Trong kho tang những truyện cổ tích Việt Nam, phải chăng mỗi người sẽ ấn tượng cho mình một nhân vật : nào là cô tấm, rồi lọ lem, hay cậu bé thong minh. Nhưng có lẽ nhân vật Thạch Sanh với lòng tốt bụng và trí thông minh chắc hẳn sẽ mang đến cho các bạn nhiều suy ngẫm. Dưới đây Vforum sẽ giúp các em cảm nghĩ về nhân vật Thạch Sanh :
1. Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu nhân vật Thạch Sanh
2. Thân bài:
- Giới thiệu qua hoàn cảnh của Thạch Sanh
- Những đức tính tốt của thạch sanh
- Những điều còn hạn chế ở nhân vật này
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ tổng quát của em về nhân vật Thạch Sanh
Bài làm cụ thể cảm nghĩ của em về nhân vật Thạch Sanh
Trong kho tang văn học dân gian đồ sộ Việt Nam có biết bao câu chuyện cổ tích thú vị để lại cho ta nhiều bài học quý báu : Tấm Cám, Lọ lem, Cậu bé thông minh, Sọ dừa,…Nhưng không thể không nhắc đến chuyện Thạch Sanh –chuyện kể về một anh chàng với những đức tính tốt đẹp để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc.
Thạch Sanh là cậu bé sớm mồ côi cha mẹ sống côi cút một mình trong túp lều tranh dưới gốc đa với một mảnh khố che thân và một cái búa đốn củi vì thế chàng là người cả tin và vô cùng tốt bụng. Hết lần này đến lần khác bị mẹ con Lý Thông lợi dụng : nhận kết nghĩa anh em vì thấy Thạch Sanh khỏe, lập mưu bắt Thạch Sanh chết thay, rồi còn lừa lấy công giết chằn tinh, lấy công cứu công chúa. Nhưng chàng còn là người bao dung và vô cùng tốt bụng: Khi biết mẹ con Lý thông bàn mưu lừa mình nhưng Thạch Sanh không hề giận mà vui vẻ cho qua, khi nhà vua giao toàn quyền xử tội người anh kết nghĩa ấy cho mình thì lại một lần nữa chàng bỏ qua cho họ về quê hương.
Thạch Sanh còn là người không ham mê của cải, giàu sang, danh vọng, bởi khi cứu được Thái tử nhà vua cảm kích và muốn trao cho chàng chức danh nhưng chàng đã từ chối và khi được hậu đãi thì chàng chỉ nhận một cây đàn và một niêu cơm. Nhưng trên hết cả, Thạch Sanh còn là một chàng trai dũng cảm, ý chí chiến đấu, không chịu khuất phục trước kẻ thù khi hết lần này đến lần khác chiến đấu với những con yêu quái gian ác, nham hiểm mà không phải ai cũng đối đầu được với chúng hơn nữa còn không ưa bạo lực mà chỉ cần dùng tiếng đàn để làm nguôi ngoai ý chí chiến đấu của các nước muốn cầu hôn công chúa và còn dùng niêu cơm để chiêu đã khiến họ than phục.
Em rất yêu thích nhân vật Thạch Sanh, một chàng trai với những đức tính đáng được trân trọng, hơn nữa chàng còn là biểu tượng cho lối sống của dân tộc Việt Nam ta là “ Ở hiền gặp lành.”
Sora- Vforum
BÀI VĂN MẪU SỐ 2 NÊU CẢM NGHĨ VỀ NHÂN VẬT THẠCH SANH
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều những câu chuyện cổ tích thú vị cùng những bài học vô cùng quý giá như: Tấm Cám, Sự tích Trầu cau, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích quả dưa hấu... Và trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến câu chuyện cổ tích “Thạch Sanh”, một trong những câu chuyện cổ tích vô cùng thân quen đối mỗi tuổi thơ của con dân đất Việt ta. Và ở trong câu chuyện đó, em ấn tượng nhất là nhân vật Thạch Sanh – nhân vật chính của câu chuyện cổ tích này. Thạch Sanh là một chàng nông dân nghèo, mồ côi cha mẹ nhưng có những phẩm chất vô cùng cao quý như: hiền lành, chất phác, dũng cảm, gan dạ và yêu nước thương dân.
Trước hết, Thạch Sanh là một chàng nông dân mồ côi cha mẹ, nghèo khổ nhưng vô cùng hiền lành, chất phác. Thạch Sanh vì hiền lành mà tin theo lời của Lý Thông, giúp cho Lý Thông bao nhiêu việc lớn vậy mà không hề nghi ngờ gì. Thậm chí, Thạch Sanh còn nhận Lý Thông (tên bán rượu đầy mưu mô, xảo quyệt) làm anh và mẹ hắn ta là mẹ nuôi. Giúp cho Lý Thông bao nhiêu việc. Sự hiền lành của Thạch Sanh đôi lúc làm cho chàng trở nên quá tin người, nhưng đó cũng là một phần tính cách đáng trân trọng ở nhân vật này. Hiền lành cũng là một phẩm chất thiết yếu đối với mỗi con người trong cuộc sống ngày xưa và cả ngày nay.
Nhưng đẹp đẽ hơn tất cả, Thạch Sanh là một chàng dũng sỹ gan dạ, dũng cảm và có lòng yêu nước thương dân. Những lần đối mặt với nguy hiểm: diệt chăn tinh, bắn chết đại bàng tinh để cứu công chúa, Thạch Sanh đều tỏ ra vô cùng dũng cảm, không hề mảy may chút lo sợ, sợ hãi gì cả. Chàng đối mặt và diệt trừ tất cả. Ngay cả sau này, khi lấy được công chúa và lên làm vua, đối mặt với kẻ thù các nước chư hầu, Thạch Sanh cũng không hề hãi hùng mà tự tin chiến đấu và chiến thắng. Một nhân vật như Thạch Sanh thực sự đáng học hỏi và noi theo. Như sau này, trong thơ cách mạng, nhà thơ Tố Hữu cũng đã tự hào mà nhắc đến Thạch Sanh:
“Ta đứng đây lẫm liệt đường hoàng
Như Thạch Sanh, khí phách hiên ngang
Lưng đàn, tay búa, tay giương nỏ
Chém mãng xà vương, giết đại bàng”
(Theo chân Bác)
Nhân vật Thạch Sanh thực sự để lại trong em nhiều ấn tượng đẹp và sâu sắc về một chàng nông dân nghèo nhưng có nhiều phẩm chất cao quý tốt đẹp và sau này Thạch Sanh cũng nhận được những điều tốt đẹp cho bản thân. Đồng thời qua đó cũng thể hiện được tư tưởng của nhân dân ta “Ở hiền gặp lành”.
Whalien 52 – VFO.VN
1. Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu nhân vật Thạch Sanh
2. Thân bài:
- Giới thiệu qua hoàn cảnh của Thạch Sanh
- Những đức tính tốt của thạch sanh
- Những điều còn hạn chế ở nhân vật này
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ tổng quát của em về nhân vật Thạch Sanh
Bài làm cụ thể cảm nghĩ của em về nhân vật Thạch Sanh
Trong kho tang văn học dân gian đồ sộ Việt Nam có biết bao câu chuyện cổ tích thú vị để lại cho ta nhiều bài học quý báu : Tấm Cám, Lọ lem, Cậu bé thông minh, Sọ dừa,…Nhưng không thể không nhắc đến chuyện Thạch Sanh –chuyện kể về một anh chàng với những đức tính tốt đẹp để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc.
Thạch Sanh là cậu bé sớm mồ côi cha mẹ sống côi cút một mình trong túp lều tranh dưới gốc đa với một mảnh khố che thân và một cái búa đốn củi vì thế chàng là người cả tin và vô cùng tốt bụng. Hết lần này đến lần khác bị mẹ con Lý Thông lợi dụng : nhận kết nghĩa anh em vì thấy Thạch Sanh khỏe, lập mưu bắt Thạch Sanh chết thay, rồi còn lừa lấy công giết chằn tinh, lấy công cứu công chúa. Nhưng chàng còn là người bao dung và vô cùng tốt bụng: Khi biết mẹ con Lý thông bàn mưu lừa mình nhưng Thạch Sanh không hề giận mà vui vẻ cho qua, khi nhà vua giao toàn quyền xử tội người anh kết nghĩa ấy cho mình thì lại một lần nữa chàng bỏ qua cho họ về quê hương.
Thạch Sanh còn là người không ham mê của cải, giàu sang, danh vọng, bởi khi cứu được Thái tử nhà vua cảm kích và muốn trao cho chàng chức danh nhưng chàng đã từ chối và khi được hậu đãi thì chàng chỉ nhận một cây đàn và một niêu cơm. Nhưng trên hết cả, Thạch Sanh còn là một chàng trai dũng cảm, ý chí chiến đấu, không chịu khuất phục trước kẻ thù khi hết lần này đến lần khác chiến đấu với những con yêu quái gian ác, nham hiểm mà không phải ai cũng đối đầu được với chúng hơn nữa còn không ưa bạo lực mà chỉ cần dùng tiếng đàn để làm nguôi ngoai ý chí chiến đấu của các nước muốn cầu hôn công chúa và còn dùng niêu cơm để chiêu đã khiến họ than phục.
Em rất yêu thích nhân vật Thạch Sanh, một chàng trai với những đức tính đáng được trân trọng, hơn nữa chàng còn là biểu tượng cho lối sống của dân tộc Việt Nam ta là “ Ở hiền gặp lành.”
Sora- Vforum
BÀI VĂN MẪU SỐ 2 NÊU CẢM NGHĨ VỀ NHÂN VẬT THẠCH SANH
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều những câu chuyện cổ tích thú vị cùng những bài học vô cùng quý giá như: Tấm Cám, Sự tích Trầu cau, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích quả dưa hấu... Và trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến câu chuyện cổ tích “Thạch Sanh”, một trong những câu chuyện cổ tích vô cùng thân quen đối mỗi tuổi thơ của con dân đất Việt ta. Và ở trong câu chuyện đó, em ấn tượng nhất là nhân vật Thạch Sanh – nhân vật chính của câu chuyện cổ tích này. Thạch Sanh là một chàng nông dân nghèo, mồ côi cha mẹ nhưng có những phẩm chất vô cùng cao quý như: hiền lành, chất phác, dũng cảm, gan dạ và yêu nước thương dân.
Trước hết, Thạch Sanh là một chàng nông dân mồ côi cha mẹ, nghèo khổ nhưng vô cùng hiền lành, chất phác. Thạch Sanh vì hiền lành mà tin theo lời của Lý Thông, giúp cho Lý Thông bao nhiêu việc lớn vậy mà không hề nghi ngờ gì. Thậm chí, Thạch Sanh còn nhận Lý Thông (tên bán rượu đầy mưu mô, xảo quyệt) làm anh và mẹ hắn ta là mẹ nuôi. Giúp cho Lý Thông bao nhiêu việc. Sự hiền lành của Thạch Sanh đôi lúc làm cho chàng trở nên quá tin người, nhưng đó cũng là một phần tính cách đáng trân trọng ở nhân vật này. Hiền lành cũng là một phẩm chất thiết yếu đối với mỗi con người trong cuộc sống ngày xưa và cả ngày nay.
Nhưng đẹp đẽ hơn tất cả, Thạch Sanh là một chàng dũng sỹ gan dạ, dũng cảm và có lòng yêu nước thương dân. Những lần đối mặt với nguy hiểm: diệt chăn tinh, bắn chết đại bàng tinh để cứu công chúa, Thạch Sanh đều tỏ ra vô cùng dũng cảm, không hề mảy may chút lo sợ, sợ hãi gì cả. Chàng đối mặt và diệt trừ tất cả. Ngay cả sau này, khi lấy được công chúa và lên làm vua, đối mặt với kẻ thù các nước chư hầu, Thạch Sanh cũng không hề hãi hùng mà tự tin chiến đấu và chiến thắng. Một nhân vật như Thạch Sanh thực sự đáng học hỏi và noi theo. Như sau này, trong thơ cách mạng, nhà thơ Tố Hữu cũng đã tự hào mà nhắc đến Thạch Sanh:
“Ta đứng đây lẫm liệt đường hoàng
Như Thạch Sanh, khí phách hiên ngang
Lưng đàn, tay búa, tay giương nỏ
Chém mãng xà vương, giết đại bàng”
(Theo chân Bác)
Nhân vật Thạch Sanh thực sự để lại trong em nhiều ấn tượng đẹp và sâu sắc về một chàng nông dân nghèo nhưng có nhiều phẩm chất cao quý tốt đẹp và sau này Thạch Sanh cũng nhận được những điều tốt đẹp cho bản thân. Đồng thời qua đó cũng thể hiện được tư tưởng của nhân dân ta “Ở hiền gặp lành”.
Whalien 52 – VFO.VN
- Chủ đề
- cam nghi thach sanh