Nhờ tư vấn máy chủ Dell EMC PowerEdge T40

kai234

✩✩
Không biết có hỗ trợ resize, đổi định dạng ổ đĩa ảo giống như vbox không bạn?
Dùng thì mới biết được chứ bác. Em mới mò nghịch 1 lần bật lên xong lại tắt do xung đột với giả lập android
 
Dùng thì mới biết được chứ bác. Em mới mò nghịch 1 lần bật lên xong lại tắt do xung đột với giả lập android
Thực ra còn tùy trình giả lập bạn đang dùng :D


Bluestack thì ko support Hyper-V. Trong khi đó Memu thì dùng Hyper-V :D
 

kai234

✩✩
Thực ra còn tùy trình giả lập bạn đang dùng :D


Bluestack thì ko support Hyper-V. Trong khi đó Memu thì dùng Hyper-V :D

Em toàn dùng Nox thôi. Nó xung đột bật hyper V với bật giả lập là ăn ngay quả màn hình xanh huyền thoại
 

movingon

✩✩
Cài được Macos ko bác nhỉ?
Không nhé!
Bác có thể tìm và tải các máy ảo macOS được port từ VMware Fusion (chỉ chạy trên macOS) qua VMware Workstation (chỉ chạy trên Windows) để xài cho biết, nhưng hiệu năng cực kỳ tệ
 

newday90

✩✩
Like phát ;) bác có tâm vãi, bài viết rất chi tiết luôn. Máy Ảo - hẳn anh em khi nghe tới từ này sẽ nghĩ ngay tới VMWare hoặc Virtual box là 2 phần mềm tạo máy ảo mạnh mẽ và thông dụng nhất. Tuy nhiên không thể không nhắc tới 1 ông lớn khác đó chính là Hyper-V, đây chính là công nghệ ảo hóa thế hệ kế tiếp dựa trên hypervisor, khai thác phần cứng server 64-bit thế hệ mới (Hyper-V chỉ chạy trên nền HĐH server 64-bit và CPU 64-bit có tính năng ảo hoá) và có nhiều cải tiến quan trọng, là thành phần quan trọng trong được tích hợp với các công cụ quản lý server quen thuộc trên Windows.
Mình vẫn chọn vbox, lý do: quen
 
Đây bác. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn anh em cách tạo 1 máy ảo trên Windows 10 mà không cần phải cài đặt phần mềm bên ngoài.

Đầu tiên anh em hãy kiểm tra xem máy mình đã bật ảo hóa trong BIOS chưa nhe, anh em click chuột phải vào Task Manager - Performance tìm vào Virtualization "Enabled" là được.

4720243_TaskManager.jpg


Tiếp theo, anh em vào PowerShell / Run As Administrator và gõ vào dòng lệnh sau:


Code:
DISM /Online /Enable-Feature /All /FeatureName:Microsoft-Hyper-V

4720228_Enable_HyperV.jpg


Sau đó anh em khởi động lại máy và vào Start / Mở Hyper-V Manager lên

4720230_hyper1.jpg



Tiếp theo anh em vào "New => Virtual machine => Next"

4720232_hyper3.jpg


Sau đó anh em sẽ chọn tên của máy ảo, ở đây mình chọn là "May ao cua Thy Thy" và Next

4720233_hyper4.jpg


Sau đó, anh em sẽ chọn loại máy ảo, trong đó:


+ Generation 1 hỗ trợ Windows 32-bit và 64-bit, phù hợp với các phiên bản cũ hơn của HyperV, và cũng phù hợp với các hệ điều hành từ Windows 8 trở xuống hoặc Windows server 2008 trở xuống.
+ Generation 2: chỉ hỗ trợ các hệ điều hành Windows 8 và Windows Server 2012 64bit, có hỗ trợ BIOS UEFI

4720234_hyper5.jpg


Ở đây mình chọn Gen1, vì mình dùng Win7 32bit => Next
Tiếp theo mình sẽ chọn dung lượng RAM cho máy ảo, ở đây mình chọn " "Use Dynamic Memory " điều này có nghĩa là máy ảo sẽ sử dụng dung lượng RAM theo nhu cầu của nó và dựa trên dung lượng RAM của máy thật. sau đó "Next"


4720235_hyper6.jpg


Bước tiếp theo chúng ta sẽ cấu hình mạng: ở đây mình đã cấu hình sẵn 1 card mạng, nếu không anh em có thể chọn Default Switch (tương tự NAT bên VMWare)

4720229_hyper.jpg


Ở bước tiếp theo, anh em sẽ tiếp tục cấu hình ổ cứng cho máy ảo, ở đây mình tạo mới nên mình chọn "Create a virtual hard disk", chọn dung lượng ổ cứng và chọn nơi lưu ổ đĩa, ngoài ra nếu anh em có những ổ cứng của máy ảo khác trên Hyper V cũng có thể import tại bước này.
Sau khi xong anh em bấm Next

4720237_hyper8.jpg


Bước tiếp theo, anh em sẽ chọn cài hệ điều hành cho máy ảo, chúng ta có những sự lựa chọn như:
Install an OS later: cài máy ảo sau
Install an OS from CD/DVD: anh em có thể cài từ đầu CD/DVD trong máy hoặc sử dụng các file ISO
Install an OS from a bootable floopy disk: cài os từ đĩa mềm
Install an OS from network-based installation server: cài từ mạng.
Ở đây mình chọn cách cài từ file ISO là dễ nhất, anh em chỉ việc chọn đường dẫn tới file ISO và chọn Next

4720238_hyper9.jpg


Cuối cùng, anh em chỉ cần bấm finish là xong

4720239_hyper10.jpg


Để bật máy ảo, anh em có click chuột phải vào máy ảo và chọn Start

4720240_hyper11.jpg


Sau khi bấm sẽ hiện ra giao diện cài windows như bình thường.

4720241_hyper12.jpg


Cuối cùng, Microsoft cũng hỗ trợ cho anh em tạo nhanh một máy ảo với 4 tùy chọn có sẵn, anh em chỉ việc chọn và đợi Hyper V tải về là xong.

4720231_hyper2.jpg


4720340_hyper13.jpg
Con i7-870 làm được ko bác nhỉ?
 
Like phát ;) bác có tâm vãi, bài viết rất chi tiết luôn. Máy Ảo - hẳn anh em khi nghe tới từ này sẽ nghĩ ngay tới VMWare hoặc Virtual box là 2 phần mềm tạo máy ảo mạnh mẽ và thông dụng nhất. Tuy nhiên không thể không nhắc tới 1 ông lớn khác đó chính là Hyper-V, đây chính là công nghệ ảo hóa thế hệ kế tiếp dựa trên hypervisor, khai thác phần cứng server 64-bit thế hệ mới (Hyper-V chỉ chạy trên nền HĐH server 64-bit và CPU 64-bit có tính năng ảo hoá) và có nhiều cải tiến quan trọng, là thành phần quan trọng trong được tích hợp với các công cụ quản lý server quen thuộc trên Windows.
Hyper v được cái chạy ổn định đối với việc các máy khác kết nối đến. Nhưng thao tác copy file từ máy chính sang phải dùng lệnh chứ ko trực quan. Khâu backup, restore sang máy khác cũng phải để ý chứ ko rất mất thời gian.
 

cafebxl

✩✩
Hyper v được cái chạy ổn định đối với việc các máy khác kết nối đến. Nhưng thao tác copy file từ máy chính sang phải dùng lệnh chứ ko trực quan. Khâu backup, restore sang máy khác cũng phải để ý chứ ko rất mất thời gian.
Em dùng win 10 pro, bác copy trong máy ảo và ra máy chính paste luôn và ngược lại cũng được mà.
 

movingon

✩✩
Trên server 2016 ko copy paste được bác ạ.
Được nhưng phải enable Guest Services và remote bằng Enhanced Session.


Trên này chỉ phù hợp giới thiệu công nghệ, còn bàn sâu, so sánh Hyper-V với VMWare workstation hay VirtualBox, đọc xong hãi.


Hyper-V nó là Hypervisor Type 1, mục đích khác Vmware workstation hay VirtualBox. Client HV trên Win10 ko khác biệt nhiều so với server, chỉ có mục đích là khác.
 
Top