảm hứng lớn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Đặc biệt là trong bài thơ “ Việt Bắc”.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954), Hiệp định Giơnevơ được kí kết, hoà bình được lập lại, một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. Tháng 10-1954, các cơ quan của Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc, nơi đã che chở, nuôi dưỡng cho cách mạng trong suốt những năm trường kì chống thực dân Pháp trở về Hà Nội.Cuộc sống thay đổi có tính chất bước ngoặt: từ chiến tranh sang hoà bình, từ núi rừng về thành thị. Biết bao lưu luyến ân tình với những nơi đã từng đồng cam cộng khổ, với những người đã từng "chia ngọt sẻ bùi". Người ra đi không khỏi bâng khuâng thương nhớ; người ở lại cũng không khỏi bịn rịn, trống trải, bùi ngùi… Nhân sự kiện có tính chất thời sự và lịch sử ấy, Tố Hữu - một cán bộ của Đảng, một nhà thơ lớn của cách mạng đã sáng tác bài thơ "Việt Bắc" vào tháng 10-1954. Bài thơ đã có vinh dự được lấy làm tên chung cho cả tập thơ "Việt Bắc", một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Dưới đây là bài làm văn mẫu hy vọng có thể giúp đỡ các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn thành công!
BÀI VIẾT SỐ 1 KHUYNH HƯỚNG SỬ THI VÀ CẢM HỨNG LÃNG MẠN TRONG ĐOẠN THƠ "NHỮNG ĐƯỜNG VIỆT BẮC CỦA TA... NHƯ NGÀY MAI LÊN"
“Thơ Tố Hữu không phải là một trò tiêu khiển mà là một khí cụ đấu tranh, một công tác vận động của người cách mạng.” Nhưng không phỉ vì thế mà lời thơ khô khan, cứng nhắc triết lý, thơ Tố Hữu vẫn toát lên chất tình giản dị mà ngọt ngào. “Việt Bắc” là sự kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Một trong những đoạn tiêu biểu góp phần khơi dậy nội dung, tư tưởng bài thơ là “Những đường Việt Bắc của ta...Đèn pha bật sáng như ngày mai lên".
Những tác phẩm ra đời tỏng thời kì bom đạn 1945-1975 thừng khoác tấm áo hài hòa, thống nhất chảu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Văn học mang đậm huynh hướng sử thi là văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và mang tính chất toàn tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện chotinh hoa , khí phách, phẩm chất , ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng của cộng đồng. Cái riêng tư, cá nhân đời thường thường không được nói đến hoặc nếu cónói thì cốt yếu cũng chỉ để nhấn mạnh thêm trách nhiệm và tình cảm của cá nhân với cộng đồng. Với lẽ đó, con người chủ yếu được khám phá, khai thác ở bổn phận , trách nhiệm, nghĩa vụ công dân,ở lẽ sống lớn, tỉnh cảm lớn.Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca trang trọng và đẹp một cách tráng lệ hào hùng. Trong khi đó, cảm hứng lãng mạn lại thiên về khẳng định, ngợi ca những phương diện tốt đẹp, lý tưởng của cuộc sống và con người trong lao động và kháng chiến. Nó là tiếng nói cất lên từ những tâm hồn lạc quan đi tìm những mảnh tâm hồn đồng điệu. Sự kết hợp hài hòa, thống nhất này chính là đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam 1945-1975. Trong ba mươi năm kháng chiến gian khổ, trường kì, người dân phải hứng chịu nhiều mất mát đau thuong của hiện thực bom đạn, nhưng ở họ vẫn luôn sáng ngời tinh thần lạc quan, hướng về tương lai tươi đẹp. Đó chính là cốt lõi của văn học, cũng là cốt lõi tạo nên sức mạnh chiến đấu cho toàn dân tộc.
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ra và trưởng thành ở quê hương xứ Huế mộng mơ. Bởi vậy, dù viết về thời kháng chiến gian khổ, khốc liệt, nhưng hồn thơ ông vẫn luôn ngọt ngào, thấm đượm màu sắc trữ tình, lãng mạn. Ở thi nhân có sự hòa quyện thống nhất giữa cuộc đời Cách mạng và cuộc đời thơ. Ông chọn con đường Cách mạng từ thời niên thiếu, viết thơ cũng là viết cùng chặng đường lịch sử của cả dân tộc. “Việt Bắc” được cháp bút trong không khí tưng bừng của toàn dân sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đồng thời cũng là giây phút ngậm ngùi chia xa của đồng bào vùng cao với những chiến sĩ vào sinh ra tử trở về với đồng bằng rộng lớn. Bài thơ ấm nồng hơi thở của thời đại và hơi ấm của tình người. Trong đó, đoạn thơ: “Những đường Việt Bắc của ta...Đèn pha bật sáng như ngày mai lên" là minh chứng cụ thể, rõ nét cho ngòi bút tài hoa, tinh tế của Tố Hữu.
Đoạn thơ sáng bừng lên không khí trầm hùng, bi tráng của cuộc kháng chiến chống Mỹ của toàn dân tộc, góp phần tô đậm đặc điểm của khuynh hướng sử thi trong toàn bộ tác phẩm.
Bên cạnh yếu tố sử thi bi tráng, đoạn thơ trong “Việt Bắc” còn chìm đắm trong hơi men của cảm hứng lãng mạn. Tố Hữu vốn được biết đến là nhà văn trữ tình chính trị, bởi vậy những vần thơ của ông đều luôn thấm nhuần sự ngọt ngào, lạc quan, tin tưởng vào lý tưởng đảng.
Niềm tin tưởng, lạc quan vào Đảng, vào nhà nước tiếp tục được Tố Hữu khẳng định, đề cao trong hình ảnh “đèn pha” và từ chỉ thời gian “ngày mai”. “đèn pha” luôn cho ánh sáng mạnh, chiếu xa thể hiện một niềm lạc quan về tương lai phía trước của dân tộc, đó là một đất nước hòa bình, nhân dân ấm no, một cuộc sống hạnh phúc. Viễn tưởng ấy ở ngay trước mắt, rất gần và rất chân thực với chúng ta. Dù đang sống giữa cuộc háng chiến gian khổ với bom rơi đạn nổ, nhưng cái khắc nghiệt ấy không thể vùi dập, hao mòn ý chí quyết tâm và niềm lạc quan sống mãnh liệt trong trái tim những người lính. Tinh thần lạc quan, tràn ngập lý tưởng sống ấy chính là minh chứng cao cả cho cảm hứng lãng mạn Tố Hữu thổi hồn vào thơ.
Đoạn thơ tuy ngắn gọn nhưng bằng lối diễn đạt giàu hình ảnh, chân thực cùng một tâm hồn yêu quê hương, đất nước, Tố Hữu đã khắc họa trước mắt bạn đọc cuộc sống chiến đấu của những người chiến sĩ ngoài mặt trận thật hào hùng, bi tráng nhưng cũng rất lãng mạn, trữ tình. Tố Hữu thật xứng đáng khi được người đời ngợi khen: “nhà thơ trữ tình Cách Mạng”.
-TN-
BÀI VIẾT SỐ 2 KHUYNH HƯỚNG SỬ THI VÀ CẢM HỨNG LÃNG MẠN TRONG ĐOẠN THƠ "NHỮNG ĐƯỜNG VIỆT BẮC CỦA TA... NHƯ NGÀY MAI LÊN"
Trong dòng chảy của văn học Việt Nam từ cổ chí kim, nền thơ ca cách mạng đã chiếm một vị trí đặc biệt và gây dấu ấn mạnh mẽ đói với bao thế hệ bạn đọc. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất xuyên suốt các thi phẩm của thoqif kì này chính là sự kết hợp hài hoà của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nói đến thơ ca cách mạng Việt Nam, quả thật không thể không nhắc tới Tố Hữu với tư cách như một "cánh chim đầu đàn". Cũng chính khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn hoà quyện vào nhau đã làm nên một chất thơ trữ tình chính trị vô cùng độc đáo của phong cách thơ Tố Hữu. Đoạn thơ sau trích từ bài thơ Việt Bắc như một minh chứng tiêu biểu cho nét đặc trưng ấy.
Khuynh hướng sử thi dường như đã trở thành một hơi thở xuyên suốt trong dòng chảy của thơ ca cách mạng Việt Nam. Dù dung lượng của một bài thơ hạn chế, nhưng những vần thơ ấy có sức bao quát cả một giai đoạn lịch sử, một chiến dịch lớn, nói lên những vấn đề hệ trọng của một dân tộc và thời đại, vận mệnh của đất nước và nhân dân. Vấn đề riêng tư của mỗi cá nhân bị mờ đi trước những vấn đề chung của đất nước, những vấn đề mang ý nghĩa vận mệnh chung của cả cộng đồng. Hình tượng thơ mang tính sử thi, tiêu biểu cho lý tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận của cả một quốc gia, thể hiện và tiêu biểu cho sức mạnh, vẻ đẹp, ý chí và khát vọng của nhân dân và dân tộc. Giọng điệu sử thi là giọng điệu trang trọng, ngợi ca hào sảng, tráng lệ, hào hùng... Chất sử thi không chỉ đến giai đoạn này nới xuất hiện nhưng đến giai đoạn này, nó càng ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành huynh hướng nổi bật trong nền thơ ca dân tộc. Còn cảm hứng lãng mạn trong thơ ca nói chung là khuynh hướng nghệ thuật tiến bộ, giàu cảm xúc tin tưởng, hi vọng hướng đến một tương lai tươi sáng. Trong giai đoạn văn học thời kháng chiến, cảm hứng lãng mạn vừa là sự khẳng định cái tôi đầy tình cảm, vượt lên hiện thực chiến đấu gian khó, tin tưởng vào chiến thắng, vào tương lai tươi sáng của dân tộc vừa là sự khẳng định lý tưởng của một cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới. Chính điều đó đã nâng đỡ con người trong gian khổ, vươn lên trên gian khổ mà hướng lòng mình tới những điều tốt đẹp.
Trước hết, khuynh hướng sử thi hiện lên rõ nét trong đoạn thơ khi Tố Hữu khắc hoạ hình ảnh đoàn quân dân đỏ đuốc tiến ra chiến trường. Không chỉ có những người lính cụ Hồ mà kề vai sát cánh bên họ còn là những đoàn dân công "đỏ đuốc", không ngại khó khăn, hết sức mình mở đường dẫn lối. Cả quân và dân cùng nhau hợp sức, như chính cái tinh thần "rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây". Bởi lẽ, sự nghiệp giải phóng quê hương chưa bao giờ là nhiệm vụ của riêng cá nhân nào, mà đó là trách nhiệm của cả một tập thể, một cộng đồng. Khung cảnh hành quân hiện lên với hình ảnh con đường
Không chỉ có quân, những đoàn dân công cũng hết mình cống hiến vì sự nghiệp chung của dân tộc. Ngọn đuốc đỏ rực cháy lên soi đường chỉ lối, cũng hừng hực như chính những con tim nhiệt huyết và ý chí kiên cường sẵn sàng"quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Hình ảnh phóng đại "dấu chân nát đá muôn tàn lửa bay" khiến ta chợt nhớ đến lời dặn dò của ông cha xưa "chân cứng đá mềm" hay gót ngựa của Thánh Gióng mang theo sức mạnh vô song quét sạch giặc ngoại xâm. Sự quyết tâm của chúng ta, sức mạnh của chúng ta tưởng như chẳng một thế lực nào có thể ngăn cản được. Chúng ta đang làm chủ chiến trường Việt Bắc cả về thế và lực. Chính sức mạnh ấy đã mang đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm xưa "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", khiến cho cả thế giới phải ngả mũ bái phục một dân tộc nhỏ bé mà quật cường, trong gian khó lại có một sức mạnh phi thường.
Cùng với khuynh hướng sử thi khắc hoạ hình ảnh đoàn quân dân Việt Bắc tiến về phía trước với sức mạnh kinh hoàng không thể cản phá, tư thế hiên ngang, khí thế ngút trời, cảm hứng lãng mạn hướng đoàn quân về một tương lai tươi sáng đầy hi vọng, mong chờ. Chặng đường hành quân luôn chứa đầy những gian truân, thử thách:
Câu thơ vừa là hình ảnh tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Bằng nét vẽ đặc tả "thăm thẳm sương dày", nhà thơ đã tái hiện lại hiện thực khó khăn khắc nghiệt mà những người lính đã phải trải qua trên con đường hành quân. Nơi núi rừng Việt Bắc luôn chứa đựng những trở ngại, gian nan mà bất cứ ai cũng phải đối mặt. Song cụm từ "nghìn đêm" như một cách nói tượng trưng cho cả một quãng thời gian dài mà nhân dân ta phải sống trong lầm than, tăm tối, bị kìm kẹp dưới ách thống trị của TD Pháp. Thế nhưng, dù gian khó là thế, trên con đường chiến đấu, những người đồng đội vẫn kề vai sát cánh bên nhau
Ta bỗng nhớ tới đôi câu thơ mà Chính Hữu đã từng viết trong bài thơ Đồng chí: "Súng bên súng đầu sát bên đầu" và "Đầu súng trăng treo". Trong khó khăn, người lính Việt Bắc luôn có đồng chí, đồng đội ở bên, cùng nhau gánh vác nhiệm vụ lớn lao. Bởi vậy tâm hồn người lính cũng có những giờ phút thăng hoa lãng mạn. Phải chăng, cũng là cách liên tưởng "đầu súng trăng treo", ánh sao lấp lánh trên nền trời đêm, ở một góc độ nào đó, nhìn như đang treo nơi đầu súng, vậy nên mới có hình ảnh hết sức thi vị "ánh sao đầu súng". Song, không chỉ có thế, ta còn có thể hiểu, sao ở đây, còn là ngôi sao năm cánh ngời sáng trên mũ người lính, ấy là ngôi sao của Tổ Quốc, ngôi sao của cách mạng, dẫn lối chỉ đường cho ngọn súng trên vai, bảo vệ đất nước.
Màn đêm phủ sương dày đặc đâu còn là trở ngại khi ánh đèn pha chói lọi soi đường hay chính là ánh sáng của Đảng xua tan đi những đêm tối xiềng xích nô lệ, hướng con người ta đến một tương lai đẹp tươi, hạnh phúc, nơi ấy Việt Nam là một dân tộc độc lập, hoà bình, nhân dân ta được đủ đầy, hạnh phúc.
Chính sự kết hợp khéo léo tài tình của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho thơ chính trị trở nên không hề khô khan, mà ngược lại còn vô cùng lãng mạn. Chỉ qua 8 câu thơ, Tố Hữu đã viết nên một bản hùng ca thời chiến, khẳng định sức mạnh to lớn của dân tộc ta, vừa hướng ta đến một tương lai tươi đẹp. Đoạn thơ nói riêng và cả Việt Bắc nói chung sẽ mãi là những áng thơ có sức sống lâu bền trong trái tim bao thế hệ bạn đọc.
-M-
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954), Hiệp định Giơnevơ được kí kết, hoà bình được lập lại, một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. Tháng 10-1954, các cơ quan của Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc, nơi đã che chở, nuôi dưỡng cho cách mạng trong suốt những năm trường kì chống thực dân Pháp trở về Hà Nội.Cuộc sống thay đổi có tính chất bước ngoặt: từ chiến tranh sang hoà bình, từ núi rừng về thành thị. Biết bao lưu luyến ân tình với những nơi đã từng đồng cam cộng khổ, với những người đã từng "chia ngọt sẻ bùi". Người ra đi không khỏi bâng khuâng thương nhớ; người ở lại cũng không khỏi bịn rịn, trống trải, bùi ngùi… Nhân sự kiện có tính chất thời sự và lịch sử ấy, Tố Hữu - một cán bộ của Đảng, một nhà thơ lớn của cách mạng đã sáng tác bài thơ "Việt Bắc" vào tháng 10-1954. Bài thơ đã có vinh dự được lấy làm tên chung cho cả tập thơ "Việt Bắc", một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Dưới đây là bài làm văn mẫu hy vọng có thể giúp đỡ các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn thành công!
BÀI VIẾT SỐ 1 KHUYNH HƯỚNG SỬ THI VÀ CẢM HỨNG LÃNG MẠN TRONG ĐOẠN THƠ "NHỮNG ĐƯỜNG VIỆT BẮC CỦA TA... NHƯ NGÀY MAI LÊN"
“Thơ Tố Hữu không phải là một trò tiêu khiển mà là một khí cụ đấu tranh, một công tác vận động của người cách mạng.” Nhưng không phỉ vì thế mà lời thơ khô khan, cứng nhắc triết lý, thơ Tố Hữu vẫn toát lên chất tình giản dị mà ngọt ngào. “Việt Bắc” là sự kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Một trong những đoạn tiêu biểu góp phần khơi dậy nội dung, tư tưởng bài thơ là “Những đường Việt Bắc của ta...Đèn pha bật sáng như ngày mai lên".
Những tác phẩm ra đời tỏng thời kì bom đạn 1945-1975 thừng khoác tấm áo hài hòa, thống nhất chảu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Văn học mang đậm huynh hướng sử thi là văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và mang tính chất toàn tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện chotinh hoa , khí phách, phẩm chất , ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng của cộng đồng. Cái riêng tư, cá nhân đời thường thường không được nói đến hoặc nếu cónói thì cốt yếu cũng chỉ để nhấn mạnh thêm trách nhiệm và tình cảm của cá nhân với cộng đồng. Với lẽ đó, con người chủ yếu được khám phá, khai thác ở bổn phận , trách nhiệm, nghĩa vụ công dân,ở lẽ sống lớn, tỉnh cảm lớn.Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca trang trọng và đẹp một cách tráng lệ hào hùng. Trong khi đó, cảm hứng lãng mạn lại thiên về khẳng định, ngợi ca những phương diện tốt đẹp, lý tưởng của cuộc sống và con người trong lao động và kháng chiến. Nó là tiếng nói cất lên từ những tâm hồn lạc quan đi tìm những mảnh tâm hồn đồng điệu. Sự kết hợp hài hòa, thống nhất này chính là đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam 1945-1975. Trong ba mươi năm kháng chiến gian khổ, trường kì, người dân phải hứng chịu nhiều mất mát đau thuong của hiện thực bom đạn, nhưng ở họ vẫn luôn sáng ngời tinh thần lạc quan, hướng về tương lai tươi đẹp. Đó chính là cốt lõi của văn học, cũng là cốt lõi tạo nên sức mạnh chiến đấu cho toàn dân tộc.
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ra và trưởng thành ở quê hương xứ Huế mộng mơ. Bởi vậy, dù viết về thời kháng chiến gian khổ, khốc liệt, nhưng hồn thơ ông vẫn luôn ngọt ngào, thấm đượm màu sắc trữ tình, lãng mạn. Ở thi nhân có sự hòa quyện thống nhất giữa cuộc đời Cách mạng và cuộc đời thơ. Ông chọn con đường Cách mạng từ thời niên thiếu, viết thơ cũng là viết cùng chặng đường lịch sử của cả dân tộc. “Việt Bắc” được cháp bút trong không khí tưng bừng của toàn dân sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đồng thời cũng là giây phút ngậm ngùi chia xa của đồng bào vùng cao với những chiến sĩ vào sinh ra tử trở về với đồng bằng rộng lớn. Bài thơ ấm nồng hơi thở của thời đại và hơi ấm của tình người. Trong đó, đoạn thơ: “Những đường Việt Bắc của ta...Đèn pha bật sáng như ngày mai lên" là minh chứng cụ thể, rõ nét cho ngòi bút tài hoa, tinh tế của Tố Hữu.
Đoạn thơ sáng bừng lên không khí trầm hùng, bi tráng của cuộc kháng chiến chống Mỹ của toàn dân tộc, góp phần tô đậm đặc điểm của khuynh hướng sử thi trong toàn bộ tác phẩm.
- “Những đường Việt Bắc của ta
- Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
- Quân đi điệp điệp trùng trùng”
- “Dân công đỏ đuốc từng đoàn
- Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
- Nghìn đêm thăm thẳm sương dày”
Bên cạnh yếu tố sử thi bi tráng, đoạn thơ trong “Việt Bắc” còn chìm đắm trong hơi men của cảm hứng lãng mạn. Tố Hữu vốn được biết đến là nhà văn trữ tình chính trị, bởi vậy những vần thơ của ông đều luôn thấm nhuần sự ngọt ngào, lạc quan, tin tưởng vào lý tưởng đảng.
- “Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
- “Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.”
Niềm tin tưởng, lạc quan vào Đảng, vào nhà nước tiếp tục được Tố Hữu khẳng định, đề cao trong hình ảnh “đèn pha” và từ chỉ thời gian “ngày mai”. “đèn pha” luôn cho ánh sáng mạnh, chiếu xa thể hiện một niềm lạc quan về tương lai phía trước của dân tộc, đó là một đất nước hòa bình, nhân dân ấm no, một cuộc sống hạnh phúc. Viễn tưởng ấy ở ngay trước mắt, rất gần và rất chân thực với chúng ta. Dù đang sống giữa cuộc háng chiến gian khổ với bom rơi đạn nổ, nhưng cái khắc nghiệt ấy không thể vùi dập, hao mòn ý chí quyết tâm và niềm lạc quan sống mãnh liệt trong trái tim những người lính. Tinh thần lạc quan, tràn ngập lý tưởng sống ấy chính là minh chứng cao cả cho cảm hứng lãng mạn Tố Hữu thổi hồn vào thơ.
Đoạn thơ tuy ngắn gọn nhưng bằng lối diễn đạt giàu hình ảnh, chân thực cùng một tâm hồn yêu quê hương, đất nước, Tố Hữu đã khắc họa trước mắt bạn đọc cuộc sống chiến đấu của những người chiến sĩ ngoài mặt trận thật hào hùng, bi tráng nhưng cũng rất lãng mạn, trữ tình. Tố Hữu thật xứng đáng khi được người đời ngợi khen: “nhà thơ trữ tình Cách Mạng”.
-TN-
BÀI VIẾT SỐ 2 KHUYNH HƯỚNG SỬ THI VÀ CẢM HỨNG LÃNG MẠN TRONG ĐOẠN THƠ "NHỮNG ĐƯỜNG VIỆT BẮC CỦA TA... NHƯ NGÀY MAI LÊN"
Trong dòng chảy của văn học Việt Nam từ cổ chí kim, nền thơ ca cách mạng đã chiếm một vị trí đặc biệt và gây dấu ấn mạnh mẽ đói với bao thế hệ bạn đọc. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất xuyên suốt các thi phẩm của thoqif kì này chính là sự kết hợp hài hoà của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nói đến thơ ca cách mạng Việt Nam, quả thật không thể không nhắc tới Tố Hữu với tư cách như một "cánh chim đầu đàn". Cũng chính khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn hoà quyện vào nhau đã làm nên một chất thơ trữ tình chính trị vô cùng độc đáo của phong cách thơ Tố Hữu. Đoạn thơ sau trích từ bài thơ Việt Bắc như một minh chứng tiêu biểu cho nét đặc trưng ấy.
- "Những đường Việt Bắc của ta
- Đêm đêm rầm rập như là đất rung
- Quân đi điệp điệp trùng trùng
- Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
- Dân công đỏ đuốc từng đoàn
- Dấu chân nát đá muôn tàn lửa bay.
- Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
- Đèn pha bật sáng như ngày mai lên."
Khuynh hướng sử thi dường như đã trở thành một hơi thở xuyên suốt trong dòng chảy của thơ ca cách mạng Việt Nam. Dù dung lượng của một bài thơ hạn chế, nhưng những vần thơ ấy có sức bao quát cả một giai đoạn lịch sử, một chiến dịch lớn, nói lên những vấn đề hệ trọng của một dân tộc và thời đại, vận mệnh của đất nước và nhân dân. Vấn đề riêng tư của mỗi cá nhân bị mờ đi trước những vấn đề chung của đất nước, những vấn đề mang ý nghĩa vận mệnh chung của cả cộng đồng. Hình tượng thơ mang tính sử thi, tiêu biểu cho lý tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận của cả một quốc gia, thể hiện và tiêu biểu cho sức mạnh, vẻ đẹp, ý chí và khát vọng của nhân dân và dân tộc. Giọng điệu sử thi là giọng điệu trang trọng, ngợi ca hào sảng, tráng lệ, hào hùng... Chất sử thi không chỉ đến giai đoạn này nới xuất hiện nhưng đến giai đoạn này, nó càng ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành huynh hướng nổi bật trong nền thơ ca dân tộc. Còn cảm hứng lãng mạn trong thơ ca nói chung là khuynh hướng nghệ thuật tiến bộ, giàu cảm xúc tin tưởng, hi vọng hướng đến một tương lai tươi sáng. Trong giai đoạn văn học thời kháng chiến, cảm hứng lãng mạn vừa là sự khẳng định cái tôi đầy tình cảm, vượt lên hiện thực chiến đấu gian khó, tin tưởng vào chiến thắng, vào tương lai tươi sáng của dân tộc vừa là sự khẳng định lý tưởng của một cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới. Chính điều đó đã nâng đỡ con người trong gian khổ, vươn lên trên gian khổ mà hướng lòng mình tới những điều tốt đẹp.
Trước hết, khuynh hướng sử thi hiện lên rõ nét trong đoạn thơ khi Tố Hữu khắc hoạ hình ảnh đoàn quân dân đỏ đuốc tiến ra chiến trường. Không chỉ có những người lính cụ Hồ mà kề vai sát cánh bên họ còn là những đoàn dân công "đỏ đuốc", không ngại khó khăn, hết sức mình mở đường dẫn lối. Cả quân và dân cùng nhau hợp sức, như chính cái tinh thần "rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây". Bởi lẽ, sự nghiệp giải phóng quê hương chưa bao giờ là nhiệm vụ của riêng cá nhân nào, mà đó là trách nhiệm của cả một tập thể, một cộng đồng. Khung cảnh hành quân hiện lên với hình ảnh con đường
- "Những đường Việt Bắc của ta"
- "Trời xanh đây là của chúng ta
- Núi rừng đây là của chúng ta"
- Trong không khí dâng cao, con người hiện lên với một vẻ đẹp phi thường:
- "Đêm đêm rầm rập như là đất rung
- Quân đi điệp điệp trùng trùng"
- "Dân công đỏ đuốc từng đoàn
- Dấu chân nát đá muôn tàn lửa bay"
Không chỉ có quân, những đoàn dân công cũng hết mình cống hiến vì sự nghiệp chung của dân tộc. Ngọn đuốc đỏ rực cháy lên soi đường chỉ lối, cũng hừng hực như chính những con tim nhiệt huyết và ý chí kiên cường sẵn sàng"quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Hình ảnh phóng đại "dấu chân nát đá muôn tàn lửa bay" khiến ta chợt nhớ đến lời dặn dò của ông cha xưa "chân cứng đá mềm" hay gót ngựa của Thánh Gióng mang theo sức mạnh vô song quét sạch giặc ngoại xâm. Sự quyết tâm của chúng ta, sức mạnh của chúng ta tưởng như chẳng một thế lực nào có thể ngăn cản được. Chúng ta đang làm chủ chiến trường Việt Bắc cả về thế và lực. Chính sức mạnh ấy đã mang đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm xưa "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", khiến cho cả thế giới phải ngả mũ bái phục một dân tộc nhỏ bé mà quật cường, trong gian khó lại có một sức mạnh phi thường.
Cùng với khuynh hướng sử thi khắc hoạ hình ảnh đoàn quân dân Việt Bắc tiến về phía trước với sức mạnh kinh hoàng không thể cản phá, tư thế hiên ngang, khí thế ngút trời, cảm hứng lãng mạn hướng đoàn quân về một tương lai tươi sáng đầy hi vọng, mong chờ. Chặng đường hành quân luôn chứa đầy những gian truân, thử thách:
- "Nghìn đêm thăm thẳm sương dày"
Câu thơ vừa là hình ảnh tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Bằng nét vẽ đặc tả "thăm thẳm sương dày", nhà thơ đã tái hiện lại hiện thực khó khăn khắc nghiệt mà những người lính đã phải trải qua trên con đường hành quân. Nơi núi rừng Việt Bắc luôn chứa đựng những trở ngại, gian nan mà bất cứ ai cũng phải đối mặt. Song cụm từ "nghìn đêm" như một cách nói tượng trưng cho cả một quãng thời gian dài mà nhân dân ta phải sống trong lầm than, tăm tối, bị kìm kẹp dưới ách thống trị của TD Pháp. Thế nhưng, dù gian khó là thế, trên con đường chiến đấu, những người đồng đội vẫn kề vai sát cánh bên nhau
- "Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan"
Ta bỗng nhớ tới đôi câu thơ mà Chính Hữu đã từng viết trong bài thơ Đồng chí: "Súng bên súng đầu sát bên đầu" và "Đầu súng trăng treo". Trong khó khăn, người lính Việt Bắc luôn có đồng chí, đồng đội ở bên, cùng nhau gánh vác nhiệm vụ lớn lao. Bởi vậy tâm hồn người lính cũng có những giờ phút thăng hoa lãng mạn. Phải chăng, cũng là cách liên tưởng "đầu súng trăng treo", ánh sao lấp lánh trên nền trời đêm, ở một góc độ nào đó, nhìn như đang treo nơi đầu súng, vậy nên mới có hình ảnh hết sức thi vị "ánh sao đầu súng". Song, không chỉ có thế, ta còn có thể hiểu, sao ở đây, còn là ngôi sao năm cánh ngời sáng trên mũ người lính, ấy là ngôi sao của Tổ Quốc, ngôi sao của cách mạng, dẫn lối chỉ đường cho ngọn súng trên vai, bảo vệ đất nước.
- "Đèn pha bật sáng như ngày mai lên"
Màn đêm phủ sương dày đặc đâu còn là trở ngại khi ánh đèn pha chói lọi soi đường hay chính là ánh sáng của Đảng xua tan đi những đêm tối xiềng xích nô lệ, hướng con người ta đến một tương lai đẹp tươi, hạnh phúc, nơi ấy Việt Nam là một dân tộc độc lập, hoà bình, nhân dân ta được đủ đầy, hạnh phúc.
Chính sự kết hợp khéo léo tài tình của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho thơ chính trị trở nên không hề khô khan, mà ngược lại còn vô cùng lãng mạn. Chỉ qua 8 câu thơ, Tố Hữu đã viết nên một bản hùng ca thời chiến, khẳng định sức mạnh to lớn của dân tộc ta, vừa hướng ta đến một tương lai tươi đẹp. Đoạn thơ nói riêng và cả Việt Bắc nói chung sẽ mãi là những áng thơ có sức sống lâu bền trong trái tim bao thế hệ bạn đọc.
-M-
- Chủ đề
- khuynh hướng sử thi việt bắc