Muốn trẻ giỏi, ép học không phải là cách giải quyết

Khi con bước vào độ tuổi đến trường, nhiều ông bố bà mẹ lo lắng, quản lý khắt khe việc học nhằm giúp con đạt được thành tích tốt. Trong quá trình học hỏi, trẻ cần được hướng vào việc tập trung, ghi nhớ xử lý tình huống hay giải quyết vấn đề.
Chị Lan Anh (Tân Bình) chia sẻ “Từ khi con đi học, tôi rất lo lắng. Bé ham chơi và ít chú tâm đến việc học nên thường xuyên bị cô giáo nhắc nhở. Ở nhà, cứ ngồi vào bàn học được hai ba phút là bé lại tìm cách làm việc riêng. Dù đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng con vẫn chứng nào tật đó”.


Tâm sự của chị Lan Anh cũng là nỗi lòng của các bà mẹ có con trong độ tuổi mau ăn chóng lớn. Khi con trẻ không thể tiếp thu và ghi nhớ trọn vẹn các bài giảng trên lớp, bé sẽ không có khả năng xử lý tình huống hay giải quyết vấn đề tốt khi gặp các bài tập khó, dẫn đến thành tích học tập bị ảnh hưởng. Nhiều cha mẹ không biết làm gì hơn, ngoài việc đốc thúc, nhồi nhét, la mắng và ép con học... Những việc làm này không cải thiện thành tích của các bé mà chỉ khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
Theo các chuyên gia tâm lý, trong 4 năm đầu đời của trẻ, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến mọi biểu hiện của con, ngay cả những biểu hiện bình thường nhất. Khi thấy bé ham chơi, thường xuyên lơ đãng và không chú tâm đến việc học, cha mẹ cần khuyên răn, giúp bé hiểu và tìm cách giải quyết vấn đề, tránh tạo áp lực ảnh hưởng đến tâm lý của bé”.
Quá trình học hỏi của trẻ đi qua 3 bước: Sự tập trung (Concentration), sự ghi nhớ (Memory) và khả năng xử lý tình huống hay giải quyết vấn đề (Problem Solving), gọi tắt là CMP. CMP có nhiều ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ nhỏ. Khả năng tập trung không tốt kéo theo khả năng ghi nhớ không tốt và trẻ sẽ thiếu khả năng giải quyết vấn đề xảy ra trong cuộc sống khi thiếu kiến thức. Để con học giỏi hơn, bố mẹ cần là những người đầu tiên giúp bé hoàn thiện từng bước của quá trình học hỏi ngay từ khi bé còn nhỏ.


Não trán là phần lớn nhất, chiếm một phần ba não bộ. Nó làm nhiệm vụ trung tâm hình thành sự thông minh, đóng vai trò quan trọng đối với tiềm năng học hỏi của trẻ. Phần não này phát triển nhanh chóng từ ngay trong bụng mẹ cho đến khi 2 tuổi so với các phần khác của não. Trong giai đoạn vàng, phần não trán cần một lượng lớn DHA để tập hợp quá trình suy nghĩ, lên kế hoạch và hoạt động của cơ thể. Đây là nền tảng quan trọng cho quá trình học hỏi sau này của bé.
Nghiên cứu khoa học đã khẳng định - trẻ nhỏ được uống sữa có hàm lượng DHA 17 kcal và ARA 34/100 kcal ngay từ bé thể có được sự tập trung, ghi nhớ và suy nghĩ phân tích để giải quyết vấn đề. Thúc đẩy sự phát triển não trước của trẻ bằng dinh dưỡng đúng, đủ cùng môi trường giáo dục thích hợp sẽ nâng cao khả năng học hỏi của trẻ sau này.
Theo khuyến cáo của FAO/WHO, các bà mẹ mang thai và cho con bú cần bổ sung hàm lượng DHA với khoảng 200 mg mỗi ngày; đối với trẻ nhỏ (1- 6 tuổi) từ 75 mg mỗi ngày (tuỳ theo lứa tuổi và cân nặng của trẻ).
(vnexpress)
Giờ nuôi dạy con thấy cực ghê
 
Ðề: Muốn trẻ giỏi, ép học không phải là cách giải quyết

Đọc thêm Khúc chiến ca của mẹ hổ để biết rằng thế giới cũng đang tranh cãi nhau khá nhiều về việc này.
 
Ðề: Muốn trẻ giỏi, ép học không phải là cách giải quyết

Nuôi con là cả một nghệ thuật.không ai bẩm sinh cũng thông minh đâu, nên cần rèn luyện từ từ nhưng nếu ép trẻ học quá sức, làm điều trẻ không thích thì lại kết quả sẽ không như ta mong đợi cả. Vì vậy nên nói chuyện nhỏ nhẹ cho trẻ nhé
 
Mình xin được chia sẻ bài viết 5 nguyên tắc dạy con của người Do Thái, hy vọng chúng ta học hỏi thêm được nhiều điều hay các bạn nhé!
 
Để các bé có thể nói lưu loát tiếng anh, ngay từ khi còn nhỏ nên cho bé tiếp xúc với môi trường sử dụng tiếng anh thường xuyên, giúp ngay từ độ tuổi đam mê tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ. Vì vậy mình cho bé học thêm lớp anh văn vào cuối tuần ở trung tâm ICES, tạo môi trường cho bé vừa học vừa chơi, mức học phí khá hợp lí và chương trình dạy phù hợp lứa tuổi các bé, quan trọng hơn hết bé được tiếp xúc với giáo viên nước ngoài để học nghe, nói. Sđt trường 0913.335. 203.
 
Top