Một số điều cần lưu ý về sốt xuất huyết

khoemoingay.vn/tags/sot-xuat-huyet - Bệnh Sốt xuất huyết (SXH) do vi-rút Dengue gây nên. Vi-rút Dengue có 4 týp huyết thanh khác nhau là D1, D2, D3, D4 nhưng đều gây bệnh SXH với các biểu hiện (triệu chứng) giống nhau.

benh-sot-xuat-huyet-1.jpg



Ảnh minh họa.
Đáp ứng miễn dịch của cơ thể con người với các týp vi-rút này cũng khác nhau và không có miễn dịch chéo (nghĩa là sau khi bị nhiễm một trong bốn týp huyết thanh vẫn có thể bị nhiễm các týp huyết thanh còn lại), vì thế một người có thể mắc bệnh SXH 4 lần, những lần sau sẽ nặng hơn lần đầu.
[h=3]Sơ đồ lây truyền bệnh[/h]1. Muỗi vằn Aedes Egypti đốt người lành, truyền vi-rút từ tuyến nước bọt của muỗi sang cho người.
2. Vi-rút nhân lên trong cơ quan đích.
3. Vi-rút gây nhiễm tế bào bạch cầu và hệ bạch huyết.
4. Vi-rút được phóng thích và lưu hành trong máu.
[h=3]Các biểu hiện của bệnh[/h]Lâm sàng:
- Sốt cao là dấu hiệu hằng định của SXH. Sốt cao đột ngột từ 39-400C, ở trẻ lớn kéo dài 2-7 ngày, ở trẻ nhũ nhi (trẻ còn bú) kéo dài 2-13 ngày, uống thuốc hạ sốt thì giảm nhưng sau đó sốt lại.
- Xuất huyết: Xuất hiện các chấm xuất huyết dưới da giống như nốt muỗi đốt (khi làm căng da xung quanh thì chấm xuất huyết không biến mất), chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nặng hơn có thể nôn ra máu, đi cầu ra máu.
- Sốc SXH: bệnh nhân bứt rứt, tay chân lạnh, vả mồ hôi, mạch nhanh nhẹ, tiểu ít.
- Đau bụng, gan to.
[h=3]Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue[/h]- Đưa bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế và thực hiện theo đúng chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc. Tùy theo bệnh trạng của người bệnh thầy thuốc sẽ chỉ định để bệnh nhân tại nhà để chăm sóc hoặc cho bệnh nhân nhập viện.
- Chăm sóc bệnh nhân Sốt xuất huyết tại nhà:
+ Hạ sốt bằng cách lau mát bằng nước ấm khi sốt cao. Cho bệnh nhân uống Paracetamol với liều lượng 10-15 mg/kg cân nặng cơ thể/một lần, mỗi ngày uống 3-4 lần.
+ Cho người bệnh uống nhiều nước (nước nấu sôi để nguội, nước trái cây, dung dịch Oresol), ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như súp, cháo, sữa…
+ Đưa người bệnh đến khám lại tại các cơ sở y tế mỗi ngày theo lịch hẹn (cho đến hết ngày thứ bảy kể từ khi bắt đầu sốt và cho đến khi hết sốt liên tục trong 48 giờ).
- Đưa ngay người bệnh đến bệnh viện khi có dấu hiệu trở nặng sau:
+ Bứt rứt, vật vả hoặc li bì
+ Bàn tay, bàn chân lạnh
+ Tiểu ít
+ Đau bụng hoặc đi cầu ra máu
+ Da đổi màu tím bầm, môi tím lại.
Chú ý: Tuyệt đối tránh những việc làm không đúng sau đây:
+ Cạo gió, chích lể (vì có thể gây vỡ mạch máu)
+ Dùng thuốc Aspirin để hạ sốt vì sẽ gây thêm xuất huyết
+ Cho trẻ truyền dịch không đúng ở phòng khám tư
+ Không quấn kín, mặc quần áo nhiều tránh khó thở, không nhịn ăn uống tránh suy dinh dưỡng khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
[h=3]Để phòng ngừa sốt xuất huyết, cần thực hiện những biện pháp:[/h]Không cho muỗi chích
- Diệt mũi bằng thuốc xịt hoặc nhang trừ muỗi
- Mặc quần áo dài tay, ngủ mùng (cả ban ngày)
- Thoa thuốc chống muỗi ở vùng da lộ ra ngoài.
Không cho muỗi ở
- Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng
- Không treo quần áo dơ (mặc rồi) làm chỗ cho muỗi trú đậu.
Không cho muỗi đẻ
- Đậy kín và súc rửa thường xuyên lu, khạp, dụng cụ chứa nước.
- Thả cá bảy màu vào lu, khạp, hồ chứa nước.
- Dẹp bỏ các vật, chỗ đọng nước quanh nhà.
- Thay nước bình hoa thường xuyên.
- Đổ dầu cặn hoặc bỏ muối vào các chén nước chống kiến ở chân tủ đựng thức ăn, chạn đựng chén bát.
- Lấp kín những hốc cây có chứa nước đọng bằng xi măng hoặc cát.

Trích từ khoemoingay.vn
 
Top