Ký hiệu M, D, N, Z, P, Iso, C trong hóa học là gì ?

Ký hiệu M, D, N, Z, P, Iso, C trong hóa học là gì ?

hoa-hoc.jpg


Bộ môn và lĩnh vực Hóa Học là một nơi để chúng ta thỏa sưc tìm hiểu về các hóa chất, vật chất có trong tự nhiên cũng như do con người tạo ra, xem các hiện tưởng phản ứng và giải thích chúng. Vì vậy đây là một chuyên ngành được rất nhiều người thích thú, đam mê tìm hiểu. Hôm nay tôi sẽ trình bày bài phân tích về một số kí hiệu trong chuyên ngành Hóa học để cá bạn có thể hiểu hơn về nó và cảm thấy yêu thích, tìm tòi về Hóa học. Đó chính là các kí hiệu M, D, N, Z, P, Iso, C. Vậy các kí hiệu trên trong Hóa học mang ý nghĩa như thế nào, chúng ta cùng bắt tay vào tìm hiểu thôi nào.

khoi-luong-mol.jpg


Kí hiệu đầu tiên ta tìm hiểu chính là M. M chính là viết tắt của khối lượng mol trong Hóa Học. Mol chính là đơn vị đo lường dùng trong Hóa học diễn tả chất lượng chất có chứa 6.10^23 số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó.Tùy theo việc chọn hạt đơn vị mà mol được chia thành hai loại: mol nguyên tử và mol phân tử. Mol nguyên tử của một nguyên tố là lượng nguyên tố có chứa NA nguyên tử của nguyên tố đó. Khối lượng mol của một chất được kí hiệu là M là khối lượng của một mol chất được tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó , có số trụ bằng nguyên tử khối hay phân tử khối.

hidro-doteri.png


Kí hiệu tiếp theo ta tìm hiểu chính là D. Vậy d là gì. Theo tôi tìm hiểu và được biết thì D là kí hiệu của đơteri, một đồng vị của Hidro.

nito.jpg


Kí hiệu N trong Hóa học là kí hiệu của chất Nitơ. Còn trong Hóa sinh học thì N là biểu tượng của asparagine.

so-hieu-nguyen-tu.jpg



Kí hiệu Z trong Hóa học là là biểu đạt của số nguyên tử, hay còn gọi là số hiệu nguyên tử, nguyên tử số hay số thứ tự (chỉ vị trí của nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn ), được xác định bằng số proton trong hạt nhân của nguyên tử đó. Do số lượng các hạt proton trong nguyên tử trùng với số lượng các hạt electron ở lớp vỏ nguyên tử (đây cũng là lý do nguyên tử khi ở trạng thái bình thường luôn bảo hòa về điện), vì vậy số hiệu nguyên tử - Z (hay còn gọi là số nguyên tử) còn cho chúng ta biết được số lượng hạt electron trong 1 nguyên tử. Số hiệu nguyên tử thường được ghi phía dưới bên trái của kí hiệu nguyên tố hóa học, với A là số khối.

Các nguyên tử có số hiệu nguyên tử (Z) bằng nhau cùng thuộc 1 nguyên tố, và có tính chất hóa học giống nhau. Còn những nguyên tử tuy có cùng số hiệu nguyên tử (Z) nhưng khác số neutron (dẫn đến sự khác nhau về số khối, vì công thức tính số khối là: A = P + N), thì gọi là đồng vị của nguyên tố đó.

photpho.jpg


Kí hiệu P trong Hóa học có nghĩa biểu đạt cho nguyên tố Photpho.

iso.png


Kí hiệu Iso trong Hóa học có nghĩa biểu đạt cho tên các hợp chất hữu cơ. Ngoài tiền tố iso thì còn có neo.

cacbon.jpg


KÍ hiệu C trong hóa học là biểu đạt cho nguyên tố Cacbon .

Qua các giải nghĩa trên tôi nghĩ các bạn đã hiểu hơn về các kí hiệu M, D, N, Z, P, Iso, C rồi đúng không nào.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
  • Chủ đề
    hóa học ki hieu hoa hoc
  • Top