Hướng dẫn làm bài văn nghị luận xã hội suy nghĩ về câu nói: “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất” ngữ văn lớp 8. Từ xưa đến nay, con người vẫn cố gắng truy tìm một định nghĩa cụ thể về hạnh phúc. Hạnh phúc có thể là sự sở hữu những giá trị về vật chất. Hạnh phúc đôi khi chỉ là những thứ gần gũi, giản dị xung quanh chúng ta. Hạnh phúc không ở đâu xa, nó nằm ngay trong tầm tay ta, đợi một ngày ta sẽ nhận ra và nắm bắt lấy nó. Nhưng, có một thứ hạnh phúc lớn lao, vĩ đại hơn, đó là khi chúng ta biết sẻ chia, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. Niềm hạnh phúc ấy đến từ sự hy sinh và một trái tim chân thành, không vụ lợi, toan tính. Vì vậy, Đi- ơ- rô từng nói: “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều khác”. Hạnh phúc chỉ thực sự vững bền khi chúng ta biết sẻ chia. Vậy, phải chăng, người hạnh phúc nhất là người biết sẻ chia, hy sinh nhiều nhất. Để làm rõ câu nói này, dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn làm bài văn suy nghĩ về câu nói: “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất”.
Bạn sẽ rất hạnh phúc nếu giúp đỡ được người khác
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN SUY NGHĨ VỀ CÂU NÓI: “NGƯỜI HẠNH PHÚC NHẤT LÀ NGƯỜI ĐEM ĐẾN HẠNH PHÚC CHO NHIỀU NGƯỜI NHẤT” 1
Nhạc sĩ thiên tài Beettoven từng nói: “Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác”. Hạnh phúc là điều mà chúng ta luôn theo đuổi trong cuộc sống này. Vậy, như thế nào mới là người hạnh phúc? Đồng quan điểm với Beettoven, Đi- ơ- rô cho rằng: “Người hạnh phúc nhất là người đem đem đến hạnh phúc cho nhiều người khác”.
Từ xưa đến nay, chúng ta vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể, rõ ràng về hạnh phúc. Khái niệm trìu tượng ấy tùy vào cách cảm nhận của mỗi người mà có một dáng hình khác nhau. Nhìn chung, hạnh phúc là cảm xúc sung sướng khi được thỏa mãn những giá trị về vật chất cũng như tinh thần. Người hạnh phúc nhất là người có được sự mãn nguyện trong tâm hồn, hài lòng với cuộc sống mình đang có, tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Theo Đi- ơ- rô, hạnh phúc là khi ta biết trao đi, chia sẻ, hy sinh vì người khác. Nói tóm lại, con đường giúp ta trở thành một người hạnh phúc là làm một người biết sẻ chia.
Câu nói trên đã khẳng định một lẽ sống rất đúng, rất đẹp. Vậy tại sao Đi- ơ- rô lại cho rằng: “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người khác”. Hạnh phúc không phải chỉ là những cảm xúc ích kỉ, mang tính cá nhân. Hạnh phúc chỉ có ý nghĩa khi ta gắn hạnh phúc của mình với hạnh phúc của người khác. Khi ấy, niềm hạnh phúc sẽ trở nên lớn lao gấp bội phần vì ta biết cống hiến, hy sinh vì những mục đích lớn lao, cao cả. Trong khi nhiều người quan niệm hạnh phúc là có nhiều của cải vật chất, có địa vị xã hội thì anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long lại khiến chúng ta nể phục vì sự định nghĩa về hạnh phúc khá mới mẻ: Hạnh phúc là được làm việc, được cống hiến và sự cống hiến của mình được ghi nhận. Sự hạnh phúc khi ấy đã vượt ra ngoài biên giới của nó, không chỉ bó hẹp trong từng cá nhân mà lan tỏa đến những người khác, có ý nghĩa với nhiều người. Bác Hồ từng trả lời một phóng viên nước ngoài khi được hỏi về tâm nguyện của mình rằng: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Ước nguyện ấy đã theo Bác suốt cả cuộc đời, trở thành lí tưởng và lẽ sống của Người.
“Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”. Niềm hạnh phúc trao đi không chỉ có ý nghĩa với người được nhận mà nó còn để lại dư âm mãi mãi với người trao tặng. Thứ ta trao đi là tình yêu thương, là tấm lòng thì nhận về sẽ là cảm giác an yên, hạnh phúc trong tâm hồn. Hẳn các bạn đều đã nghe câu chuyện về người ăn xin. Ông lão ăn xin rách rưới, nghèo khổ hỏi xin một cậu bé trên phố. Đáng tiếc thay, cậu chẳng có gì để cho ông cả. Cậu cầm lấy bàn tay ông và nói: “Cháu xin lỗi, cháu chẳng có gì để cho ông cả”. Ông lão mỉm cười: “Cám ơn cháu, như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Những giá trị vật chất có thể phai mờ theo thời gian nhưng tình yêu thương, sự chân thành thì ở lại mãi mãi. Vì thế, niềm hạnh phúc mà nó mang lại không gì có thể so sánh được.
Bên cạnh đó, ta cũng cần phê phán những con người sống thờ ơ, vô cảm, chỉ biết khư khư giữ hạnh phúc cho riêng mình. Tâm hồn họ sớm sẽ bị sa mạc hóa, bị mọi người xa lánh, cô độc.
Trao đi niềm yêu, hạnh phúc là điều mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể làm được, không chỉ một lần mà trong suốt cuộc đời. Vì vậy, chúng ta hãy hy sinh, sẻ chia nhiều nhất trong khả năng có thể, trở thành “người hạnh phúc nhất” theo cách của riêng mình.
BÀI VĂN SUY NGHĨ VỀ CÂU NÓI: “NGƯỜI HẠNH PHÚC NHẤT LÀ NGƯỜI ĐEM ĐẾN HẠNH PHÚC CHO NHIỀU NGƯỜI NHẤT” 2
Cuộc đời của mỗi con người là một hành trình dài đi tìm kiếm những giá trị lớn lao của cuộc sống. Và có lẽ giá trị to lớn nhất mà rất đỗi giản dị đó là hạnh phúc. Như lời của Đi-đơ-rô nói:" "Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất"
Hạnh phúc với mọi người đã không còn xa lạ, đó là trạng thái sung sướng, vui vẻ và thỏa mãn của con người khi họ đạt được những điều mà họ hằng mong muốn, Trạng thái ấy được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, khi nhẹ nhàng thoáng qua như gió xuân, khi vỡ òa trong niềm vui sướng tràn đầy. Đó là sự viên mãn của con người, một cảm xúc cao nhất trong tâm hồn chúng ta. Vậy bạn suy nghĩ thế nào về người hạnh phúc? Đó là một người có một cuộc sống vui vẻ sung sướng và tràn ngập niềm vui, họ không phải trải qua những bất hạnh hay khổ đau. Cả câu nói mang một tính triết lí nhân sinh sâu sắc đó chính là con người ta đạt được hạnh phúc khi họ biết cống hiến và hy sinh vì người khác. Cảm nhận của mỗi người là khác nhau nhưng đôi lúc trong cuộc sống ta hạnh phúc khi mang lại niềm hạnh phúc giản đơn cho người khác.
Vì sao người ta lại nói như vậy? Có lẽ hạnh phúc không bao giờ đến với chúng ta trong sự cô độc và lẻ loi, chẳng ai bảo rằng họ hạnh phúc nhất khi học cô đơn. Bởi con người từ xa xưa đã sống với nhau tạo thành một quần thể đoàn kết mà bây giờ người ta gọi đó là xã hội. Vả lại hạnh phúc là thứ mà con người dễ dàng mang đến cho nhau nhất trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn. Lúc ấy chỉ cần một cái nắm tay cũng khiến người ta ấm lòng mà vượt qua cơn đói khát, bệnh tật. Nhiều người nghĩ hạnh phúc thật cao xa nhưng có lẽ hạnh phúc có lẽ đang bên cạnh bạn mà bạn không hề ngoảnh lại nắm lấy mà theo đuổi những thứ xa vời. Hạnh phúc là khi ta được sẻ chia, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Chỉ cần ta nhìn thấy nụ cười của bé thơ khi được nhận một chiếc kẹo, nụ cười hiền từ của bà cụ mà ta dẫn qua đường, và nụ cười của người mẹ khi nhìn thấy chúng ta trưởng thành thì lúc ấy ta sẽ tìm kiêm được hạnh phúc ta đã từng ước ao ngay trong chính nụ cười của người khác.
Vậy làm cách nào để đem đến hạnh phúc cho mọi người xung quanh? Trước hết bạn phải là một con người có tấm lòng lương thiện và sự chân thành muốn giúp đỡ và chia sẻ với mọi người xung quanh. Hãy mở rộng lòng mình, học cách yêu thương nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn đến tất cả mọi người. Hãy nhớ rằng lòng vị kỉ sẽ chỉ cho bạn những thỏa mãn nhất thời chứ không thật sự mang lại cho bạn hạnh phúc dài lâu. Đôi lúc, trong cuộc sống chúng ta cần biết cách xả thân , hy sinh để giúp đỡ người khác, chỉ một lần thôi có thể họ sẽ nhớ bạn cả đời. Và sự hạnh phúc của bạn là được người khác khắc ghi mình trong tâm hồn. Trong cuộc sống mọi thứ chỉ mang tính tương đối, vì thế mà trong mọi hoàn cảnh ta đều có thể mang đến hạnh phúc cho người khác và mang lại hạnh phúc cho chính mình.
Trong xã hội hiện nay, có nhiều người theo chủ nghĩa cá nhân và không có sự hướng ngoại, quan tâm đồng loại. Họ vì lòng vị kỉ và ham mê vật chất mà dẫm đạp lên hạnh phúc của người khác, thậm chí làm người khác đau khổ, cướp đi quyền được hạnh phúc của họ. Những người sống như thế suy cho cùng khi màn đêm buông xuống có lẽ họ chỉ còn nỗi cô đơn bên mình.
Câu nói mang một ý nghĩa nhân văn muốn nhắn gửi đến con người về ý nghĩa của sự hạnh phúc. Hạnh phúc luôn ở bên ta mà thôi!
Bạn sẽ rất hạnh phúc nếu giúp đỡ được người khác
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN SUY NGHĨ VỀ CÂU NÓI: “NGƯỜI HẠNH PHÚC NHẤT LÀ NGƯỜI ĐEM ĐẾN HẠNH PHÚC CHO NHIỀU NGƯỜI NHẤT” 1
Nhạc sĩ thiên tài Beettoven từng nói: “Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác”. Hạnh phúc là điều mà chúng ta luôn theo đuổi trong cuộc sống này. Vậy, như thế nào mới là người hạnh phúc? Đồng quan điểm với Beettoven, Đi- ơ- rô cho rằng: “Người hạnh phúc nhất là người đem đem đến hạnh phúc cho nhiều người khác”.
Từ xưa đến nay, chúng ta vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể, rõ ràng về hạnh phúc. Khái niệm trìu tượng ấy tùy vào cách cảm nhận của mỗi người mà có một dáng hình khác nhau. Nhìn chung, hạnh phúc là cảm xúc sung sướng khi được thỏa mãn những giá trị về vật chất cũng như tinh thần. Người hạnh phúc nhất là người có được sự mãn nguyện trong tâm hồn, hài lòng với cuộc sống mình đang có, tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Theo Đi- ơ- rô, hạnh phúc là khi ta biết trao đi, chia sẻ, hy sinh vì người khác. Nói tóm lại, con đường giúp ta trở thành một người hạnh phúc là làm một người biết sẻ chia.
Câu nói trên đã khẳng định một lẽ sống rất đúng, rất đẹp. Vậy tại sao Đi- ơ- rô lại cho rằng: “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người khác”. Hạnh phúc không phải chỉ là những cảm xúc ích kỉ, mang tính cá nhân. Hạnh phúc chỉ có ý nghĩa khi ta gắn hạnh phúc của mình với hạnh phúc của người khác. Khi ấy, niềm hạnh phúc sẽ trở nên lớn lao gấp bội phần vì ta biết cống hiến, hy sinh vì những mục đích lớn lao, cao cả. Trong khi nhiều người quan niệm hạnh phúc là có nhiều của cải vật chất, có địa vị xã hội thì anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long lại khiến chúng ta nể phục vì sự định nghĩa về hạnh phúc khá mới mẻ: Hạnh phúc là được làm việc, được cống hiến và sự cống hiến của mình được ghi nhận. Sự hạnh phúc khi ấy đã vượt ra ngoài biên giới của nó, không chỉ bó hẹp trong từng cá nhân mà lan tỏa đến những người khác, có ý nghĩa với nhiều người. Bác Hồ từng trả lời một phóng viên nước ngoài khi được hỏi về tâm nguyện của mình rằng: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Ước nguyện ấy đã theo Bác suốt cả cuộc đời, trở thành lí tưởng và lẽ sống của Người.
“Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”. Niềm hạnh phúc trao đi không chỉ có ý nghĩa với người được nhận mà nó còn để lại dư âm mãi mãi với người trao tặng. Thứ ta trao đi là tình yêu thương, là tấm lòng thì nhận về sẽ là cảm giác an yên, hạnh phúc trong tâm hồn. Hẳn các bạn đều đã nghe câu chuyện về người ăn xin. Ông lão ăn xin rách rưới, nghèo khổ hỏi xin một cậu bé trên phố. Đáng tiếc thay, cậu chẳng có gì để cho ông cả. Cậu cầm lấy bàn tay ông và nói: “Cháu xin lỗi, cháu chẳng có gì để cho ông cả”. Ông lão mỉm cười: “Cám ơn cháu, như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Những giá trị vật chất có thể phai mờ theo thời gian nhưng tình yêu thương, sự chân thành thì ở lại mãi mãi. Vì thế, niềm hạnh phúc mà nó mang lại không gì có thể so sánh được.
Bên cạnh đó, ta cũng cần phê phán những con người sống thờ ơ, vô cảm, chỉ biết khư khư giữ hạnh phúc cho riêng mình. Tâm hồn họ sớm sẽ bị sa mạc hóa, bị mọi người xa lánh, cô độc.
Trao đi niềm yêu, hạnh phúc là điều mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể làm được, không chỉ một lần mà trong suốt cuộc đời. Vì vậy, chúng ta hãy hy sinh, sẻ chia nhiều nhất trong khả năng có thể, trở thành “người hạnh phúc nhất” theo cách của riêng mình.
BÀI VĂN SUY NGHĨ VỀ CÂU NÓI: “NGƯỜI HẠNH PHÚC NHẤT LÀ NGƯỜI ĐEM ĐẾN HẠNH PHÚC CHO NHIỀU NGƯỜI NHẤT” 2
Cuộc đời của mỗi con người là một hành trình dài đi tìm kiếm những giá trị lớn lao của cuộc sống. Và có lẽ giá trị to lớn nhất mà rất đỗi giản dị đó là hạnh phúc. Như lời của Đi-đơ-rô nói:" "Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất"
Hạnh phúc với mọi người đã không còn xa lạ, đó là trạng thái sung sướng, vui vẻ và thỏa mãn của con người khi họ đạt được những điều mà họ hằng mong muốn, Trạng thái ấy được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, khi nhẹ nhàng thoáng qua như gió xuân, khi vỡ òa trong niềm vui sướng tràn đầy. Đó là sự viên mãn của con người, một cảm xúc cao nhất trong tâm hồn chúng ta. Vậy bạn suy nghĩ thế nào về người hạnh phúc? Đó là một người có một cuộc sống vui vẻ sung sướng và tràn ngập niềm vui, họ không phải trải qua những bất hạnh hay khổ đau. Cả câu nói mang một tính triết lí nhân sinh sâu sắc đó chính là con người ta đạt được hạnh phúc khi họ biết cống hiến và hy sinh vì người khác. Cảm nhận của mỗi người là khác nhau nhưng đôi lúc trong cuộc sống ta hạnh phúc khi mang lại niềm hạnh phúc giản đơn cho người khác.
Vì sao người ta lại nói như vậy? Có lẽ hạnh phúc không bao giờ đến với chúng ta trong sự cô độc và lẻ loi, chẳng ai bảo rằng họ hạnh phúc nhất khi học cô đơn. Bởi con người từ xa xưa đã sống với nhau tạo thành một quần thể đoàn kết mà bây giờ người ta gọi đó là xã hội. Vả lại hạnh phúc là thứ mà con người dễ dàng mang đến cho nhau nhất trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn. Lúc ấy chỉ cần một cái nắm tay cũng khiến người ta ấm lòng mà vượt qua cơn đói khát, bệnh tật. Nhiều người nghĩ hạnh phúc thật cao xa nhưng có lẽ hạnh phúc có lẽ đang bên cạnh bạn mà bạn không hề ngoảnh lại nắm lấy mà theo đuổi những thứ xa vời. Hạnh phúc là khi ta được sẻ chia, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Chỉ cần ta nhìn thấy nụ cười của bé thơ khi được nhận một chiếc kẹo, nụ cười hiền từ của bà cụ mà ta dẫn qua đường, và nụ cười của người mẹ khi nhìn thấy chúng ta trưởng thành thì lúc ấy ta sẽ tìm kiêm được hạnh phúc ta đã từng ước ao ngay trong chính nụ cười của người khác.
Vậy làm cách nào để đem đến hạnh phúc cho mọi người xung quanh? Trước hết bạn phải là một con người có tấm lòng lương thiện và sự chân thành muốn giúp đỡ và chia sẻ với mọi người xung quanh. Hãy mở rộng lòng mình, học cách yêu thương nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn đến tất cả mọi người. Hãy nhớ rằng lòng vị kỉ sẽ chỉ cho bạn những thỏa mãn nhất thời chứ không thật sự mang lại cho bạn hạnh phúc dài lâu. Đôi lúc, trong cuộc sống chúng ta cần biết cách xả thân , hy sinh để giúp đỡ người khác, chỉ một lần thôi có thể họ sẽ nhớ bạn cả đời. Và sự hạnh phúc của bạn là được người khác khắc ghi mình trong tâm hồn. Trong cuộc sống mọi thứ chỉ mang tính tương đối, vì thế mà trong mọi hoàn cảnh ta đều có thể mang đến hạnh phúc cho người khác và mang lại hạnh phúc cho chính mình.
Trong xã hội hiện nay, có nhiều người theo chủ nghĩa cá nhân và không có sự hướng ngoại, quan tâm đồng loại. Họ vì lòng vị kỉ và ham mê vật chất mà dẫm đạp lên hạnh phúc của người khác, thậm chí làm người khác đau khổ, cướp đi quyền được hạnh phúc của họ. Những người sống như thế suy cho cùng khi màn đêm buông xuống có lẽ họ chỉ còn nỗi cô đơn bên mình.
Câu nói mang một ý nghĩa nhân văn muốn nhắn gửi đến con người về ý nghĩa của sự hạnh phúc. Hạnh phúc luôn ở bên ta mà thôi!
- Chủ đề
- hạnh phúc nghi luan xa hoi