Nghị luận về mục đích học tập UNESSCO: Học để biết, học để làm, học để chung sống

Hướng dẫn làm bài nghị luận về mục đích học tập của UNESCO hay nhất có dàn ý và bài làm tham khảo.

“Học, học nữa, học mãi” là câu nói mà mỗi học sinh chúng ta cần phải ghi nhớ trên con đường học vấn của mình. Tri thức là bao la vô hạn, con người có dành cả đời để học cũng không bao giờ nắm bắt hết được tri thức nhân loại. Đặc biệt, một con người cần phát triển được thì nhất định phải học, bởi học tập mang đến cho con người những hiểu biết và tài năng. Khi học tập, người học cần có mục đích nhất định, giống như mục đích mà UNESCO đã đặt ra cho việc học tập: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.” Đây đúng là một mục đích rất cụ thể và xác đáng mà người học cần ghi nhớ. Trong chương trình ngữ văn lớp 9, chúng ta sẽ gặp đề bài nghị luận về mục đích học tập của UNESCO, chính à nghị luận về câu: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Dưới đây là dàn ý và bài làm cụ thể của đề này. Để làm bài tập này, chúng ta sẽ đi giải thích câu nói, vì sao lại có mục đích học tập như vậy, mục đích ấy có giúp ích gì cho người học và làm thế nào để thực hiện được mục đích ấy một cách tốt.

hoc-de-biet-hoc-de-lam-hoc-de-chung-song-hoc-de-tu-khang-dinh-minh.jpg

Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình


DÀN Ý NGHỊ LUẬN VỀ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA UNESCO
1. MỞ BÀI
Giới thiệu mục đích học tập của UNESCO: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.

2. THÂN BÀI
Giải thích câu nói: học là gì, học để làm gì
Khẳng định đây là một mục đích học tập đúng đắn
Vì sao cần học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình
Mục đích này mang đến những lợi ích gì cho người học: phát triển, hòa nhập, bộc lộ mình,…
Nếu học mà không có mục đích thì hậu quả ra sao?
Dẫn chứng: Bác Hồ
Khuyên người học nên lấy mục đích này để tự nhắc nhở và rèn luyện bản thân

3. KẾT BÀI
Khẳng định lại sự đúng đắn của mục đích học tập của UNESCO

BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA UNESCO
Học tập là một công việc đòi hỏi nhiều yếu tố bởi đây là một công việc hết sức quan trọng cho tương lai mỗi người và là một quá trình có đích đến. Mỗi người đều có cho mình một mục đích riêng khi đầu tư học tập một điều gì đó, còn đối với tổ chứ UNESCO thì mục đích học tập chính là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Mục đích học tập này của UNESCO có nghĩa là gì? Học để biết. Đây vẫn là mục đích truyền thống của việc học. Học là để nắm bắt tri thức, hiểu biết về thế giới, về vạn vật, về con người. Và không chỉ để biết như là một lí thuyết suông, học còn là để làm, để áp dụng những điều mà mình đã được học vào trong đời sống. Còn việc học để chung sống tức là học để hiểu biết những điều mới mẻ, để ta không lạc hậu so với thế hệ, điều này còn có nghĩa là học những nét văn hóa, những đạo lí lễ nghĩa để sống sao cho tốt đẹp, cho hòa đồng và đúng đắn. Và cuối cùng, quan trọng không kém, đó là học để tự khẳng định mình, học những tri thức để tự khám phá bản thân, tìm thấy tài năng của bản thân, bộc lộ tài năng ấy và khẳng định giá trị của bản thân trong lĩnh vực ta muốn và trên hết là khẳng định vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Hiểu được ý nghĩa những mục đích này, ta thấy việc học thực sự rất quan trọng đối với mỗi người.

Xã hội ngày càng phát triển và nhu cầu đòi hỏi về con người ngày càng cao hơn. Mọi thứ đang biến đổi không ngừng và con người cần học tập khám phá để hiểu hết những điều trước khi ta sinh ra và sự biến đổi khi ta đang được sống thậm chí còn có thể nhìn ra được tương lai. Con người muốn biết phải học hỏi, không có điều gì tự nhiên mà có, con người luôn cần học tập để nâng cao hiểu biết của mình. Nhờ vào hiểu biết đó, con người mới làm được những điều khác. Học tập suy cho cùng cũng là để làm nên một điều gì đó. Ta học không phải là học những kiến thức dập khuôn sáo rỗng mà là học để áp dụng được vào thực tế đời sống làm nên những điều có ích cho cuộc đời. Và ngày nay, khi mọi thứ đều phát triển, con người cùng không thể dậm chân tại chỗ mà cần không ngừng tìm tòi, học hỏi để phát triển theo, không thể tụt hậu so với thế giới. Và nhất là khi ta tiếp xúc với một môi trường mới, một quốc gia mới, ta buộc phải học để hiếu biết nền văn hóa của người để chung sống với người nhưng cũng hiểu để gìn giữ bản sắc của riêng ta, hòa nhập nhưng không hào tan. Và trên tất cả, cần học để khẳng định vị thế của bản thân. Con người sinh ra không phải để trở thành một hạt cát vô danh mà sinh ra là để cống hiến cho cuộc đời này, phải khẳng định được giá trị của bản thân mới xứng đáng với những điều mà tạo hóa đã ban tặng cho ta.

Việc học vốn đã giúp ích cho người học, nó nâng cao tầm hiểu biết, sự sáng tạo, mang lại cho xã hội những nhân tài và cơ hội để phát triển. Nhưng mục đích học tập cũng quan trọng không kém, nó tạo động lực và định hướng cho người học trên suốt quá trình theo đuổi tri thức. Không có mục tiêu, con người khó mà hoàn thành điều gì cao cả được.

Tấm gương học tập lớn nhất mà chúng ta không thể quên đó là Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã tự học hỏi để biết, để làm, để du nhập nước người, mang tinh hoa về để giải phóng dân tộc và khẳng đinh sự độc lập trường tồn của toàn lãnh thổ.

Từ đó người học chúng ta cần nhớ đến mục đích của UNESCO để xác định việc học hành quan trọng, luôn cố gắng phấn đấu để trở thành một con người toàn diện.

Mục đích học tập của UNESCO tuy không thể gọi là hoàn hảo nhưng là một mục đích học tập vô cùng chân xác cho tất cả chúng ta. Mỗi người khi học cần xác định cho mình một mục đích cụ thể để hướng tới, để phát triển và để thành công.
 
  • Chủ đề
    lop 12 muc dich hoc tap nghi luan xa hoi unessco van lop 9
  • Top