Kính bơi cận có hại mắt hay không?

Nhiều người vô tư dùng kính bơi cận, xong không phải ai cũng chú ý kính có nguy cơ hại mắt nếu là hàng kém chất lượng và dùng không đúng cách. Hãy cùng kinhboisaigon.com tìm hiểu nhé

2016ca5c6a9f-dfdd-4cc2-8b04-d7259db2bd4a.jpg


Có cấu tạo giống như kính bơi thông thường, kính bơi cận có mắt kính với số đo độ cận từ 1,5 – 8 độ, các con số này in trên miếng dán nhỏ ở góc sản phẩm. Khi sử dụng, phần dây cao su có thể điều chỉnh độ dài, ngắn phù hợp với kích thước của đầu. Các gen cao su phía ở rìa kính ngăn không cho nước vào mắt.

Các hãng Aryca (260 – 400 nghìn), Speedo Vanquisher (520 – 600 nghìn), Long sail (360 nghìn), View (300 nghìn)… nhiều màu sắc, cả loại dành cho người lớn và trẻ nhỏ, bán tại cửa hàng đồ thể thao, du lịch, đồ bơi… trên đường Láng, Cát Linh, Tây Sơn. Mặt kính được làm từ polycarbonate nhẹ, chống tạo sương, góc nhìn rộng, khung và viền kính mềm.

Một số sản phẩm chỉ ghi vỏn vẹn dòng “Xuất xứ: Trung Quốc” đặt trong một hộp hoặc túi nhựa nhỏ, không có hướng dẫn sử dụng cụ thể, chất liệu của dây cao su và mắt kính cũng không rõ. Khi được hỏi về những chú ý khi dùng kính bơi cận, chị T.N (nhân viên cửa hàng đồ bơi trên phố Láng Hạ) trả lời đơn giản: “Cứ mang về dùng thôi, chọn đúng độ rồi còn lo gì nữa”.

mleck.jpg


Các loại kính không có cơ sở kiểm chứng số đo cận hoặc bất cứ hỗ trợ nào về kỹ thuật (thử mắt, đo mắt) để đảm bảo độ cận đó là chính xác thì không nên mua. ThS.BS Phan Phước Thái Bình- Khoa Mắt, BV Mắt kỹ thuật cao Phương Nam, tư vấn: “Chọn kính cận phù hợp với mắt là việc quan trọng, nếu xác định sai độ, người đeo kính sẽ bị mỏi mắt, nhìn mờ, gây nhức đầu… vô tình khiến đôi mắt khỏe thành đôi mắt có tật".

Không nên ham rẻ bởi chất lượng mắt kính sẽ thấp. Chia sẻ kinh nghiệm “bị một vố đau” của mình khi mua sản phẩm, anh Hoàng Chung (khu đô thị Văn Quán) cho biết: “Mình bị một vố nhớ đời vì lúc dùng cũng chả sáng hơn kính bơi thường là mấy, giá thì đắt, chưa kể loại này hai mắt cùng một độ, mỗi bên mắt của mình một độ khác nhau, thế là chịu, không dùng được".

Không chỉ cẩn trọng khi mua, lúc sử dụng người dùng cũng không nên áp chặt gọng kính áp sát vào mắt. Tuy điều này ngăn không cho nước vào mắt nhưng áp lực do gọng cao su tạo ra chèn ép các mạch máu ở vùng đeo kính và làm tăng áp lực bên trong mắt, không tốt, nhất là với người tăng nhãn áp.

Tốt nhất, người tiêu dùng nên kiểm tra và mua loại dây cao su co giãn tốt, nhẹ để đảm bảo an toàn cho đôi mắt, đeo thử kính để xem mắt điều tiết có phù hợp với kính hay không.
 

chacadiem

Banned
Dưới đây là một số bệnh thường gặp khi bé chơi tại bể bơi công cộng và cách phòng ngừa hiệu quả giúp bé chơi với nguồn nước an toàn, giảm khả năng lây bệnh. Hãy cùng kinhboisaigon.com tìm hiểu nhé

2016c272f83c-a226-40ea-9dd0-4a353944a48f.jpg



Nguy cơ mắt bệnh đau mắt đỏ:


Khi bơi toàn bộ cơ thể của bé tiếp xúc với nước. Trong đó, mắt là bộ phận dễ gặp tổn thương vì bé không thể nhắm mắt khi vui đùa trong nước, khi bơi. Do đó, chúng tiếp xúc trực tiếp với nguồn ngước bể bơi không thức sự trong lành bởi nhiều người sử dụng cũng như hóa chất xử lý nước bể bơi.


Chính vì thế bé thường dễ bị cay mắt, khô mắt, nhiễm khuẩn vào mắt và là nơi dễ làm lây lan bệnh đau mắt đỏ từ người khác.


Hãy dùng kính bơi trẻ em khi dẫn trẻ đến những hồ bơi đông người

daumatdo3_CYYM.jpg


Bệnh viêm tai:


Rất thường gặp ở đối với các bé nhỏ thường được đi bơi tại các bể bơi công cộng vì khi bơi không được chụp tại, nguồn nước không sạch vì nhiều lý do nên có thể vào tai, mũi, đường hô hấp… Từ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé gây ra các bệnh viêm tai nguy hiểm không những gây khó chịu mà con có thể gây giảm thính giác của trẻ, hay mũi và hệ hô hấp của trẻ cũng có thế bị bệnh.

Nguy cơ mắc một số bệnh phụ khoa:

Các bé có thể mắt bệnh về tai, mũi, họng, mắt và cả bệnh phu khóa nếu không được vệ sinh sạch sẽ khi đi bơi về. Bởi bé có thể bị nhiễm khuẩn, nấm khi chơi tại bể bơi công cộng từ những nguồn bệnh từ chính những người sử dụng, nguồn nước không sạch và chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi tiếp xúc với nước hồ bơi, và có thể gây ra hiện tượng ngứa, khó chịu do bị nhiễm nấm, viêm nhiễm phụ khoa với nhiều biểu hiện nguy hiểm.

Các bệnh ngoài da:


Trẻ có làn da non yếu, nhạy cảm hơn so với người lớn nên dễ bị nhiễm nấm gây bênh ngoài ra. Các loại hóa chất trong nước bể bơi thường sẽ dễ gây viêm da tiếp xúc đặc biệt là những làn da nhạy cảm của trẻ con nhưa bị đỏ, khô, ngứa, các nốt dị ứng, bệnh chân tay miệng và da đầu nhiễm nấm hoặc rụng tóc nhiều hơn.


Cách phòng chống:

Dùng mũ và kính bảo vệ tóc và mắt

Các hóa chất dùng để khử trùng và làm sạch nước sẽ làm tóc bé trở nên thô xơ và khô cứng, thậm chí là rụng tóc vậy nên bạn nên dùng mũ nilon bảo vệ tóc, tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại này.

Viêm kết mạc với biểu hiện mắt bị ngứa, đỏ dễ lây lan qua môi trường hồ bơi. Đeo kính trong khi bơi không để nước vào mắt, không dùng tay dụi mắt, dùng nước sạch để rửa mắt sau khi đi bơi là các cách có thể giúp bạn hạn chế phần nào bệnh liên quan đến “cửa sổ tâm hồn”.

slide1_1431886622.jpg


Vệ sinh ngay sau khi bơi

Do nước trong bể bơi chứa nhiều vi khuẩn nấm, vi trùng gây bệnh, nếu không vệ sinh sạch sẽ, các mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây hiện tượng nhiễm nấm, và bệnh phụ khoa.

Do đó, sau mỗi lần đi bơi ở các bể bơi công cộng, bạn nên vệ sinh cơ thể cho trẻ bằng cách tắm rửa sạch sẽ để tẩy sạch chất hữu cơ bám dính vào cơ thể và dùng khăn tắm cá nhân lau khô người. Hạn chế tối đa việc thuê, mượn quần áo bơi đã sử dụng cũng giúp trẻ phòng bệnh và bảo vệ cơ thể.
 

Thống kê

Chủ đề
100,752
Bài viết
467,582
Thành viên
339,851
Thành viên mới nhất
Đông Âu

Bài viết được quan tâm nhiều

Top