![Anh-minh-hoa-cho-bai-viet-cua-Meta.jpg](https://photo.vfo.vn/media/2025/02/13/Anh-minh-hoa-cho-bai-viet-cua-Meta.jpg)
(vfo.vn) Những kẻ lừa đảo thường lợi dụng các dịp lễ hoặc sự kiện lớn để đánh lừa nạn nhân. Trước thềm ngày lễ Tình nhân Valentine, Meta cảnh báo người dùng về các chiêu trò lừa đảo tình cảm trên nền mạng xã hội.
Lừa đảo tình cảm là một hình thức lừa đảo phổ biến, trong đó kẻ gian tiếp cận nạn nhân bằng nhiều cách khác nhau, như thông qua tin nhắn, email lừa đảo, ứng dụng hẹn hò, bài đăng trên mạng xã hội, diễn đàn thảo luận, và nhiều nền tảng khác - dưới vỏ bọc của một mối quan hệ tình cảm.
Các kẻ lừa đảo thường đóng giả là những người hấp dẫn, độc thân và thành đạt, điển hình là quân nhân hoặc doanh nhân. Chúng sẽ gửi tin nhắn hàng loạt đến nhiều mục tiêu khác nhau theo chiến thuật “rải thảm và chờ đợi” để tìm kiếm người phản hồi. Nếu nạn nhân trả lời, kẻ lừa đảo sẽ tìm cách tạo dựng lòng tin trong một khoảng thời gian trước khi đề nghị gửi tiền hoặc lôi kéo đầu tư vào các dự án lừa đảo.
Meta đã triệt phá nhiều nhóm lừa đảo tình ái giả danh quân nhân nhằm tiếp cận nạn nhân trên Facebook, Instagram, Threads, TikTok và YouTube. Kẻ lừa đảo thường đăng tải nội dung thể hiện sự cô đơn và mong muốn tìm kiếm tình yêu. Nếu có người phản hồi, chúng sẽ mời họ trò chuyện qua Facebook Messenger, Telegram hoặc WhatsApp, và thường sử dụng số điện thoại quốc tế. Kẻ lừa đảo sau đó sẽ yêu cầu nạn nhân chuyển tiền qua ngân hàng hoặc thẻ quà tặng trực tuyến, với lý do trả phí điện thoại đường dài hoặc gửi quà tặng.
Meta cũng đã phát hiện và xử lý nhiều kẻ lừa đảo mạo danh người nổi tiếng để tiếp cận nạn nhân trên YouTube, Facebook, Instagram, TikTok và X, cũng như các ứng dụng nhắn tin và trang web khác. Chúng thường đăng ảnh hoặc video của người nổi tiếng trong các nhóm người hâm mộ hoặc phần bình luận, tự nhận đang "tìm kiếm tình yêu". Nếu có người tương tác, kẻ lừa đảo sẽ đề nghị tiếp tục trò chuyện qua Telegram, WhatsApp hoặc các ứng dụng nhắn tin khác. Chúng cũng sẽ yêu cầu nạn nhân chuyển tiền qua ngân hàng, tiền điện tử hoặc thẻ quà tặng, với lý do giúp đỡ người nổi tiếng mua quà tặng hoặc giải quyết khó khăn tài chính.
Meta đã triệt phá một mạng lưới lừa đảo có liên kết với Kenya, trong đó các đối tượng giả danh công ty mai mối để lừa đảo người dùng trên Facebook, Instagram, WhatsApp và Telegram. Chúng quảng bá các dịch vụ mai mối giả mạo, hứa hẹn giới thiệu những người đàn ông giàu có từ phương Tây hoặc kết nối với phụ nữ châu Phi để xây dựng mối quan hệ. Các tài khoản này thường đăng tải nội dung về các “quý ông độc thân” giả mạo, tự nhận đang sinh sống hoặc du lịch tại châu Phi và mong muốn tìm kiếm tình yêu, thậm chí hứa hẹn giúp bạn đời tương lai định cư tại một quốc gia phương Tây. Nếu có người quan tâm, kẻ lừa đảo sẽ mời họ tham gia nhóm Telegram hoặc WhatsApp và yêu cầu trả phí để nhận thông tin liên hệ của “quý ông độc thân”.
Meta đưa ra một số lời khuyên nhằm có thể giúp người dùng bảo vệ bản thân và tránh trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo trong dịp đặc biệt này, bao gồm: Cẩn trọng với tin nhắn lạ; Luôn kiểm tra thông tin tài khoản lạ; Cảnh giác với các yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền (Trước khi gửi tiền qua thẻ quà tặng, ứng dụng thanh toán hoặc chia sẻ dữ liệu cá nhân, người dùng nên trao đổi với bạn bè hoặc người thân đáng tin cậy để tránh bị lừa).
Trên Facebook Messenger, tính năng Cảnh Báo An Toàn (Safety Notices) đã được triển khai để nhắc nhở người dùng khi trò chuyện với một tài khoản có dấu hiệu đáng ngờ, đặc biệt nếu tài khoản đó có thể đến từ một quốc gia khác.
Meta liên tục tìm kiếm và triệt phá các hình thức lừa đảo tình cảm trên không gian mạng, dựa trên hệ thống phát hiện tín hiệu độc hại được cập nhật liên tục, cùng với các hoạt động điều tra và phát hiện quy mô lớn trên toàn cầu. Trong năm 2024, Meta đã gỡ bỏ hơn 15.000 đường dẫn (URL) chứa nội dung lừa đảo tại Việt Nam và hơn 9.000 URL giả mạo WhatsApp, Facebook, Meta, Instagram, Threads và Reality Labs tại Singapore.
Trong năm 2024, Meta cũng đã xóa hơn hai triệu tài khoản trên các nền tảng của mình liên quan đến các tổ chức lừa đảo tại Campuchia, Myanmar, Lào, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Philippines.
Lừa đảo tình cảm là một hình thức lừa đảo phổ biến, trong đó kẻ gian tiếp cận nạn nhân bằng nhiều cách khác nhau, như thông qua tin nhắn, email lừa đảo, ứng dụng hẹn hò, bài đăng trên mạng xã hội, diễn đàn thảo luận, và nhiều nền tảng khác - dưới vỏ bọc của một mối quan hệ tình cảm.
Các kẻ lừa đảo thường đóng giả là những người hấp dẫn, độc thân và thành đạt, điển hình là quân nhân hoặc doanh nhân. Chúng sẽ gửi tin nhắn hàng loạt đến nhiều mục tiêu khác nhau theo chiến thuật “rải thảm và chờ đợi” để tìm kiếm người phản hồi. Nếu nạn nhân trả lời, kẻ lừa đảo sẽ tìm cách tạo dựng lòng tin trong một khoảng thời gian trước khi đề nghị gửi tiền hoặc lôi kéo đầu tư vào các dự án lừa đảo.
Meta đã triệt phá nhiều nhóm lừa đảo tình ái giả danh quân nhân nhằm tiếp cận nạn nhân trên Facebook, Instagram, Threads, TikTok và YouTube. Kẻ lừa đảo thường đăng tải nội dung thể hiện sự cô đơn và mong muốn tìm kiếm tình yêu. Nếu có người phản hồi, chúng sẽ mời họ trò chuyện qua Facebook Messenger, Telegram hoặc WhatsApp, và thường sử dụng số điện thoại quốc tế. Kẻ lừa đảo sau đó sẽ yêu cầu nạn nhân chuyển tiền qua ngân hàng hoặc thẻ quà tặng trực tuyến, với lý do trả phí điện thoại đường dài hoặc gửi quà tặng.
Meta cũng đã phát hiện và xử lý nhiều kẻ lừa đảo mạo danh người nổi tiếng để tiếp cận nạn nhân trên YouTube, Facebook, Instagram, TikTok và X, cũng như các ứng dụng nhắn tin và trang web khác. Chúng thường đăng ảnh hoặc video của người nổi tiếng trong các nhóm người hâm mộ hoặc phần bình luận, tự nhận đang "tìm kiếm tình yêu". Nếu có người tương tác, kẻ lừa đảo sẽ đề nghị tiếp tục trò chuyện qua Telegram, WhatsApp hoặc các ứng dụng nhắn tin khác. Chúng cũng sẽ yêu cầu nạn nhân chuyển tiền qua ngân hàng, tiền điện tử hoặc thẻ quà tặng, với lý do giúp đỡ người nổi tiếng mua quà tặng hoặc giải quyết khó khăn tài chính.
Meta đã triệt phá một mạng lưới lừa đảo có liên kết với Kenya, trong đó các đối tượng giả danh công ty mai mối để lừa đảo người dùng trên Facebook, Instagram, WhatsApp và Telegram. Chúng quảng bá các dịch vụ mai mối giả mạo, hứa hẹn giới thiệu những người đàn ông giàu có từ phương Tây hoặc kết nối với phụ nữ châu Phi để xây dựng mối quan hệ. Các tài khoản này thường đăng tải nội dung về các “quý ông độc thân” giả mạo, tự nhận đang sinh sống hoặc du lịch tại châu Phi và mong muốn tìm kiếm tình yêu, thậm chí hứa hẹn giúp bạn đời tương lai định cư tại một quốc gia phương Tây. Nếu có người quan tâm, kẻ lừa đảo sẽ mời họ tham gia nhóm Telegram hoặc WhatsApp và yêu cầu trả phí để nhận thông tin liên hệ của “quý ông độc thân”.
Meta đưa ra một số lời khuyên nhằm có thể giúp người dùng bảo vệ bản thân và tránh trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo trong dịp đặc biệt này, bao gồm: Cẩn trọng với tin nhắn lạ; Luôn kiểm tra thông tin tài khoản lạ; Cảnh giác với các yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền (Trước khi gửi tiền qua thẻ quà tặng, ứng dụng thanh toán hoặc chia sẻ dữ liệu cá nhân, người dùng nên trao đổi với bạn bè hoặc người thân đáng tin cậy để tránh bị lừa).
Trên Facebook Messenger, tính năng Cảnh Báo An Toàn (Safety Notices) đã được triển khai để nhắc nhở người dùng khi trò chuyện với một tài khoản có dấu hiệu đáng ngờ, đặc biệt nếu tài khoản đó có thể đến từ một quốc gia khác.
Meta liên tục tìm kiếm và triệt phá các hình thức lừa đảo tình cảm trên không gian mạng, dựa trên hệ thống phát hiện tín hiệu độc hại được cập nhật liên tục, cùng với các hoạt động điều tra và phát hiện quy mô lớn trên toàn cầu. Trong năm 2024, Meta đã gỡ bỏ hơn 15.000 đường dẫn (URL) chứa nội dung lừa đảo tại Việt Nam và hơn 9.000 URL giả mạo WhatsApp, Facebook, Meta, Instagram, Threads và Reality Labs tại Singapore.
Trong năm 2024, Meta cũng đã xóa hơn hai triệu tài khoản trên các nền tảng của mình liên quan đến các tổ chức lừa đảo tại Campuchia, Myanmar, Lào, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Philippines.
Nguồn: Meta
- Chủ đề
- cảnh báo lừa đảo le tinh nhan meta