Làm sao "dạ", "vâng" đúng lúc?
Có những lời con gái nói ra, nghe thì có vẻ rất "ra lệnh", nhưng chưa chắc là họ muốn như thế đâu.
Cùng thử tìm hiểu xem lúc nào nên "gọi dạ", bảo "vâng" nha các chàng trai: !
:53:1. "Muốn nói chuyện ngay bây giờ!"!
Tình huống: Vừa online bạn đã thấy cô nàng nhảy vào hỏi bạn: "Đang làm gì đó?" Bạn đáp thật thà: "Chơi game ấy mà!". Nàng liền quẳng một câu: "Tắt đi, muốn nói chuyện ngay bây giờ!" - thì bạn chớ dại mà tưởng rằng nàng "nói sao thì nghĩa là như vậy" nhé. Thật ra nàng đang muốn bạn phải nghe lời để trò chuyện với nàng đấy!
Làm gì bây giờ? Nếu bạn ngay lập tức tắt game thì bạn sẽ bị "sếp nhỏ" này ra lệnh hoài. Hãy hỏi rõ nhỏ cần gì, nếu không quá gấp, có thể hẹn sau khi chơi game xong sẽ nói chuyện cùng nhỏ.
:53:2. "5 phút nữa phải có mặt!"
Tình huống: Bạn đang ở nhà phụ mẹ dọn dẹp thì nhận được tin nhắn của nhỏ hẹn 5 phút nữa phải có mặt tại trường đón. Mặc dù trước đó bạn không có hẹn hò gì với nhỏ cả, nhưng "lệnh" đã ban ra thì phải... bỏ việc nhà đi thôi?
Làm gì bây giờ? Không nên răm rắp nghe lời nhỏ trong tình huống này, vì đây là một sự đòi hỏi hơi vô lý. Bạn nên chọn cách ở nhà tiếp tục phụ mẹ làm việc, đồng thời giải thích cho nhỏ biết bạn đang bận, nhỏ có thể nhờ bạn bè hoặc đi taxi về.
:53:3. "Không được đi với mấy người kia"
Tình huống: Người ấy không thích đám chiến hữu hay rủ rê bạn đi banh bóng các kiểu, vì thế mỗi lần có điện thoại của họ là nhỏ liền nhăn mặt: "không được đi" và bạn phải ngậm ngùi nói lời "xin lỗi" mọi người.
Làm gì bây giờ? Nếu kiên quyết "cứ đi", nguy cơ gây gổ hoặc giận dỗi sẽ rất cao. Bạn nên sắp xếp thời gian thể thao hợp lí, vào lúc nàng ấy shopping với đám bạn gái chẳng hạn; hoặc chọn mấy môn thể thao như bơi lội để tung tăng cùng nhỏ. Trong những tình huống này, bạn nên tìm hiểu lí do vì sao nhỏ không thích bạn đi, vì nhỏ không thích đám bạn nhắng nhít của bạn, hay muốn ở bên cạnh bạn nhiều hơn để có cách giải quyết.
:53:4. "Đừng bao giờ làm thế!"
Tình huống: Bạn có nhiều tật xấu như chạy xe nhanh, không bao giờ tắt laptop mà cứ đóng ập xuống, điện thoại nghe xong hay quẳng cái kịch xuống bàn, uống nước hay tu ừng ực... Đó là bảng liệt kê từ nhỏ kèm theo những lời nhận xét là lời hăm he: "Đừng bao giờ làm thế nữa!"...
Làm gì bây giờ? Phải xác định rõ cái nào là tật xấu cần cải thiện, cái nào là thói quen khó bỏ và thẳng thắn thương lượng với nhỏ. Ví dụ chuyên chạy xe ẩu, bạn nên nghe theo vì điều này tốt cho bạn, còn thói quen như... tu nước ừng ực thì cũng không có gì ghê gớm lắm, không nhất thiết phải "gò mình" trước nhỏ. Để không cảm thấy áp lực, hai người cần bỏ qua cho nhau những chuyện nhỏ và xem tật xấu của nhau là điều bình thường để chấp nhận chứ không nên ép buộc phải thay đổi.
RÍT CON
Có những lời con gái nói ra, nghe thì có vẻ rất "ra lệnh", nhưng chưa chắc là họ muốn như thế đâu.
Cùng thử tìm hiểu xem lúc nào nên "gọi dạ", bảo "vâng" nha các chàng trai: !
:53:1. "Muốn nói chuyện ngay bây giờ!"!
Tình huống: Vừa online bạn đã thấy cô nàng nhảy vào hỏi bạn: "Đang làm gì đó?" Bạn đáp thật thà: "Chơi game ấy mà!". Nàng liền quẳng một câu: "Tắt đi, muốn nói chuyện ngay bây giờ!" - thì bạn chớ dại mà tưởng rằng nàng "nói sao thì nghĩa là như vậy" nhé. Thật ra nàng đang muốn bạn phải nghe lời để trò chuyện với nàng đấy!
Làm gì bây giờ? Nếu bạn ngay lập tức tắt game thì bạn sẽ bị "sếp nhỏ" này ra lệnh hoài. Hãy hỏi rõ nhỏ cần gì, nếu không quá gấp, có thể hẹn sau khi chơi game xong sẽ nói chuyện cùng nhỏ.
:53:2. "5 phút nữa phải có mặt!"
Tình huống: Bạn đang ở nhà phụ mẹ dọn dẹp thì nhận được tin nhắn của nhỏ hẹn 5 phút nữa phải có mặt tại trường đón. Mặc dù trước đó bạn không có hẹn hò gì với nhỏ cả, nhưng "lệnh" đã ban ra thì phải... bỏ việc nhà đi thôi?
Làm gì bây giờ? Không nên răm rắp nghe lời nhỏ trong tình huống này, vì đây là một sự đòi hỏi hơi vô lý. Bạn nên chọn cách ở nhà tiếp tục phụ mẹ làm việc, đồng thời giải thích cho nhỏ biết bạn đang bận, nhỏ có thể nhờ bạn bè hoặc đi taxi về.
:53:3. "Không được đi với mấy người kia"
Tình huống: Người ấy không thích đám chiến hữu hay rủ rê bạn đi banh bóng các kiểu, vì thế mỗi lần có điện thoại của họ là nhỏ liền nhăn mặt: "không được đi" và bạn phải ngậm ngùi nói lời "xin lỗi" mọi người.
Làm gì bây giờ? Nếu kiên quyết "cứ đi", nguy cơ gây gổ hoặc giận dỗi sẽ rất cao. Bạn nên sắp xếp thời gian thể thao hợp lí, vào lúc nàng ấy shopping với đám bạn gái chẳng hạn; hoặc chọn mấy môn thể thao như bơi lội để tung tăng cùng nhỏ. Trong những tình huống này, bạn nên tìm hiểu lí do vì sao nhỏ không thích bạn đi, vì nhỏ không thích đám bạn nhắng nhít của bạn, hay muốn ở bên cạnh bạn nhiều hơn để có cách giải quyết.
:53:4. "Đừng bao giờ làm thế!"
Tình huống: Bạn có nhiều tật xấu như chạy xe nhanh, không bao giờ tắt laptop mà cứ đóng ập xuống, điện thoại nghe xong hay quẳng cái kịch xuống bàn, uống nước hay tu ừng ực... Đó là bảng liệt kê từ nhỏ kèm theo những lời nhận xét là lời hăm he: "Đừng bao giờ làm thế nữa!"...
Làm gì bây giờ? Phải xác định rõ cái nào là tật xấu cần cải thiện, cái nào là thói quen khó bỏ và thẳng thắn thương lượng với nhỏ. Ví dụ chuyên chạy xe ẩu, bạn nên nghe theo vì điều này tốt cho bạn, còn thói quen như... tu nước ừng ực thì cũng không có gì ghê gớm lắm, không nhất thiết phải "gò mình" trước nhỏ. Để không cảm thấy áp lực, hai người cần bỏ qua cho nhau những chuyện nhỏ và xem tật xấu của nhau là điều bình thường để chấp nhận chứ không nên ép buộc phải thay đổi.
RÍT CON