Những bài thơ hay về nghề giáo ý nghĩa

Những bài thơ hay về nghề giáo ý nghĩa? Thơ về thầy cô giáo? Thơ nhà giáo 20/11?


nhung-bai-tho-hay-ve-nghe-giao-y-nghia-1.png

Có những bài thơ nào ý nghĩa về nhà giáo nhỉ?

Ai trong mỗi chúng ta mà chẳng có thầy, cô giáo đã từng dạy dỗ, chỉ bảo. Và Việt Nam ta là một đất nước nổi tiếng về “tôn sư trọng đạo” do vậy mà hàng năm có một ngày dành riêng cho nghề nhà giáo đó là ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Đây là ngày lễ hộicủa ngành giáo dụcvà là Ngày nhà giáo, Ngày"tôn sư trọng đạo"nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục. Và bài viết này vforum sẽ gửi đến các bạn Những bài thơ hay về nghề giáo ý nghĩa? Sau đây hãy cùng vforum tìm hiểu nhé.


Những bài thơ hay về nghề giáo ý nghĩa



1.Nhà Thơ Và Nhà Giáo


Đã mòn dăm viên phấn
Đời ấy - đã mòn đâu
Mai ngày xanh cây lá
Xanh ngát trời - ơn nhau


Ta - theo trăng ngàn núi
Người - rộng nước trăm sông
mơ ngày xuân nắng ấm
lòng se se gió đông


Cũng là tằm là kén
thì cứ trả nợ dâu
ai về khoe áo lụa
vàng một chút trong nhau


Chiều
phố người rộn rã
chợt nhớ góc trời xưa
Đời riêng, chung là thế
Tìm hạt nắng trong mưa...

Bài thơ được viết với thể thơ tự do, kết câu và ý nghĩa của các từ khá là khó hiểu. Nhưng chung quy lại ý nghĩa của nó hướng đến là một người đang nhớ về nghề nhà giáo của mình, nhớ áo lụa, nhớ góc trời xưa, nhớ viên phấn mòn.


2. Tặng Vợ Nhân Ngày Hiến Chương Nhà Giáo


Ví như,
Em chẳng làm nghề giáo.
Anh vẫn chúc em nhân dịp Hiến chương.
Điều giản đơn, lẽ thông thường,
Em là cô giáo của các con yêu quý.


Trăn trở trong anh từ lâu ý nghĩ,
Ai đó nhầm chăng khi đã đặt tên,
Lớp vỡ lòng là lớp đầu tiên,
Và cô giáo là “Cô vỡ lòng” em nhỉ?


Không “Cô vỡ lòng” là người mẹ yêu quý,
Dạy các con bài học đầu đời.
Dạy ăn, nói, đứng, đi, suy nghĩ, khóc, cười...
Vạch từng nét từ bước đi chập chững.
Thôi, triết tự làm chi thêm mất hứng.
Tâm sự ta đơn giản vô cùng!
Cám ơn em – cô giáo vỡ lòng,
Của các con yêu quý!


Bài thơ là tình cảm của người chồng dành cho người vợ. Mặc dù người vợ không phải là nghề giáo như người chồng vẫn xem như là cô giáo của các con nhỏ yêu quý và gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến người vợ nhân ngày 20/11.

3. Con Nguyện Khắc Ghi


Cha Mẹ tảo tần sinh dưỡng con
Thầy Cô cho chữ - sáng tâm hồn
Đầu đời mỗi bước - Cô dìu dắt
Cuối cấp từng năm - Mẹ gắng tròn
Khôn lớn - tóc Thầy thêm bạc trắng
Trưởng thành - má Mẹ bớt hồng son
Công lao trời bể Thầy - Cha, Mẹ
Con nguyện khắc ghi sống vẹn tròn.


Bài thơ thể hiện lòng biết ơn của người học trò, xem thầy cô như là người cha, người mẹ thứ hai của mình vậy. Bài thơ như một lời cảm ơn sâu sắc đến công lao của thầy cô đã ân cần day dỗ các thế hệ học sinh ngày càng phát triển..

4. NGHỀ GIÁO


Có nghề nào hạnh phúc đến thế chăng?
Nghề mình đó với bảng đen phấn trắng,
Gieo yêu thương vào tâm hồn trong trắng,
Mang đến cho đời nhiều hoa trái ngát hương.
Có nghề nào nhắc đến bỗng thấy thương?
Cuộc sống dù nghèo, áo mặc cần phải đẹp,
Suy nghĩ thật nhiều, khi chỉ mua đôi dép,
Thon thót giật mình khi hàng xóm cưới xin.
Có nghề nào nhẫn nhịn đến khó tin?
Mọi chuyện thầy luôn sai còn phụ huynh thì đúng,
Không dám đôi co vì mình là người công chúng,
Tích uất ức vào lòng sinh bệnh tật quanh năm.
Có nghề nào luôn bận bịu quanh năm?
Đi dạy cả tuần ngày nghỉ làm giáo án,
Dạy quanh năm chẳng tham quan du lịch,
Lúc hè về, tiền ít khó đi tour.
Có nghề nào bị ném đá te tua,
Hơi một tí lên truyền hình, báo chí,
Họ từng là học trò sao ném đá thầy mạnh thế,
Thầy cô oằn mình chịu rìu búa cựu học sinh.
Có nghề nào con cái sợ phát kinh?
Chẳng dám theo nghề mẹ cha nuôi mình lớn,
Bộ đội, công an, ngân hàng, doanh nghiệp lớn,
Bố mẹ về, con kế nhẹ nhàng thay.
Có nghề nào chịu trăm đắng ngàn cay?
Dạy thêm ngoài giờ bị coi là vi phạm
Thầy cô nào cũng "quyền rơm vạ đá",
Chẳng dám mắng học trò khi chúng hỗn, chúng hư.
Có nghề nào sống khép nép như SƯ,
Bởi bất cứ khi nào cũng thành người vi PHẠM,
Tặc lưỡi, tại số trời, coi như mình bị hạn,
Chẳng có lỗi gì vẫn xin lỗi để được yên.
Cần hiểu rằng, thầy cô chẳng là tiên,
Cũng uống, ăn, buồn, vui như người khác,
Cần sự cảm thông cùng sẻ chia gánh vác,
Cùng thầy cô vun trồng cho trái ngọt hương thơm.
Có nghề nào nghe thấy đến là thương?
Gắn bó cuộc đời bằng bảng đen phấn trắng,
Dẫu cuộc đời nhiều thay đen đổi trắng,
Nhưng tấm lòng thầy chẳng đổi trắng thay đen.
Có nghề nào nhiều đổi mới thế không?
Cả thầy trò vần xoay trong cơn lốc,
Người bảo dở, kẻ bảo hay nhưng học trò vẫn học,
Thầy như thỏi thép hồng nằm "dưới búa - trên đe".
Mỗi đông về sương giá, lạnh tái tê,
Thầy vẫn ấm vì tình yêu của những người trò nhỏ,
Là động lực giúp thầy vượt muôn ngàn gian khó,
Vững lái con đò, đưa em đến bờ vui.


Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng khẳng định: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh.

5. Thơ Ngày Nhà Giáo


Cầm bút lên định viết một bài thơ
Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo
Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo
Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.


Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ
Đâu là cha, là mẹ, là thầy…
Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…
Biết bao giờ con lớn được,
Thầy ơi !


Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”
Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người .


Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu
Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh
Cửa sổ xe ù ù gió mạnh
Con đường trôi về phía chẳng là nhà…


Mơ màng nghe tiếng cũ ê a
Thầy gần lại thành bóng hình rất thực
Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra.Em vẫn thường nhắc đến mùa thu
Bông cúc vàng cánh mềm như tuổi nhỏ
Bài tập đọc năm nao em còn nhớ
Dẫu bây giờ em đã biết làm thơ


Đọc chữ O cô dặn phải tròn môi
Chỉ vậy thôi, chao ôi, sao mà khó!
Lỗi tại con chuồn chuồn cánh đỏ
Mải rong chơi nên em chẳng thuộc bài


Chỉ mỗi chữ O em đọc sai
Dường như cô già đi mấy tuổi
Đến khi em hiểu điều đơn giản ấy
Cô giáo ơi, tóc cô bạc hết rồi!


Em hiểu, mỗi sợi tóc đổi màu kia
Là một lớp người lớn lên và biết sống
Mặt đất như trời xanh mơ mộng
Bông cúc vàng nên buổi sáng vô tư.


Khởi đầu cho một chuyến đi xa
Lối trường cũ thoảng hương cỏ mật
Bài tập đọc khóa bình minh thứ nhất
Cả cuộc đời cô dõi bóng theo em ...


Bài thơ giúp tả cảm nhận được hình ảnh thầy cô là người đã dạy ta nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi lớn hơn một chút, thì mới hiểu ra được sự ân cần của cô, khi cầm tay ta uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy ta biết viết mà là sự nỗ lực, cố gắng, sự yêu thương học trò hết mực.


nhung-bai-tho-hay-ve-nghe-giao-y-nghia-2.png



6. Người lái đò


Một đời người - một dòng sông...
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
"Muốn qua sông phải lụy đò"
Đời người muôn bước cậy nhờ người đưa...


Tháng năm dầu dãi nắng mưa
Con đò trí thức thầy đua bao người.
Qua sông gửi lại nụ cười
Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.


Con đò mộc - mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,
Khúc sông ấy vẫn còn đây
Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông...


Nghề giáo được ví như con đò và thầy cô được xem như là người lái đó. Thầy cô giáo là những người lái đò cần mẫn, chở biết bao thế hệ học trò cập bến đỗ tương lai. Chuyến đò ấy chở biết bao tri thức và tình cảm, đong đầy tâm huyết và công sức của các thầy, cô.


7. NGHỀ GIÁO VINH QUANG


Nghề Nhà giáo muôn đời vẫn vậy
Tiễn trò đi là thấy vinh quang
Một nghề cao quý đàng hoàng
Mỗi năm một chuyến "đò ngang" gửi lòng


Mặc dù vậy không mong báo đáp
Chẳng ngại ngần bão táp mưa sa
Thương trò tình nghĩa ruột rà
Trồng cây chỉ muốn nở hoa đẹp đều


Mặc trời đất bao điều năng động
Sự biến thiên cuộc sống luân hồi
Đời người từ lúc nằm nôi
Đến khi nhắm mắt mới thôi học thầy


Chẳng so tính nơi đây nới đó
Yêu thầy cô để tỏ hiền tài
Kiến thức không của riêng ai
Chỉ cần chăm chỉ miệt mài tu nhân


Ngày hiến chương muôn lần ghi tạc
Nghĩa thầy trò không khác cha con
"Trăm năm bia đá thì mòn"
Ơn thầy dạy dỗ lòng son vững bền.


“Nghề giáo”, hai từ thiêng liêng ấy lúc nào cũng ngân vang lên trong suy nghĩmỗi người. Nghề giáo là một nghề rất vinh quang, không những giúp giúp cho những em nhỏ có thể học tập tốt, trưởng thành, nên người trở thành người có ích cho xã hội. Mà còn góp phần giúp đất nước phát triển mạnh hơn.

8. NGƯỜI TRỒNG CHỮ


Có những nghề dập vùi trong tâm trí
Giữa bon chen đời yêu mến tôn thờ
Có con người hạnh phúc rất đơn sơ
Chọn nuôi trẻ, đưa đò làm lẽ sống!


Hi sinh ấy đáng được đời trọng vọng
Hiến dâng mình vì nòi giống Tiên Rồng
Cho mỗi ngày xanh rừng chữ Cha Ông
Để đời ngát hương, con Hồng cháu Lạc!


Cho hôm nay rộn rã vang bài hát
Tận núi rừng đến biển đảo khơi xa
Từ thị thành đến thôn bản bao la
Ôi đẹp sao giai điệu nghề cao quý!


Lấy tinh thần dệt bài ca thâm thúy
Đem nhân tâm thêu lý trí nhân văn
Đời văn minh gương tiến bộ công bằng
Sứ mệnh kia thuộc về người trồng chữ!


Cả dân tộc hướng về nghề nghĩa cử
Ngày tôn vinh, đời cao quý vinh quang!


Lúc còn ấu thơ, chắc ai ai cũng ngỡ rằng chỉ có cha mẹ là cho ta tình cảm nhiều nhất. Nhưng không! Thời gian cứ trôi lặng lẽ và từ khi được cắp sách tới trường thì ta mới nhận ra được rằng tình cảm của “người trông chữ” cũng như tình cảm của cha mẹ dành cho ta vậy. Tác giả sử dụng từ người trông chữ để nhấn mạnh công ơn dưỡng dục của thầy cô.

9. NGHỀ "ƯƠM TRỒNG"


Không quản ngại đêm ngày mưa nắng
Dẫu nhọc nhằn cũng chẳng kể công
Mải mê lặng lẽ "ươm trồng"
Chèo, đưa trò nhỏ qua sông giúp đời


Lòng nặng trĩu đầy vơi trăn trở
Biết chẳng giàu nhưng lỡ yêu nghề
Để rồi thoả nguyện đam mê
Cho dù nghèo khó không hề tiếng than


Xin được tặng cả ngàn câu chúc
Đến Thày Cô nơi bục giảng đường
Những lời đẹp đẽ yêu thương
Hãy vì trò nhỏ...mái trường thân yêu.


Dạy học là một nghề khó và đôi khi đem lại cho ta sự mệt mỏi. Đôi khi nó còn là một sự chán nản, bởi vẫn còn đâu đây những học sinh lười học hỗn láo hay những lời nói hơi khuyết từ phía phụ huynh… . Nhưng đó chỉ là những nỗi buồn thoáng qua bởi quanh chúng ta có rất nhiều sự tin yêu, kính trọng của các thế hệ học trò

10. XIN LỖI CHỒNG VÌ VỢ LÀ GIÁO VIÊN


Xin lỗi chồng vì vợ là giáo viên
Cứ tưởng rằng con thuyền xuôi mát mái
Nhưng chồng ơi, tình đời sao ngang trái
Vợ giáo viên chồng cực đến trăm bề


Sáng đến trường giờ lên lớp lê thê
Vợ dạy hết lớp này sang lớp nọ
Trưa ở lại căn tin ăn tạm bợ
Con chẳng ai lo, lại đến tay chồng


Trưa nghỉ ngơi vất vưởng cũng chạnh lòng
Đầu giờ chiều, lại lo đến tiết
Vợ hòa mình cùng trò yêu mải miết
Bài học chưa hoàn thành, trò đợi ngày mai


Hoàng hôn buông trên nẻo đường dài
Vợ chạy nhanh lên đường về tổ ấm
Ở nơi ấy chồng, con đang trông ngóng
Nồi cơm chiều đã toả nóng mắt cay


Chén cơm vội vàng ăn chẳng kịp no ngay
Vợ lại phải soạn bài, mai lên lớp
Đổi mới, chủ đề, giáo dục chưa tính trước
Vợ cùng đồng môn phải mò mẫm khảo tra


Nửa đêm trường vợ mới trải mình ra
Người uể oải vì tháng ngày vất vả
Vợ giáo viên chồng "chẳng lo gì cả"
Chỉ lo kiếm tiền và thay vợ chăm con


Tháng năm qua cuộc sống vợ mỏi mòn
Thương chồng con nhưng biết làm sao được
Bởi yêu nghề thuở nhỏ từng ao ước
Vợ suốt đời bám đuổi một giấc mơ


Xin lỗi chồng vợ giáo viết vần thơ
Cùng chia sẻ và mong người thông cảm
Lỡ lấy vợ giáo viên người ơi, khổ lắm
Chẳng biết làm sao cho hạnh phúc đong đầy.


Bài thơ là lời xin lỗi của người vợ làm nghề giáo viên gửi đến người chồng. Vì làm giáo viên tất bật cả ngày cho nên không có thời gian dành cho gia đình, chăm sóc chồng con chu đáo, bởi vì trên trường “dạy hết lớp này đến lớp khác” và qua bài thơ người vợ mong chồng hãy thông cảm cho mình.


nhung-bai-tho-hay-ve-nghe-giao-y-nghia-3.png


11. EM ƠI! ĐỪNG NÓI THẾ


Sao lại thế ! Em ơi đừng nói thế
Thương em nhiều mà chẳng thể sẻ chia
Để thay em thức khuya và dậy sớm
Đôi vai gầy tần tảo gánh trẻ thơ.


Tình của anh dành em vô bến bờ
Chỉ mong em dốc sức với tương lai
Lũ trẻ thơ yêu hình hài từng con chữ
Và cuộc đời lưu giữ trọn giấc mơ.


Đời anh đã tuổi thơ từng mê mải
Vần i tờ với bài học đầu tiên
Trang vở kia còn in dấu cô hiền
Ru anh vào cõi thần tiên mơ ước.


Chẳng thay được nhưng theo em từng bước
Sát cùng em tâm ước nguyện trồng người
Và ta cùng hưởng nụ cười hạnh phúc
Của bao người khi đến lúc trưởng thành.


Việc nhà ư ? Anh sẽ cùng chia sẻ
Chỉ mong em luôn vui khỏe tới trường
Trọn tình thương cho từng trang giấy nhỏ
Là anh vui vì đã có công mình.


Vui em nhé cho tình đời mãi sống
Gắng ươm mầm cho nòi giống phồn hoa
Để đất nước vang khúc khải hoàn ca
Và muôn nhà luôn thuận hoà hạnh phúc !


Nếu ở trên là lời của người vợ thì bài thơ này là lời của người chồng nhắn gửi lại vợ mình rằng hãy yên tâm mà làm tròn bổn phận của một người giáo viên, “ươm mầm” thế hệ học trò giỏi để “đất nước vang khúc khải hoàn cả” và nhà nhà hòa thuận hạnh phúc.

12. NGHỀ THẦY


Đã trót cưu mang trót phận tằm
Bể dâu kết kén phải ươm tơ
Mặc cho đời đã mờ đen trắng
Vẫn giữ lòng son vẫn nồng nàn


Trót thân bảy nổi trót ba chìm
Giữa đời ô trọc chẳng ô danh
Vẫn giữ khuôn vàng ni thước ngọc
Mặc giữa ê chề trọng với khinh


Đã trót cưu mang phải nồng nàn
Đất nước đang cần lắm lời ru
Ru cho non nước luôn bền vững
Ru tuổi thơ ngây thấy cội nguồn


Đã trót cưu mang trót nồng nàn
Cho dù đang buổi cuối chiều buông
Mong manh sương gió mờ nhân ảnh
Bụi phấn vẫn vương tựa nhiễu điều...


“Nghề thầy” tựa đề khi đọc qua chúng ta đã cảm thấy được có nỗi niềm. Vâng ! Đúng như vậy, bài thơ là lời tự sự của người làm nghề giáo “đã trót” do vậy mà cần phải làm tròn bổn phận trách nhiệm của mình để lại cho đời những ngày tháng tươi đẹp.

13. NGHỀ SƯ PHẠM


Nghề sư phạm là nghề cao quý nhất
Trái đất này..bao đất nước phồn vinh
Cũng trải qua Lý Đại Hóa Số Hình
Anh Văn Sử Địa rồi Sinh vật học


Ai sinh ra tự nhiên mà biết đọc
Nét chữ đầu đời ai chăm sóc cho ta
Rồi các môn..xã hội..tự nhiên là
Điểm tựa vững..đưa phồn hoa đất nước


Nghề cao quý..Nghề thầy cô đứng lớp
Dựng xây đời..ươm được những mầm xanh
Ngày hai mươi tháng mười một vinh danh
Nghề sư phạm..trưởng thành cho tất cả.


Tác giả xem “Nghề Sư Phạm” tức nghề giáo viên là nghề cao quý nhất. Rất đúng, Bác Hồ của chúng ta cũng đã từng có những câu nói tương tự như vậy. Không có giáo viên thì ai dạy ta nên người, làm sao đất nước có thể phát triển.

14. Hoa và ngày 20-11


Nụ hoa hồng ngày xưa ấy
Còn rung rinh sắc thắm tươi
20-11 ngày năm ấy
Thầy tôi tuổi vừa đôi mươi


Cô tôi mặc áo dài trắng
Tóc xanh cài một nụ hồng
Ngỡ mùa xuân sang quá
Học trò ngơ ngẩn chờ trông...


Nụ hoa hồng ngày xưa ấy...
Xuân sang, thầy đã bốn mươi
Mái tóc chuyển màu bụi phấn
Nhành hoa cô có còn cài?


Nụ hoa hồng ngày xưa ấy...
Tà áo dài trắng nơi nao,
Thầy cô - những mùa quả ngọt
Em bỗng thành hoa lúc nào.


Chắc chắn rằng chúng ta sẽ không thể nào quên hình ảnh người cô, bởi lẽ, người cô không chỉ đơn thuần là người truyền đạt tri thức, trí tuệ mà còn đem đến cho học sinh những niềm vui, tình thương yêu và kĩ năng sống. Thử hỏi có nghề nghiệp nào vinh dự, tự hào, hạnh phúc như nghề dạy học không?


15. Kỷ Niệm Trường


Thức trắng bao đêm lo việc trường
Thương đàn em nhỏ nguyện làm gương
Bài văn giảng giải sâu tình lý
Phép toán trau dồi nặng phấn vương
Trí tuệ nâng cao tầm hiểu biết
Nhân tài phát triển sánh muôn phương
Một đời dốc sức dâng nghề dạy
Lớp lớp trò ngoan dưới mái trường.


Lớp lớp trò ngoan dưới mái trường
Khôn lớn, trưởng thành toả bốn phương
Lắm nữ giỏi nghề thành giám đốc
Nhiều nam thạo nghiệp đạt vinh cường
Kinh doanh, sản xuất - trong, ngoài nước
Cán bộ, chuyên viên - tỉnh, phố phường.
Mỗi dịp hè về cùng hợp tụ
Ôn lại chuyện xưa - kỷ niệm trường.


Một người học trò cũ về thăm lại mái trường nhân ngày “kỷ niệm trường” với tâm trạng bồi hồi, xao xuyến nhớ lại những hình ảnh quen thuộc khi xưa và qua bài thơ cũng nói lên lòng biết ơn đối với thầy cô giáo khi xưa đã dạy dỗ chỉ bảo ta nên người.




nhung-bai-tho-hay-ve-nghe-giao-y-nghia-4.png


16. Lang Thang


Đã lâu rồi chẳng dám ghé về trường
Những luyến thương một thời cố khép lại
Nhưng dư âm vẫn còn hoài ấm mãi
Lại bùng lên như đốm lửa vừa nhen


Dạo một mình trong chiều trên lối quen
Lặng nghe gió chớm đông se se lạnh
Tà áo mỏng mong manh không đủ tránh
Buôn buốt niềm nhung nhớ gọi tên anh


Dạo một mình giữa muôn ngàn lá xanh
Mênh mông gió và thênh thang hoài niệm
Này đây hương của ngàn đêm trìu mến
Này đây hoa của muôn sắc thanh xuân


Anh về đâu nẻo đường ấy có gần
Có nghe gió đang gọi ngày xưa ấy
Từng góc phố con đường kia vẫn vậy
Em lang thang nhặt hoài niệm đầy tay

17. Nhớ Mãi


Nhớ mãi không quên những mái trường
Thầy Cô dìu dắt vạn niềm thương
Bao năm gắn bó tình sâu nặng
Một thuở không rời nghĩa vấn vương
Tri thức Cô rèn lan khắp nẻo
Đức tài Thầy luyện toả muôn phương
Em nay khôn lớn ơn Cha Mẹ
Công đức Thầy Cô - đã dẫn đường.


18. Tiếng Thầy


Ấm mãi lòng tôi một tiếng thầy
Xa rồi - ngày ấy - vẫn còn đây
Ước mơ - thầy luyện nâng tri thức
Hoài bão - cô rèn chắp cánh bay
Khôn lớn nhiều em thành nghiệp giỏi
Trưởng thành lắm bạn đạt nghề hay
Trồng người công việc vinh quang ấy
Nghĩa nặng, ơn sâu - một tiếng thầy.


19. Kỷ Niệm


Các bạn xem bao nhiêu năm qua rồi
Mà cứ ngỡ vẫn còn như ngày ấy
Ta mười lăm cuộc đời giơ tay vẫy
Trang sách hồng lấp lóa ánh trăng soi


Ba mấy năm... như một thoáng vừa trôi
Rời Nguyễn Trãi hòa dòng đời mải miết
Bàn ghế nhớ lũ học trò tinh nghịch?
Tình bạn xưa năm tháng có phôi phai?


Lớp mười E... chúng ta còn những ai
Đây bạn Côi mắt lá dăm cười tít
Bí thư Liêm luôn dịu dàng, chân chất
Lớp trưởng Hằng đôi má lúm... vẫn xinh


Nhắc với nhau những kỷ niệm thời mình
Bao năm tháng thương hoài ngày sơ tán
Nhiều gian khó vẫn có tôi có bạn
Ngồi với nhau câu chuyện cũ rưng rưng


Thầy Mầu đây một nấm đất khiêm nhường
Giữa đồng xa... mong manh từng cơn gió
Trời xanh quá non tơ những lá cỏ
Lũ học trò đứng lặng khói hương bay...
Nhớ vô cùng thuở được thầy dắt tay


20. Tròn Nghiêm Đạo Trời


Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam [20/11]
Lục - bát khuyên trẻ, thơ làm đôi câu
Công Cha - nghĩa Mẹ thâm sâu
Ơn Thầy cũng sánh non cao, bể ngàn
Mẹ - Cha mong trẻ hiền ngoan
Thầy mong trò giỏi rỡ ràng tương lai
Hy sinh thầm lặng tháng ngày
Mẹ - Cha vất vã đắng cay chẳng sờn
Thầy dạy tâm lực hao mòn
Hành trang trí tuệ trao con vào đời
Mấy lời nhắn nhủ con ơi!
Học hành biếng nhác, chây lười ích chi
Mai sau chẳng biết lảm gì?
Bởi chân dốt nát khó trì nuôi thân
Nói chi đến việc Quốc Dân
Nói chi đến chuyện tiến thân với người!
Siêng năng, cần mẫn con ơi!
Gương xưa hiếu học sáng ngời đến nay
Đĩnh Chi, Vĩnh Ký*… hiền tài
Dốc lòng đèn sách chẳng hoài truân chuyên
Con ơi! ghi nhớ trọn niềm
“Cố công mài sắt nên kim có ngày”
Mới mong ĐỀN ĐÁP ƠN THẦY
CƠM CHA - ÁO MẸ những ngày bút nghiên


nhung-bai-tho-hay-ve-nghe-giao-y-nghia-5.png



Trên đây là bài viết về Những bài thơ hay về nghề giáo ý nghĩa? Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích các bạn có thêm nhiều kiến thức về thơ hay trong kho tàng văn học Việt Nam.

Xem thêm: Top những bài thơ hay về cha (thơ về bố) hay nhất ý nghĩa
 
  • Chủ đề
    thơ tho hay thơ nghề giáo thơ nhà giáo
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,756
    Bài viết
    467,591
    Thành viên
    339,853
    Thành viên mới nhất
    THPT Lí Thường Kiệt
    Top