Cô giáo dạy TA của 4get thường nói rằng cô ấy dạy (TA kg chuyên) bao nhiêu lớp, mỗi lớp mấy chục SV, có khi cả 70, 80 SV mà mỗi khi hỏi: "Em nào tự thấy mình mất căn bản môn TA giơ tay lên? Trả lời trung thực và dũng cảm nhé" thì kết quả là 100%, nếu có vài em kg giơ tay thì hỏi thử vài câu cũng bị mất căn bản luôn. Đa số là SV ở tỉnh lên, nhưng SV TPHCM cũng kg giỏi hơn gì. Kết luận là SV cần lại học ngữ pháp căn bản vì kg nghe ai nói bị mất căn bản môn Nghe /Nói hay Đọc / Viết bao giờ.
4get biết ai cũng sẽ nói học TA thì phải học Nghe/ Nói trước rồi mới đến Đọc/ Viết, nhưng rất tiếc 4get kg đủ giỏi vi tính để mở topic có âm thanh để luyện 2 môn đó, cũng kg có thì giờ để luyện Đọc/ Viết, chỉ có thể giúp các anh/ chị/ bạn ôn lại chút ít ngữ pháp căn bản trong khả năng của 4get. Lực bất tòng tâm, mèo nhỏ bắt chuột con, mong các anh/ chị/ bạn đừng cười nhé và cũng đừng hỏi sao 4get kg giúp mấy môn kia.
4get sẽ post từng bài, mỗi bài là 1 điểm lý thuyết, kèm theo BT, và đáp án (có che lại để ai làm xong BT có thể tự kiểm tra kết quả), cách vài ngày post 1 bài để kịp "thấm" bài học. Như đã nói, 4get kg có thì giờ sửa bài nên xin mọi người học theo kiểu tự mình giúp mình này vậy. Đọc bài học, làm BT rồi tự sửa lấy, nếu thắc mắc gì xin hỏi 4get, và hỏi trong phần ngữ pháp 4get đã cho nhé, hỏi xa hơn lại thành ... phức tạp. Nếu kg làm BT sẽ kg nhớ được bài học, đó là kinh nghiệm bản thân 4get, và mọi người tham gia V4R chắc đều đánh máy nhanh (hơn 4get), làm BT sẽ càng nhớ từ vựng nhiều hơn, lâu hơn...
Những bài học 4get đưa lên đây cũng chỉ là những điểm ngữ pháp bình thường, nhưng 4get sẽ cố lồng lời giảng của cô giáo 4get vào, cho giống với kg khí 1 lớp học để dễ hiểu và đỡ chán. (nếu kg thì 4get chỉ việc đưa 1 cuốn sách ngữ pháp TA lên rồi mọi người down về, bỏ siêu thuốc sắc 3 chén còn 8 phân, trong uống ngoài thoa là giỏi ngữ pháp TA ngay chứ gì, đùa thôi nhé ). 4get nhắc lại là 4get muốn giúp cho các anh/ chị/ bạn nào muốn học TA từ số 0, hoặc đã bị mất căn bản muốn học lại từ đầu nên chúng ta sẽ học từ những điều dễ nhất, và học thật chậm phần lý thuyết nhé, xin đừng nóng vội, muốn đi được xa phải đi từ từ mà.
Mong mọi người ủng hộ và nếu thấy gì cần sửa đổi xin góp ý thẳng thắn với 4get nhé.
Hôm nay chúng ta sẽ học bài đầu tiên về các đại từ nhân xưng, hiểu cho đơn giản và dễ nhớ là những tiếng dùng để xưng hô nhé.
Personal Pronouns (Đại từ nhân xưng)
Singular (số ít)
1) I: tôi, ta, tao, mình, em, con...
2) You: anh , chị, ông, bà, bạn, mày, em, con...
3) He: anh ấy, ông ấy...
She: cô ấy, bà ấy...
It: nó (đồ vật, thú vật, điều trung tính)
Tôi giải thích từng từ nhé:
- Ngôi thứ nhất, chữ "I" dùng để tự xưng, tức là nói về chính mình, không phân biệt nói với ai, các bạn nhớ nhé, người nào cũng xưng mình là "I" dù nói chuyện với ai cũng vậy. Nói với bạn bè thì xưng là tôi, tao, tớ, mình, với người lớn tuổi hơn thì là em, con, cháu, với người nhỏ hơn thì mình lại là anh chị, chú, bác...(Có câu chuyện vui là một em bé mới học lớp 6, về nhà học bài TA, đọc vang cả nhà "Tôi là ai, ai là tôi, tôi là ai, ai là tôi..." ông bố không hiểu nó đang học bài, nghe vậy bèn nói: "Trời ơi, mày là ai mày cũng không biết hay sao?")
- Ngôi thứ hai, chữ "You" dùng để gọi người đang nói chuyện với mình, không phân biệt già,trẻ, bé, lớn, trai, gái, người nào mình cũng gọi là "You" hết. Các bạn nhớ nhé, người nào cũng xưng mình là "I" và gọi người đang nói chuyện với mình là "You" hết. TA chỉ có 2 chữ I và You thôi, còn trong tiếng Việt phải tùy quan hệ giữa 2 người mà hiểu.
Thí dụ nhé, A và B là 2 mẹ con nói chuyện với nhau, A là mẹ và B là con, vậy A sẽ xưng I, gọi B là You, lúc này I là mẹ, You là con, đúng không nào? Nhưng khi B nói với mẹ, B sẽ xưng I, gọi A là You, lúc này I sẽ là con, và You là mẹ. Như vậy ta thấy không có nghĩa cố định cho 2 từ này, nó sẽ thay đổi tùy theo mình đang nói chuyện với ai.
- Ngôi thứ ba, chữ "he" dùng để nói về một người đàn ông, nói theo ngữ pháp là thuộc giống đực, trẻ thì có thể là cậu ấy, anh ấy, lớn tuổi là ông ấy, nếu ghét quá thì có thể là "thằng cha ấy" v.v...
. Các bạn nhớ kỹ điều này: chúng ta không nói chuyện trực tiếp với người đó mà là nói về người đó, cho nên "you" có thể là "anh", nhưng "he" thì là "anh ấy". Nào , thí dụ tôi lại nói chuyện với anh này, tôi sẽ gọi anh ấy là gì? (Lớp: You!) đúng rồi, nhưng bây giờ tôi hỏi anh ấy có quen, có biết tên cái anh mặc áo xanh ngồi cuối lớp kia không, lúc đó tôi sẽ gọi anh đó là gi? (Lớp: He!) Cái người gọi là "he" đó có thể có mặt ngay tại chỗ, nhưng mình chỉ không nói chuyện trực tiếp với người đó thôi, các bạn phải phân biệt được 2 chữ đó nhé.
- Cũng ngôi thứ ba, nếu tôi nói về một người phụ nữ, tôi sẽ gọi là "she", giống như "he" vậy, có thể là cô ấy, bà ấy... (ghét quá thì có thể là "mụ ấy").
- Nếu tôi nói về một món đồ vật, hoặc một con vật, tôi sẽ gọi là "It", nghĩa là nó, hoặc một số thứ trung tính, không phân biệt giới tình như thời gian, thời tiết... chúng ta cũng sẽ gọi là "It".
*Lưu ý:
- Có thể dùng “he/she/him/her” khi nói về thú vật, nhất là thú vật cưng.
e.g. I have a dog. He is two years old. (Tôi có 1 con chó. Nó 2 tuổi.)
- Có thể dùng “she/her” khi nói về tàu, vài loại xe, quốc gia.
e.g. Do you see Thailand on the map? She is small. (Bạn thấy nước Thái lan trên bản đồ kg? Nó nhỏ.)
- Có thể dùng "it" giới thiệu 1 câu nhận xét, bình luận.
e.g. It is difficult to cross this street. (Thật khó băng qua con đường này)
- Cuối cùng, chúng ta thấy, mỗi đại từ đó chỉ để xưng hoặc gọi một người thôi, một anh, một chị, một ông ấy, một cô ấy hay một món đồ cho nên ta gọi chúng là số ít.
4get biết ai cũng sẽ nói học TA thì phải học Nghe/ Nói trước rồi mới đến Đọc/ Viết, nhưng rất tiếc 4get kg đủ giỏi vi tính để mở topic có âm thanh để luyện 2 môn đó, cũng kg có thì giờ để luyện Đọc/ Viết, chỉ có thể giúp các anh/ chị/ bạn ôn lại chút ít ngữ pháp căn bản trong khả năng của 4get. Lực bất tòng tâm, mèo nhỏ bắt chuột con, mong các anh/ chị/ bạn đừng cười nhé và cũng đừng hỏi sao 4get kg giúp mấy môn kia.
4get sẽ post từng bài, mỗi bài là 1 điểm lý thuyết, kèm theo BT, và đáp án (có che lại để ai làm xong BT có thể tự kiểm tra kết quả), cách vài ngày post 1 bài để kịp "thấm" bài học. Như đã nói, 4get kg có thì giờ sửa bài nên xin mọi người học theo kiểu tự mình giúp mình này vậy. Đọc bài học, làm BT rồi tự sửa lấy, nếu thắc mắc gì xin hỏi 4get, và hỏi trong phần ngữ pháp 4get đã cho nhé, hỏi xa hơn lại thành ... phức tạp. Nếu kg làm BT sẽ kg nhớ được bài học, đó là kinh nghiệm bản thân 4get, và mọi người tham gia V4R chắc đều đánh máy nhanh (hơn 4get), làm BT sẽ càng nhớ từ vựng nhiều hơn, lâu hơn...
Những bài học 4get đưa lên đây cũng chỉ là những điểm ngữ pháp bình thường, nhưng 4get sẽ cố lồng lời giảng của cô giáo 4get vào, cho giống với kg khí 1 lớp học để dễ hiểu và đỡ chán. (nếu kg thì 4get chỉ việc đưa 1 cuốn sách ngữ pháp TA lên rồi mọi người down về, bỏ siêu thuốc sắc 3 chén còn 8 phân, trong uống ngoài thoa là giỏi ngữ pháp TA ngay chứ gì, đùa thôi nhé ). 4get nhắc lại là 4get muốn giúp cho các anh/ chị/ bạn nào muốn học TA từ số 0, hoặc đã bị mất căn bản muốn học lại từ đầu nên chúng ta sẽ học từ những điều dễ nhất, và học thật chậm phần lý thuyết nhé, xin đừng nóng vội, muốn đi được xa phải đi từ từ mà.
Mong mọi người ủng hộ và nếu thấy gì cần sửa đổi xin góp ý thẳng thắn với 4get nhé.
BÀI 1: ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG
Hôm nay chúng ta sẽ học bài đầu tiên về các đại từ nhân xưng, hiểu cho đơn giản và dễ nhớ là những tiếng dùng để xưng hô nhé.
Personal Pronouns (Đại từ nhân xưng)
Singular (số ít)
1) I: tôi, ta, tao, mình, em, con...
2) You: anh , chị, ông, bà, bạn, mày, em, con...
3) He: anh ấy, ông ấy...
She: cô ấy, bà ấy...
It: nó (đồ vật, thú vật, điều trung tính)
Tôi giải thích từng từ nhé:
- Ngôi thứ nhất, chữ "I" dùng để tự xưng, tức là nói về chính mình, không phân biệt nói với ai, các bạn nhớ nhé, người nào cũng xưng mình là "I" dù nói chuyện với ai cũng vậy. Nói với bạn bè thì xưng là tôi, tao, tớ, mình, với người lớn tuổi hơn thì là em, con, cháu, với người nhỏ hơn thì mình lại là anh chị, chú, bác...(Có câu chuyện vui là một em bé mới học lớp 6, về nhà học bài TA, đọc vang cả nhà "Tôi là ai, ai là tôi, tôi là ai, ai là tôi..." ông bố không hiểu nó đang học bài, nghe vậy bèn nói: "Trời ơi, mày là ai mày cũng không biết hay sao?")
- Ngôi thứ hai, chữ "You" dùng để gọi người đang nói chuyện với mình, không phân biệt già,trẻ, bé, lớn, trai, gái, người nào mình cũng gọi là "You" hết. Các bạn nhớ nhé, người nào cũng xưng mình là "I" và gọi người đang nói chuyện với mình là "You" hết. TA chỉ có 2 chữ I và You thôi, còn trong tiếng Việt phải tùy quan hệ giữa 2 người mà hiểu.
Thí dụ nhé, A và B là 2 mẹ con nói chuyện với nhau, A là mẹ và B là con, vậy A sẽ xưng I, gọi B là You, lúc này I là mẹ, You là con, đúng không nào? Nhưng khi B nói với mẹ, B sẽ xưng I, gọi A là You, lúc này I sẽ là con, và You là mẹ. Như vậy ta thấy không có nghĩa cố định cho 2 từ này, nó sẽ thay đổi tùy theo mình đang nói chuyện với ai.
- Ngôi thứ ba, chữ "he" dùng để nói về một người đàn ông, nói theo ngữ pháp là thuộc giống đực, trẻ thì có thể là cậu ấy, anh ấy, lớn tuổi là ông ấy, nếu ghét quá thì có thể là "thằng cha ấy" v.v...
- Cũng ngôi thứ ba, nếu tôi nói về một người phụ nữ, tôi sẽ gọi là "she", giống như "he" vậy, có thể là cô ấy, bà ấy... (ghét quá thì có thể là "mụ ấy").
- Nếu tôi nói về một món đồ vật, hoặc một con vật, tôi sẽ gọi là "It", nghĩa là nó, hoặc một số thứ trung tính, không phân biệt giới tình như thời gian, thời tiết... chúng ta cũng sẽ gọi là "It".
*Lưu ý:
- Có thể dùng “he/she/him/her” khi nói về thú vật, nhất là thú vật cưng.
e.g. I have a dog. He is two years old. (Tôi có 1 con chó. Nó 2 tuổi.)
- Có thể dùng “she/her” khi nói về tàu, vài loại xe, quốc gia.
e.g. Do you see Thailand on the map? She is small. (Bạn thấy nước Thái lan trên bản đồ kg? Nó nhỏ.)
- Có thể dùng "it" giới thiệu 1 câu nhận xét, bình luận.
e.g. It is difficult to cross this street. (Thật khó băng qua con đường này)
- Cuối cùng, chúng ta thấy, mỗi đại từ đó chỉ để xưng hoặc gọi một người thôi, một anh, một chị, một ông ấy, một cô ấy hay một món đồ cho nên ta gọi chúng là số ít.
Sửa lần cuối: