Hướng dẫn làm bài văn mẫu nghị luận về vấn đề: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào cũng là một sự bất lương, hay nhất có dàn ý và bài làm cực chi tiết.
Cuộc sống là cuộc hành trình hoàn thiện mình, để trở thành một con người chân chính. Nhưng trái ngược với sự chân chính là những con người bất lương. Trong số đó có những kẻ tâm địa độc ác, có những kẻ thờ ơ lãnh cảm, và cũng có những kẻ cẩu thả, nhếch nhác. Đúng vậy, “ sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào cũng là một sự bất lương”. Câu nói của một người trí thức, một con người tận tụy vì nghiệp văn Nam Cao, khiến cho mỗi chúng ta dù là ai, dù đang ở đâu, đang làm gì cũng phải ý thức lại thái độ trách nhiệm của mình trong cách sống, cống hiến và làm việc. Sau đây là dàn ý tham khảo và bài làm hướng dẫn cho đề nghị luận xã hội: sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào cũng là một sự bất lương. Để làm đề này, chúng ta cần hiểu rõ thế nào là câu thả , bất lương, tại sao sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào cũng là một sự bất lương.
DÀN Ý: SỰ CẨU THẢ TRONG BẤT CỨ NGHỀ NÀO CŨNG LÀ MỘT SỰ BẤT LƯƠNG
1. MỞ BÀI:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. THÂN BÀI:
Giải thích: cẩu thả? Thờ ơ, vô trách nhiệm, không chú tâm và việc mình làm
Bất lương: làm việc xấu, trái với lương tâm
Tại sao?
Ý thức trách nhiệm trong công việc mình làm, trong nghề nghiệp là vô cùng quan trọng
Cẩu thả trong cuộc sống có thể gây nên những hậu quả nặng nề ngang với những hành động bất lương.
Ví dụ minh họa…
Bài học: có ý thức trách nhiệm trong công việc…
3. KẾT BÀI: Khẳng định lại vấn đề
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ CÂU NÓI: SỰ CẨU THẢ TRONG BẤT CỨ NGHỀ GÌ CŨNG LÀ MỘT SỰ BẤT LƯƠNG
“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.”
Nếu như con chim thờ ơ với tiếng hót, chiếc lá “ cẩu thả” với màu xanh của mình thì có lẽ một đời chim, một đời lá chẳng có sắc, lên hương, chẳng để lại được gì cho cuộc sống này. Nam Cao ý thức từ tận sâu trách nhiệm của một nhà văn, một người làm một nghề, muốn đem cả lòng mình, cả tâm huyết của mình ra để nhìn nhận lại một cách nghiêm khắc những thái độ vô trách nhiệm với nghề khi nói rằng: “ Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương.”
“ Cẩu thả” là tính từ dùng để phê phán những người luôn thờ ơ, hời hợt, thiếu trách nhiệm, làm cho có, làm cho xong mà không quan tâm đến chất lượng của công việc mình đang làm. “ Bất lương” hiểu một cách trực tiếp là vô lương tâm, đi ngược với đạo lý làm người, làm những việc xấu, có thể gây nên những hậu quả khôn lường. Hai từ ngữ có nghĩa ở những mức độ khác nhau lại được đặt cạnh nhau cùng một câu nói của Nam Cao giúp ông thể hiện dứt khoát thái độ phê phán đối với sự cẩu thả trong một nghề, cũng là khẳng định tầm quan trọng của ý thức trách nhiệm trong công việc mình làm.
Sinh ra trên cuộc đời, mỗi người mang trong mình một sứ mệnh khác nhau: người này làm bác sĩ, người kia làm thầy giáo,…, người ta còn gọi ấy là một nghề. Mà nói đến một nghề là nói đến sự chuyên sâu, toàn vẹn, có ảnh hưởng sâu sắc đến một hay nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Vậy nên, một người thợ chưa lành nghề không phải là thợ. Một người thợ thực sự không chỉ làm nghề bằng kĩ năng, chuyên môn mà bằng cả niềm đam mê, lòng tâm huyết với công việc mình đã chọn. Có lẽ vậy mà sự cẩu thả không bao giờ được chấp nhận đối với tất cả mọi nghề.
Nhưng không chỉ vậy, câu thả trong còn là một sự bất lương. Đó không phải một cách nói cường điệu của Nam Cao mà chính nó được rút ra từ những trải nghiệm của một người nghệ sĩ yêu nghề, tâm huyết với nghề. Như nhân vật Hộ hay những nhân vật tri thức khác trong truyện Nam Cao, họ luôn coi nghề văn là lý tưởng sống, là đam mê, là cuộc đời, là phản chiếu của những nguyên tắc sống trong cuộc đời họ. Nếu anh lấy bác ái làm cách sống, con người mình trong cuộc sống thì chính những tác phẩm anh viết ra sẽ là tuyên ngôn về tinh thần nhân văn, nhân đạo. Nghề một phần nào đó cũng là người trong đó. Cẩu thả với chính nghề của mình là làm nguệch ngoạc đi chân dung của chính mình. Hơn nữa, mỗi ngành, mỗi nghề, mỗi việc làm , hành động của con người đều có ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đến bản thân chúng ta mà còn đến những người xung quanh. Những người cẩu thả tuy đôi lúc chẳng cố ý gây ra những hành động xấu xa, hay chẳng ý thức được hết những việc mình đang làm nhưng xét đến cùng hậu quả nhận về lại khủng khiếp chẳng kém hành động của những kẻ lòng lang dạ sói. Một bác sĩ cẩu thả mà hậu quả của nó có thể tương đương với hành động của một tên giết người; một người giáo viên cẩu thả hậu quả khác nào chính sách “ngu dân “ của kẻ địch thời xâm lược nước ta; và tương tự, một nhà văn cũng vậy. Bác Hồ xưa từng nói: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng/ Có đức mà không có tài làm việc gì cũng có.” Để trở thành một con người chân chính, để ngày càng hoàn thện mình hơn, mỗi người cần bắt đầu xây dựng, phát triển ở hai nền tảng chính là đức và tài. Qúa trình nỗ lực không ngừng nghỉ mới khiến thời gian không thể rửa trôi mọi giá trị và mọi cố gắng của bản thân chúng ta. Ngừng nỗ lực, ngừng cố gắng chính là một sự cẩu thả- con đường ngắn nhất dẫn đến sự bất lương.
Tố Hữu lại viết: “ Than ôi, sống đẹp là gì hỡi bạn.” Mỗi người trước khi làm một việc gì hãy tự hỏi mình rằng mình đã sống đẹp hay chưa, đã cốn hiến hết mình hay chưa, hay còn thờ ơ, còn tính toán, còn vụ lợi. Hãy gạt bỏ hết những bức tường ngăn cách ấy để đến gần hơn với những hành động tốt đẹp, trọn vẹn hơn, vì một sứ mệnh cao cả, vì một xã hội tươi sáng hơn.
Cuộc sống là cuộc hành trình hoàn thiện mình, để trở thành một con người chân chính. Nhưng trái ngược với sự chân chính là những con người bất lương. Trong số đó có những kẻ tâm địa độc ác, có những kẻ thờ ơ lãnh cảm, và cũng có những kẻ cẩu thả, nhếch nhác. Đúng vậy, “ sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào cũng là một sự bất lương”. Câu nói của một người trí thức, một con người tận tụy vì nghiệp văn Nam Cao, khiến cho mỗi chúng ta dù là ai, dù đang ở đâu, đang làm gì cũng phải ý thức lại thái độ trách nhiệm của mình trong cách sống, cống hiến và làm việc. Sau đây là dàn ý tham khảo và bài làm hướng dẫn cho đề nghị luận xã hội: sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào cũng là một sự bất lương. Để làm đề này, chúng ta cần hiểu rõ thế nào là câu thả , bất lương, tại sao sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào cũng là một sự bất lương.
DÀN Ý: SỰ CẨU THẢ TRONG BẤT CỨ NGHỀ NÀO CŨNG LÀ MỘT SỰ BẤT LƯƠNG
1. MỞ BÀI:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. THÂN BÀI:
Giải thích: cẩu thả? Thờ ơ, vô trách nhiệm, không chú tâm và việc mình làm
Bất lương: làm việc xấu, trái với lương tâm
Tại sao?
Ý thức trách nhiệm trong công việc mình làm, trong nghề nghiệp là vô cùng quan trọng
Cẩu thả trong cuộc sống có thể gây nên những hậu quả nặng nề ngang với những hành động bất lương.
Ví dụ minh họa…
Bài học: có ý thức trách nhiệm trong công việc…
3. KẾT BÀI: Khẳng định lại vấn đề
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ CÂU NÓI: SỰ CẨU THẢ TRONG BẤT CỨ NGHỀ GÌ CŨNG LÀ MỘT SỰ BẤT LƯƠNG
“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.”
Nếu như con chim thờ ơ với tiếng hót, chiếc lá “ cẩu thả” với màu xanh của mình thì có lẽ một đời chim, một đời lá chẳng có sắc, lên hương, chẳng để lại được gì cho cuộc sống này. Nam Cao ý thức từ tận sâu trách nhiệm của một nhà văn, một người làm một nghề, muốn đem cả lòng mình, cả tâm huyết của mình ra để nhìn nhận lại một cách nghiêm khắc những thái độ vô trách nhiệm với nghề khi nói rằng: “ Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương.”
“ Cẩu thả” là tính từ dùng để phê phán những người luôn thờ ơ, hời hợt, thiếu trách nhiệm, làm cho có, làm cho xong mà không quan tâm đến chất lượng của công việc mình đang làm. “ Bất lương” hiểu một cách trực tiếp là vô lương tâm, đi ngược với đạo lý làm người, làm những việc xấu, có thể gây nên những hậu quả khôn lường. Hai từ ngữ có nghĩa ở những mức độ khác nhau lại được đặt cạnh nhau cùng một câu nói của Nam Cao giúp ông thể hiện dứt khoát thái độ phê phán đối với sự cẩu thả trong một nghề, cũng là khẳng định tầm quan trọng của ý thức trách nhiệm trong công việc mình làm.
Sinh ra trên cuộc đời, mỗi người mang trong mình một sứ mệnh khác nhau: người này làm bác sĩ, người kia làm thầy giáo,…, người ta còn gọi ấy là một nghề. Mà nói đến một nghề là nói đến sự chuyên sâu, toàn vẹn, có ảnh hưởng sâu sắc đến một hay nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Vậy nên, một người thợ chưa lành nghề không phải là thợ. Một người thợ thực sự không chỉ làm nghề bằng kĩ năng, chuyên môn mà bằng cả niềm đam mê, lòng tâm huyết với công việc mình đã chọn. Có lẽ vậy mà sự cẩu thả không bao giờ được chấp nhận đối với tất cả mọi nghề.
Nhưng không chỉ vậy, câu thả trong còn là một sự bất lương. Đó không phải một cách nói cường điệu của Nam Cao mà chính nó được rút ra từ những trải nghiệm của một người nghệ sĩ yêu nghề, tâm huyết với nghề. Như nhân vật Hộ hay những nhân vật tri thức khác trong truyện Nam Cao, họ luôn coi nghề văn là lý tưởng sống, là đam mê, là cuộc đời, là phản chiếu của những nguyên tắc sống trong cuộc đời họ. Nếu anh lấy bác ái làm cách sống, con người mình trong cuộc sống thì chính những tác phẩm anh viết ra sẽ là tuyên ngôn về tinh thần nhân văn, nhân đạo. Nghề một phần nào đó cũng là người trong đó. Cẩu thả với chính nghề của mình là làm nguệch ngoạc đi chân dung của chính mình. Hơn nữa, mỗi ngành, mỗi nghề, mỗi việc làm , hành động của con người đều có ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đến bản thân chúng ta mà còn đến những người xung quanh. Những người cẩu thả tuy đôi lúc chẳng cố ý gây ra những hành động xấu xa, hay chẳng ý thức được hết những việc mình đang làm nhưng xét đến cùng hậu quả nhận về lại khủng khiếp chẳng kém hành động của những kẻ lòng lang dạ sói. Một bác sĩ cẩu thả mà hậu quả của nó có thể tương đương với hành động của một tên giết người; một người giáo viên cẩu thả hậu quả khác nào chính sách “ngu dân “ của kẻ địch thời xâm lược nước ta; và tương tự, một nhà văn cũng vậy. Bác Hồ xưa từng nói: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng/ Có đức mà không có tài làm việc gì cũng có.” Để trở thành một con người chân chính, để ngày càng hoàn thện mình hơn, mỗi người cần bắt đầu xây dựng, phát triển ở hai nền tảng chính là đức và tài. Qúa trình nỗ lực không ngừng nghỉ mới khiến thời gian không thể rửa trôi mọi giá trị và mọi cố gắng của bản thân chúng ta. Ngừng nỗ lực, ngừng cố gắng chính là một sự cẩu thả- con đường ngắn nhất dẫn đến sự bất lương.
Tố Hữu lại viết: “ Than ôi, sống đẹp là gì hỡi bạn.” Mỗi người trước khi làm một việc gì hãy tự hỏi mình rằng mình đã sống đẹp hay chưa, đã cốn hiến hết mình hay chưa, hay còn thờ ơ, còn tính toán, còn vụ lợi. Hãy gạt bỏ hết những bức tường ngăn cách ấy để đến gần hơn với những hành động tốt đẹp, trọn vẹn hơn, vì một sứ mệnh cao cả, vì một xã hội tươi sáng hơn.