Những cách mở bài bài thơ Tây Tiến hay nhất - 6 mở bài

Tây Tiến” là một sáng tác của nhà thơ Quang Dũng, được in trong tập “Mây đầu ô” (1986). Những dòng thơ dạt dào cảm xúc trong “Tây Tiến” gợi người đọc liên tưởng đến hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân đầy gian lao, suy ngẫm và chia sẻ những cảm xúc của nhân vật trữ tình hay cũng chính là nỗi lòng nhà thơ khi nghĩ về đồng đội, về miền núi rừng hùng vĩ mình đã từng gắn bó. Dưới đây là những cách mở bài bài thơ “Tây Tiến” hay nhất các bạn có thể tham khảo để bài viết của mình sống động và hấp dẫn hơn.


mo-bai-tay-tien.jpg

Dưới đây là 6 cách mở bài khác nhau cho bài Tây Tiến, tùy vào yêu cầu của đề bài thì các bạn có thể tham khảo và viết cho những bài cụ thể, còn những cách mở bài dưới đây là những cách chung cho phần cảm nhận bài thơ

Quang Dũng là một cây bút nổi bật của thơ ca hiện đại Việt Nam. Trong tài sản văn chương đặc sắc của mình, “Tây Tiến” là một bài thơ nổi bật được nhiều người biết đến. Cảm nhận về bài thơ này, GS Hà Minh Đức từng chia sẻ: “Tây Tiến là một sáng tác có giá trị về tư tưởng, về nghệ thuật. Bài thơ được viết ra với những màu sắc thẩm mỹ phong phú. Có cái đẹp hùng tráng của núi rừng hiểm trở, và vẻ đẹp bình dị, nên thơ của cuộc sống nơi bản làng quê hương, có cảm hứng mạnh mẽ hòa hợp với chất trữ tình nhẹ nhàng mềm mại trong thơ. Khi viết văn cảm nhận bài thơ “Tây Tiến”, để có thể gây ấn tượng với người đọc ngay từ những câu văn đầu, mở bài chau chuốt và sáng tạo là một điều cần lưu ý. Những mở bài hay nhất cho bài thơ “Tây Tiến” dưới đây có thể là những gợi ý giúp bạn phát triển nhiều ý tưởng. Chúc các bạn thành công!

MỞ BÀI SỐ 1 CHO BÀI LÀM CẢM NHẬN BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
Người lính, hình ảnh thân thương và rất đỗi cao cả ấy, đã đi vào thơ ca và làm trăn trở biết bao ngòi bút thi nhân. Hoàng Trung Thông từng viết: “Ta viết tiếp bài thơ báng súng/ Con lớn lên viết tiếp thay cha/ Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống/ Người hôm nay viết tiếp người hôm qua”. Nhà thơ, qua nhiều thế hệ, họ đã cùng nhau viết về những người lính, với những góc nhìn khác nhau. Quang Dũng cũng từng gửi tâm sự của mình qua những dòng thơ viết về người lính trong “Tây Tiến” – một bài thơ đặc sắc của thơ ca Cách mạng Việt Nam.

MỞ BÀI SỐ 2 CHO BÀI LÀM CẢM NHẬN BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
“Không có ong mật thì chẳng có mật ong, và không có hoa thì ong cũng chẳng thể làm ra mật. Không có nhà văn thì không có tác phẩm, tất nhiên cũng không thể có đời sống văn học…”. vfo.vn Thật vậy, người nghệ sĩ tâm huyết góp nhặt cái muối mặn, phù sa, hương sắc cuộc đời để rồi gửi cái hồn, cái nỗi lòng, tâm sự của mình vào từng câu thơ, trang văn nghệ thuật. Quang Dũng viết “Tây Tiến”, qua thơ ông gửi trọn nỗi niềm nhớ nhung, trân trọng khi nghĩ về những người lính, về đồng đội và miền đất đã từng một thời gắn bó ấy.

MỞ BÀI SỐ 3 CHO BÀI LÀM CẢM NHẬN BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
Buy- phông từng khẳng định: “Phong cách chính là người”. Qua giọng thơ ta có thể nhận ra người thơ. Chẳng ở đâu tìm được một tiếng thơ “sắc nhọn như thủy tinh gằn” của Tú Xương, tiếng thơ “thiết tha, rạo rực, băn khoăn” như Xuân Diệu, một hồn thơ chứa cả một thế giới Kinh Bắc nơi Hoàng Cầm. Và trong dàn đồng ca của những khúc tráng ca hào hùng thời kháng chiến chống Pháp, ta vẫn nhận ra một tiếng thơ vừa lãng mạn, phóng khoáng lại rất mực tài hoa như chính tâm hồn của người cầm bút vậy- Quang Dũng. Có thể nói: “Tây Tiến” là bài thơ thể hiện một cách đầy đủ nhất những điều ấy.

MỞ BÀI SỐ 4 CHO BÀI LÀM CẢM NHẬN BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
Giống như Thôi Hiệu và “Hoàng Hạc lâu”, nếu như nói mười tác giả tiêu biểu của văn học kháng chiến chống Pháp, có lẽ Quang Dũng sẽ không được gọi tên. Nhưng nhắc đến mười bài thơ tiêu biểu của thời kì này thì không thể không nhắc đến bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Cái phong vị rất riêng: vừa dung dị, vừa bay bổng, không đẽo gọt cầu kì mà lại mới lạ một cách đáng ngạc nhiên chính là điều giúp cho tác phẩm vượt qua trở ngại thời gian mà sống cùng người đọc đến giờ.

MỞ BÀI SỐ 5 CHO BÀI LÀM CẢM NHẬN BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
Có những vùng đất, chẳng phải quê hương mình nhưng vẫn thật luyến lưu khi rời xa. Xa rồi, tâm hồn cứ nhớ mãi về núi ấy sông ấy. Xa rồi, tâm tưởng cứ hiện về khắc khoải theo bóng dáng con người ấy. Ở làng Phù Lưu Chanh, cũng từng có người chiến sĩ Quang Dũng khắc nỗi nhớ lên trang giấy về miền vfo.vn quá khứ thân thương bằng những vần thơ trong “Tây Tiến”. Nỗi nhớ thương ấy đi từ nhà thơ, qua câu chữ, để truyền vào tâm tư người đọc, để ta cùng hòa điệu tâm hồn trong bản đàn nhớ Tây Tiến, nhớ quá khứ gắn bó nghĩa tình.

MỞ BÀI SỐ 6 CHO BÀI LÀM CẢM NHẬN BÀI THƠ “TÂY TIẾN”
Thơ ca cách mạng đã in dấu bao ngòi bút thơ chiến sĩ. Hòa mình vào công cuộc kháng chiến, tham gia chiến đấu nên nhà thơ cách mạng thấu hiểu đến tận cùng nỗi khó khăn, rung cảm sâu đậm trước mất mát và cất vang lời ca ngợi lòng dũng cảm xông pha. Rời quê hương để chiến đấu nơi xa xôi, Quang Dũng gắn bó với mảnh đất Tây Bắc bằng những ngày tháng hành quân bên đồng đội, bằng những nghĩa tình của khói cơm nếp quẩn quanh cùng gió sương. Đến khi phải rời xa, quá khữ thắm thiết nghĩa tình ấy vẫn ùa về để chảy tràn trong cảm xúc, cất thành lời thương lời nhớ trong “Tây Tiến” - nỗi nhớ khôn nguôi về thiên nhiên và con người trong cơn sóng trào thiết tha.
 
  • Chủ đề
    mở bài tây tiến tây tiến
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,723
    Bài viết
    467,534
    Thành viên
    339,845
    Thành viên mới nhất
    tranduongofficial
    Top