Nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí: Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh

Hướng dẫn làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí lớp 9 lớp 10 lớp 12 có thể tham khảo có dàn ý cụ thể và bài văn định hướng

Khi xã hội hiện nay ngày một phát triển, con người tiến bộ, công nghệ kĩ thuật khoa học ngày càng cải tiến. Từ đó mà đời sống vật chất và tinh thần của con người trở nên phong phú và đa dạng hơn. Có đôi khi tất cả hào nhoáng, xa hoa ,sự hiếu thắng trong cuộc sống sẽ che đi tầm nhìn tư tưởng , làm chúng ta quên đi những giá trị sống , tư tưởng đạo lí chân chính mà lẽ ra nó sẽ mãi khắc cốt ghi tâm. Một trong những tư tưởng đạo lý mà con người cần học hỏi chính là nội dung câu nói của Xukhômlinski: “Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác” hay câu nói của Lỗ Tấn: “Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”,… Trong chương trình ngữ văn lớp 9 ta đã quá quen thuộc với dạng văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, để tiếp cận sâu hơn ta cùng bàn luận về những câu nói trên và rút ra một tư tưởng đạo lí trong cuộc sống. Dưới đây là dàn ý hướng dẫn và bài làm cụ thể để các bạn tham khảo và viết một bài văn thật hay nhé.

DÀN Ý NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
I MỞ BÀI
Dẫn dắt và giới thiệu câu nói của Xukhômlinski: “con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh. Họ sỉnh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”
Vấn đề tư tưởng đạo lí của câu nói: giá trị của con người, thái độ sống tích cực

II THÂN BÀI:
Giải thích câu nói của Xukhômlinski
Con người: chủ thể, đối tượng được nói đến
Hạt cát vô danh: nhỏ bé, không ai biết được hạt cát đó ở đâu trong sa mạc rộng lớn
Lưu lại dấu ấn trên mặt đất: để lại dấu vết, tạo ấn tượng gợi nhớ,…
Trong trái tim người khác: Đó là ấn tượng, …
Ý nghĩa cả câu: khẳng định giá trị của con người từ khi sinh ra đã có một sứ mệnh, sẽ không như một hạt cát không ai biết tên biết tuổi, mà sẽ trỏ thành người dể lại những ấn tượng trong tim người khác, và làm đẹp cho đời.

Vì sao?
  • Vì mỗi người sỉnh ra tức đã là một cá thể xác định trong cộng đồng, được thượng đế ban một số phận, một cuộc sống. Nhưng sống thế nào là việc mà con người phải suy nghĩ và tự mình lái con thuyền vận mệnh để sống có ích cho đời
  • Vì mỗi con người có tên tuổi, có một tài năng, sở trường riêng, sẽ biết khẳng định bản thân mình, để lại những ấn tượng nhất định dù chỉ một chút. Nên con người dù nhỏ bé như một hạt cát nhưng không phải là một hạt cát “vô danh” giữa sa mạc
  • Vì con người sinh ra, trưởng thành sẽ được học tập và rèn luyện , trau dồi để làm đẹp cho đời cống hiến cho xã hội
  • Vì mỗi người sẽ có một cá tính riêng để thu hút và tạo ấn tượng với người khác theo cách riêng của mình. Vì thế dù là “hạt cát nhỏ bé” nhưng khiến người ta biết được rằng hạt cát ấy đang ở vị trí nào
  • Vì chỉ khi con người cố gắng nỗ lực, góp chung sức lực tạo nên một thành tựu to lớn cho xã hội, lúc này sẽ nhận ra mình không hề tầm thường như một hạt cát vô danh.

Làm gì?
  • Làm gì để không trở thành một hạt cát vô danh, để ghi dấu chân lên mặt đất và trong tim người khác?
  • Trước hết phải rèn luyện chính mình, tao cho mình một cá tính, một phong cách, trau đồi cho bản thân một tài năng, một vốn sống nhất định
  • Có chứng kiến riêng, tạo sự khác biệt trong đám đông, khiến người khác ấn tượng ( không có nghĩa là quá lố, …)
  • Sống có ý chí , nghị lực, có quyết tâm và đặc biệt biết thay đổi bản thân mình một cách linh hoạt
  • Phê phán
  • Những kẻ sống hời hợt, chìm nghỉm trong biển đời
  • Những người luôn tự ti, luôn giấu mình trong bóng tối,..


III. KẾT BÀI
Khẳng định lại tư tượng đạo lí qua câu nói : giá trị sống ,thái độ sống của con người.

nghi-luan-xa-hoi-ve-tu-tuong-dao-li.jpg

Những câu nói của những người từng trải sẽ là bài học quý giá cho thế hệ trẻ


BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ:
Người ta thường nói một con người được sinh ra bình thường nhưng không tầm thường, giá trị của con người luôn được đề cao trong vạn vật tạo hóa. Và xukhômlinski cũng từng nói rằng: “Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”. Dường như câu nói đã khằng định và truyền cho người ta một tư tượng đạo lí về giá trị sống và thái độ sống tích cực.

“Giọt nước tuy nhỏ nhưng tích dần cũn đầy bình lớn, thành sông thành biển”. Cũng như hạt cát vậy, nhiều hạt cát nhỏ sẽ tạo nên một sa mạc lớn. Trong câu nói của Xukhôlinski nói rằng con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh tức muốn nói rằng chúng ta, mỗi người sinh ra như một hạt cát nhỏ bé nhưng không vô danh vô tính, không thể biến mất giữa sa mạc mà không để lại một dấu vết, một chút án tượng nào trong tim người khác. Như vậy câu nói khẳng định giá trị của con người, dăn dạy con người ta một thái độ sống tích cực và làm đẹp cho đời.

Vì sao Xukhôlinski lại nói vậy? Dựa trên cơ sở nào? Bởi mỗi con người sinh ra tức đã trở thành một cá thể được xác lập trong cộng đồng. Ta được thượng đế ban phát một số phận riêng, vận mênh và một cuộc sống. Quan trọng chúng ta sống thế nào để hoàn thành sứ mệnh một cách hoàn hảo nhất. Hơn nữa, mỗi con người có tên tuổi, có một tài năng, sở trường riêng, sẽ biết khẳng định bản thân mình, để lại những ấn tượng nhất định dù chỉ một chút. Nên con người dù nhỏ bé như một hạt cát nhưng không phải là một hạt cát “vô danh” giữa sa mạc. Và thiết nghĩ rằng, phải có những hạt cát nhỏ bé mới tạo nên một sa mạc rộng lớn như vậy. Và con người sinh ra, trưởng thành sẽ được học tập và rèn luyện , trau dồi để làm đẹp cho đời cống hiến cho xã hội ,mỗi người sẽ có một cá tính riêng để thu hút và tạo ấn tượng với người khác theo cách riêng của mình. Vì thế dù là “hạt cát nhỏ bé” nhưng khiến người ta biết được rằng hạt cát ấy có ý nghĩa như thế nào. Trong cuộc sống có một số người tị tư cho rằng mình quá tầm thường, chẳng có cống hiến gì cho xá hội, nhưng họ có từng nghĩ rằng toàn bộ xã hội được tạo thành bởi những thứ “tầm thường” đó chưa? Vì thế bạn không cần than vãn buồn phiền vì bản thân mình nhỏ bé , không một chút giá trị nào bởi vì có lẽ sau những thứ nhỏ nhoi, bé bỏng của mình là ý nghĩa vĩ đại mà chúng ta đã đóng góp nên.

Vậy chúng ta nên làm gì để không trở thành một hạt cát vô danh, để để lại dấu ấn trên mặt đất và trong tim người khác? Trước hết phải rèn luyện chính mình, tao cho mình một cá tính, một phong cách , trau đồi cho bản thân một tài năng, một vốn sống nhất định.Có chứng kiến riêng, tạo sự khác biệt trong đám đông, khiến người khác ấn tượng nhưng không có nghĩa là bạn thể hiện bản thân mình quá lố, không có nghĩa là bạn đánh mất sự khiêm tốn của bản thân. Song, ta nên sống có ý chí , nghị lực, có quyết tâm và đặc biệt biết thay đổi bản thân mình một cách linh hoạt, cống hiến hết mình cho xã hội Có được sự tự tin khi đối mặt với tất cả sự việc xảy ra trong cuộc sống…

Trong thực tế, có rất nhiều tấm gương minh chứng cho câu nói của Xukhômlinski. Tiêu biểu là những cống hiến của Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc Việt Nam. Với tất cả những gì người làm để giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ, nhân dân tôn kính người, nhớ đến người như một vĩ nhân , biết ơn người ,, biết ơn công lao to lớn của người. Hay Nick vuijiic, người đàn ông sinh ra không có chân tay, nhưng với sự nỗ lực ,cố gắng của bản thân anh đã trở thành một dịch giả nổi tiếng, trở thành hình mẫu lí tưởng của ý chí và sự kiên cường trong lòng rất nhiều người,..Bên canh đó ta phải lên án những kẻ sống hời hợt, sống chỉ nghĩ cho riêng mình, sống như thể không tồn tại rồi cứ thế dần chìm nghỉm trong biển đời. Hay những người tự tin, mãi rụt đầu trong chiếc “ mai rùa” mãi lẩn mình trong bóng tối.

Trên thế gian này , dù mỗi người được ví như một lá bài, chúng ta không là gì cả, chỉ là một hạt cát trên sa mạc, nhưng nếu chúng ta có một thái độ sống tích cực chắc chắn sẽ khẳng định được giá trị của bản thân trong cuộc sống.
 
  • Chủ đề
    lop 10 lop 12 lop 9 nghi luan xa hoi tu tuong dao ly
  • Top