LG V10: Con bài chiến lược của LG cuối năm 2015

0-lg-v10(1).jpg


Không đơn thuần là flagship của năm 2015 sau sự xuất hiện của LG G Flex 2 và LG G4, LG V10 còn đánh dấu bước phát triển trong lĩnh vực phablet khi đây là sản phẩm đầu tiên của hãng công nghệ đến từ “xứ sở Kim Chi” sở hữu bút Stylus ở phân khúc tầm trung. Đồng thời, LG V10 dường như chắc chắn sẽ là câu trả lời cũng như là đối thủ với hàng loạt phablet đình đám hiện nay trên thị trường như Galaxy Note 5 hay Galaxy S6 Edge Plus từ Samsung, Moto X Pure từ Motorola và mới đây nhất là Nexus 6P mang thương hiệu của Google. Tuy nhiên thì thiết bị với màn hình 5.7-inch này sở hữu những gì để có thể khiến các “ông lớn” trong lĩnh vực phablet cảm thấy e ngại đến mức như vậy?

Ưu điểm:
+ Thiết kế hoàn hảo
+ Hệ thống màn hình kép
+ Hỗ trợ thẻ nhớ microSD
+ Pin có thể tháo rời
+ Camera tốt với giao diện người dùng trực quan
+ Hỗ trợ chế độ tùy chỉnh chụp ảnh và quay phim bằng tay
+ Tốc độ sạc nhanh

Khuyết điểm:
+ Cảm biến vân tay chưa thực sự được đánh giá cao
+ Thời lượng pin sử dụng chưa được quản lí hiệu quả
+ Mức giá thành chưa phù hợp trong phân khúc

Thời điểm ra mắt và mức giá

8-lg-g4-vs-lg-v10-screen-w782.jpg

Hiện nay, LG V10 đã có mặt tại các cửa hàng bán lẻ cũng như qua hệ thống online cho người dùng đặt hàng và sở hữu nó sau khi được ra mắt vào thời điểm tháng 10 vừa qua. LG V10 không mang đến quá nhiều sự lựa chọn về phiên bản với phần cứng bên trong khi chúng ta chỉ có duy nhất thiết bị với 64GB bộ nhớ trong cùng với 4GB RAM, hỗ trợ thêm khe cắm thẻ nhớ microSD với mức giá dao động từ $600 đến $700 (tức tầm 13 đến hơn 15 triệu đồng). Dù có khá ít những sự lựa chọn về phần cứng nhưng bù lại, LG mang đến cho chúng ta khá nhiều tùy chọn về màu sắc có thể kể ra ở đây như trắng, đen, màu xám tro, xanh nước biển và xanh mắt mèo

Thiết kế

1-lg-v10-back-w782(1).jpg

Có thể nói trong lần ra mắt này, LG thực sự đã làm tốt trong khâu thiết kế khi mang đến cho người dùng một thiết bị chắc chắn với kích thước 160mm x 79mm x 8.6mm (mỏng hơn 1mm so với LG G4) với khối lượng lên đến 192g.

Ở phần mặt trước của thiết bị được bao phủ chủ đạo bởi màn hình cảm ứng 5.7-inch với viền kim loại bao quanh trong khi phần mặt lưng sử dụng chất liệu polycarbonate thay cho phần lớn thiết bị hiện nay sử dụng nhôm với gương làm chất liệu chính gợi nhớ cho chúng ta cảm giác về thiết bị từng ra mắt trước đó, Moto Maxx từ Motorola

3-lg-v10-sensor-w782.jpg

Điểm nhấn của phần phía trước của thiết bị có lẽ lại nằm ở phần màn hình kép nằm ngay bên trên phần màn hình chính rất khó nhận ra sự tách biệt giữa chúng. Camera trước cũng được đặt khác so với tiêu chuẩn chung khi chúng được thiết kế để nằm bên cạnh phần màn hình thứ 2 thay vì bên cạnh phần loa thoại như trước đây để nhường lại vị trí đó cho cảm biến chuyển động và LED báo trạng thái nhằm phục vụ cho các mục đích khác trong quá trình sử dụng.

5-lg-v10-display-w782.jpg

Mặc dù chỉ chiếm diện tích khoảng 70.8% nhưng LG V10 không tạo cảm giác về phần màn hình hiển thị quá nhỏ do sự cân bằng trong thiết kế tổng thể mà LG tạo ra đã khắc phục nhược điểm này một cách hoàn hảo

Phần mặt lưng, LG V10 không có quá nhiều sự thay đổi so với các thiết bị do chính hãng sản xuất như LG G3 hay LG G4 ở việc thiết kế các nút nhấn vật lý cùng vị trí camera. Tuy nhiên, trong khi những người đàn anh của mình sở hữu phần lưng cong để tạo cảm giác ôm tay hơn trong quá trình sử dụng thì LG V10 lại mang phong cách phẳng hoàn toàn với sự vát tròn các cạnh bao quanh.

2-lg-v10-side-2-w782.jpg

Ở cạnh dưới, như thông thường, chúng ta vẫn chỉ có cổng kết nối microUSB cùng với jack cắm tai nghe tiêu chuẩn. Trong khi đó ở cạnh đối diện là cảm biến hồng ngoại phục vụ cho các tính năng đi kèm với loa ngoài khử nhiễu sử dụng cho các cuộc gọi

Màn hình

Do LG V10 sử dụng màn hình kép thay cho màn hình đơn nên chúng ta sẽ có cái nhìn riêng biệt cho từng phần để có đảm bảo sự chi tiết nhất.

Màn hình chính

5-lg-v10-display-w782(1).jpg

Trong lĩnh vực màn hình, LG có thể sẽ là cái tên đáng để nhiều hãng khác học hỏi với những thiết bị cao cấp từng xuất hiện trước đây mà giờ đây, LG V10 cũng không phải là cái tên ngoại lệ khi mang đến cho người dùng thiết bị sở hữu màn hình chính với kích thước 5.7-inch với độ phân giải QHD lên đến 2560 x 1440 pixels cho mật độ điểm ảnh ở mức 515ppi. Không những chỉ mang đến độ sắc nét cao trong các chi tiết hiển thị mà còn cho góc nhìn rộng và đảm bảo chất lượng tốt ở mọi góc độ sử dụng, màu sắc hài hòa trên tấm nền IPS LCD.

Màn hình phụ

10-lg-v10-hero-w782.jpg

Thay vì sử dụng một màn hình duy nhất cho tất cả mọi thao tác thì việc mang đến một thiết bị màn hình kép đủ cho thấy sự phát triển của LG trong lĩnh vực di động lớn đến mức thế nào.

Màn hình thứ 2 của LG V10 được sử dụng như giải pháp mang đến những shortcut về ứng dụng, tính năng để người dùng sử dụng một cách nhanh chóng nhất thay vì phải thao tác liên tục với màn hình chính. Dù được đánh giá cao ở sự hiểu biết về tâm lý người dùng nhưng nhìn chung, màn hình phụ trên LG V10 vẫn chưa thực sự tốt khi vị trí đặt của nó không thực sự thuận tiện để thao tác bằng 1 tay trên thiết bị 5.7-inch như thế này. Thay vào đó, nếu LG để nó nằm ngay bên dưới phần màn hình chính và bổ sung thêm các nút cảm ứng chủ đạo trên Android lên đó có vẻ là hợp lí hơn.

Những tính năng đặc biệt

Màn hình thứ 2

9-lg-v10-sensor-w782.jpg

Dĩ nhiên là phần màn hình thứ 2 trên LG V10 là tính năng đặc biệt nhất trên chính thiết bị khi LG tự hào đi tiên phong trong lĩnh vực này. Không chỉ đơn thuần mang đến các biểu tượng giúp truy cập nhanh vào ứng dụng được thiết lập sẵn, nó còn mang đến khả năng hiển thị thông báo, thời gian, thời lượng pin còn lại, bật tắt Wi-Fi… khá tiện dụng. Tuy nhiên thì người dùng cũng có thể vô hiệu hóa chúng nếu như cảm thấy không thích thay vì bắt người dùng phải sử dụng chúng hoàn toàn.

Cảm biến vân tay

11-lg-v10-micro-sd-sim-w782.jpg


Cảm biến vân tay hiện nay là tính năng rất hữu dụng đối với người dùng smartphone và phần lớn các hãng sản xuất đều hướng đến tính năng này, đương nhiên là LG cũng không phải là ngoại lệ, nhất là đối với LG V10, thiết bị được xem như là flagship giúp LG cạnh tranh trong thời gian sắp tới.

Tương tự như Sony hay Apple, LG cũng mang đến cảm biến này đến với người dùng thông qua việc tích hợp trực tiếp với nút nguồn cho phép người dùng có thể mở khóa thiết bị bằng việc nhấn trực tiếp vào đó hoặc sử dụng cảm biến vân tay như tùy chọn thứ 2 thay thế.

Trong quá trình thử nghiệm thì nhìn chung, phần cảm biến vân tay trên LG V10 hoạt động khá tốt với thời gian phản hồi nhanh. Bên cạnh đó, ngoài chức năng mở khóa, phần cảm biến vân tay còn mang đến nhiều chức năng khác để sử dụng như truy cập vào QuickMemo chẳng hạn. Dù vậy thì số lượng tính năng đi kèm hiện nay còn khá hạn chế đang trở thành vấn đề cần được giải quyết nhằm nâng cao trải nghiệm trên thiết bị trong các bản cập nhật sắp tới.

Khả năng chống sốc

Ngoài việc được bổ sung phần màn hình phụ hay cảm biến vân tay, LG còn mang đến cho chúng ta chiếc LG V10 với khả năng chống sốc tiêu chuẩn 810G của quân đội, hạn chế sự hư hỏng do sự tác động lực quá mạnh từ các tác nhân môi trường vốn là kẻ thù lớn nhất của các thiết bị di động hiện nay

Phần mềm

12-lg-g4-vs-lg-v10-brand-2-w782.jpg

Dù hiện nay, phiên bản Android 6.0 Marshmallow bắt đầu được phân phối một cách chính thức nhưng LG V10 vẫn sử dụng nền tảng Android 5.1.1 Lollipop làm hệ điều hành chính và sẽ được hỗ trợ lên các phiên bản mới nhất trong thời gian ngắn nhất trước khi năm 2015 kết thúc. Các ứng dụng đi kèm từ phía LG đã được rút gọn khá nhiều khi giờ đây, chúng ta chỉ còn thấy sự xuất hiện của Quick Remote Backup, LG Health, QuickMemo… với mục đích giảm thiểu phần chiếm dụng bộ nhớ do phần lớn các ứng dụng còn lại không được sử dụng quá nhiều, bên cạnh đó còn giúp mang đến hiệu năng cao hơn hẳn.

Về giao diện người dùng, LG V10 sử dụng giao diện LG UX 4.0 như trên LG G4 với sự tiện dụng trong sử dụng cũng như mang đến tính trực quan khá cao.

Hiệu năng

13-performancelgv10-w782.png

Khi mà Snapdragon 820 vẫn chưa được phân bố rộng rãi, Snapdragon 810 là cái tên bị LG hắt hủi do sự thất bại trên LG G Flex 2 trước đây thì Snapdragon 808 vẫn là cái tên thay thế phù hợp nhất và kết quả đã được thể hiện rõ ràng trên người tiền nhiệm LG G4 trước đây. Với xung nhịp lên đến 1.82GHz cùng đồ họa tích hợp Adreno 418 và 4GB RAM, LG V10 là cái tên hứa hẹn mang đến một hiệu năng tốt nhất dành cho những người dùng của hãng.

Trong các bài đánh giá được thực hiện thông qua Vellamo, AnTuTu và Geekbench 3, mặc dù LG V10 không được đánh giá cao khi so với các đối thủ như Moto X Pure, Nexus 6P hay cả người tiền nhiệm của nó, LG G4 nhưng LG V10 vẫn có sự thể hiện khá tốt trong quá trình sử dụng thực tế ngay cả trong vấn đề đa nhiệm, coi phim hay chơi các trò chơi yêu cầu cấu hình cao trên màn hình QHD của thiết bị khi không có độ trễ hay việc bị giật, lag nào được tìm thấy.

Âm thanh

14-lg-v10-usb-speaker-w782.jpg

Trong khi LG G4 sử dụng thiết kế phần loa ngoài đặt nằm ngay phía mặt lưng của thiết bị thì LG V10 lại được LG đặt nó nằm ngay bên cạnh dưới như đa số các thiết bị hiện nay. Dù vậy thì những trải nghiệm về âm thanh giữa hai thiết bị này không quá khác biệt với nhau về chất lượng và độ lớn. Tuy nhiên thì chúng ta vẫn có thể cảm nhận chút nhiễu rè nếu để ý kĩ nhưng với cường độ khá nhỏ, nhưng nhìn chung về tổng thể thì không có gì ảnh hưởng quá lớn đến trải nghiệm.

Camera

Camera chính

16-manualcamaravideolgv10-w782.png

Về camera chính, chúng ta có sự tương đồng giữa LG V10 và LG G4 khi cả hai đều chọn thấu kính với f/1.8 cho phép người dùng ngoài chế độ tự động cân chỉnh, có thể điều chỉnh các thông số như ISO, tốc độ màn trập, cân bằng trắng, lấy nét… bằng tay sao cho phù hợp nhất với mục đích tạo nên bức ảnh. Bên cạnh đó, LG V10 còn cho phép xuất hình ảnh dưới dạng RAW chưa được chỉnh sửa bằng phần mềm mặc định để cho người dùng tùy biến, nhất là đối với những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thì đây là điều thực sự cần thiết.

15-manualcamerav10-w782.jpg

Không những thế, trong mọi điều kiện chụp ảnh, LG V10 còn thể hiện rất tốt, nhất là trong điều kiện thiếu sáng, bức ảnh tạo ra vẫn đầy đủ chi tiết hiển thị với màu sắc và độ sáng được điều chỉnh phù hợp.

Camera trước

Không chỉ mang đến 1 cụm camera trước, mà trên LG V10, LG mang đến cho chúng ta đến 2 cụm ống kính đặt cạnh nhau với độ phân giải 5MP với góc mở tối đa khác nhau, trong khi 1 ống kính cho góc mở chỉ ở mức 80 độ về hai bên thì ống kính còn lại cho góc mở lên đến 120 độ, nhằm phù hợp với việc chụp selfie cá nhân hay selfie nhóm một cách hiệu quả nhất.

Thời lượng pin

17-lg-v10-battery-w782.jpg
Mặc dù được coi như flagship của năm 2015 nhưng thời lượng pin của LG V10 lại là vấn đề đáng lo ngại nhất cho những người dùng thiết bị khi sở hữu viên pin với dung lượng khoảng 3000mAh trên thiết bị tới 5.7-inch QHD. Chính vì vậy mà việc đảm bảo thiết bị hoạt động đầy đủ trong vòng 1 ngày là điều khá khó nếu như không có biện pháp nhằm giảm tối đa lượng năng lượng tiêu thụ xuống sao cho hợp lí. Kể cả khi LG V10 được LG bổ trợ tính năng sạc nhanh như là điểm bù lại khuyết điểm nhưng nhiêu đó cũng chưa đủ đáp ứng được các khách hàng khó tính nhất của hãng

Thông số kĩ thuật của LG V10

Hãng sản xuất: LG
Kích thước: 159.6 x 19.3 x 8.6mm
Khối lượng: 192g
Pin: 3000mAh
Màn hình: 5.7-inch độ phân giải QHD
Camera: 16MP ở mặt sau, 5MP ở mặt trước
Hệ điều hành: Android 5.1.1 Lollipop, giao diện người dùng Optimus UI
RAM: 4GB
Bộ nhớ: 64GB bộ nhớ trong, hỗ trợ khe cắm microSD
Vi xử lí: Snapdragon 808 xung nhịp 1.8GHz
Kết nối: HSPA, LTE, NFC, Bluetooth 4.1

Theo AndroidPit
 
  • Chủ đề
    lg v10 đánh giá
  • xài từ 2g -> iphone 5s sky 860 rồi 870 galaxy s4 rồi đang xài s5 giờ chán dt lấm rồi mấy chú cứ chạy đua với công nghệ đi tui dùng chân ở đây
     

    Thống kê

    Chủ đề
    101,748
    Bài viết
    469,063
    Thành viên
    340,213
    Thành viên mới nhất
    bconshomesvn
    Top