Những cách nói chào tạm biệt trong tiếng Anh phổ biến hay dùng

Những cách nói chào tạm biệt trong tiếng Anh phổ biến hay dùng
chao-tam-biet-trong-tieng-anh.jpg

Thông thường khi chào tạm biệt tiếng Anh các bạn thường chỉ sử 1 số từ hoặc cụm từ nhất định như Good bye, bye bye, see you soon.... Nhưng trong thực tế có rất nhiều cách chào tạm biệt khác nhau được sử dụng trong các trường hợp khác nhau mà bạn có thể sử dụng. Dưới đây mình xin liệt kê những cách phổ biến nhất

1. Goodbye: bản thân từ “Goodbye” lại là một trong những cách trang trọng nhất dùng để tạm biệt một ai đó. Ví dụ bạn vừa mới chia tay với người yêu, bạn vô cùng đau khổ, nói “goodbye” có nghĩa là bạn không bao giờ muốn gặp lại người đó nữa. Bởi vậy từ “goodbye” rất hiếm khi được sử dụng khi bạn chỉ muốn nói tạm biệt đơn thuần.

2. Bye: đây là cách cơ bản nhất dùng để nói tạm biệt. Nó ngắn, đơn giản và bạn có thể nói với bất cứ ai, không cần phân biệt trang trọng hay không trang trọng, bạn bè, người thân, đồng nghiệp, đối tác…

3. Bye bye: Cách chào này nghe có vẻ rất ngọt ngào và trẻ con, bởi vậy người ta thường tạm biệt trẻ con bằng cách nói “bye bye”. Thỉnh thoảng, người lớn cũng chào tạm biệt nhau như vậy nhưng chỉ khi họ đã biết nhau quá rõ, đang cố tán tỉnh hay tỏ ra dễ thương. Bạn sẽ không muốn nói “bye bye” với đồng nghiệp hay đối tác kinh doanh của bạn đâu, ắt hẳn họ sẽ nhìn bạn bằng ánh mắt kì dị lắm đây.

4. Farewell: Cụm từ này khá là trang trọng đây, nghĩa của nó khá là nặng, cỡ như “vĩnh biệt” vậy, như trên phim, những cặp trai gái yêu nhau nhưng không thể đến với nhau sẽ nói tạm biệt bằng “farewell”, bạn sẽ không muốn sử dụng từ này trong cuộc sống hàng ngày đâu.

5. See you later, see you soon, talk to you later: Cách chào này có thể được sử dụng thích hợp cho tất cả mọi người, từ đồng nghiệp cho đến bạn bè. Thường thường người ta sẽ nói câu này trước khi nói “bye”. Và nếu bạn đang nói chuyện trên điện thoại thì có thể nói “talk to you later”.
Cách chào này sẽ càng trở nên thông thường hơn khi bạn thay từ “you” bằng “ya”: see ya later, see ya soon, talk to ya later.

6. Later!: Cách chào tạm biệt này cũng khá thông dụng như “see you later”. Những người đàn ông thường chào tạm biệt nhau bằng cách nói “Later!”, ngoài ra bạn có thể thêm sau từ “later” những từ như “man, bro, dude, dear”. Ví dụ: “Later, man”

7. Take care, take it easy: Chào tạm biệt ai đó bằng “take care” vừa có thể là trang trọng vừa có thể không trang trọng. Nhưng người ta chỉ chào nhau bằng cách này đối với những người mà họ quan tâm hoặc biết rõ. Bạn có thể nói trực tiếp hoặc viết cuối thư, email. Còn về phần “take it easy” thì người ta hiếm khi sử dụng trong thời đại ngày nay, chỉ trong thập niên 50, 60 nhưng nó cũng nghĩa giống như “take care”.

8. Have a good ___: “Have a good day, have a good evening, have a good night” được sử dụng với người mà bạn không thực sự thân thiết như đối tác, khách hàng hay bạn của bạn bè.

9. Have a good one: Câu này cũng nghĩa tương tự như câu “have a good day” hoặc “have a good week”. Bạn sử dụng cách này để tạm biệt một cách thư giãn và thân thiện hơn nhưng một người lại cảm thấy rất khó chịu khi bạn chào tạm biệt họ như vậy bởi vì họ nghĩ chào tạm biệt bằng câu “have a good day” nghe có vẻ tốt hơn.

10. So long: Đây không phải là một cách phổ biến để nói tạm biệt ai đó, nhưng đôi khi bạn sẽ gặp câu này trên các bản tin tin tức hoặc một số nơi.

11. All right then: Cụm từ này cũng không thường được sử dụng rộng rãi nhưng một số người ở Nam Mỹ sử dụng nó. Đây là cách chào tạm biệt không trang trọng, rất thoải mái và khá thân mật.

12. I’ve got to get going, I must be going: Đây là một cách tốt để diễn tả ý định muốn rời đi của bạn khi ở đó có rất nhiều người. Sẽ rất là bất lịch sự khi bạn bỗng dưng nói “bye” và rời đi giữa cuộc đối thoại. Nói “I’ve got to get going” hay “I must be going” là một dấu hiệu để người khác biết là bạn chuẩn bị phải rời đi. Tùy thuộc vào hoàn cảnh mà bạn có thể giải thích lý do vì sao bạn phải rời đi. Ví dụ bạn có thể nói “I’ve got to get going. I have to pick my law-mother up at 7PM”. Nói như vậy còn thể hiện bạn thật sự rất muốn ở lại nhưng buộc phải rời đi.

13. I’m off: Đây là một cách không trang trọng khác để ra dấu hiệu với người khác rằng bạn chuẩn bị phải rời. Bạn có thể làm câu này nghe trở nên nhẹ nhàng hơn bằng cách nói “Anyway. I’m off” hoặc “Right then, I’m off”. Sử dụng những cụm từ như “anyway”, “right then” trước khi nói “I’m off” để cho người khác biết bạn đang chuẩn bị thông báo một điều gì đó bởi vì nếu nói “I’m off” quá đột ngột cũng khiến bạn trở thành người bất lịch sự. Và một lần nữa hãy giải thích lý do bạn phải rời đi.

14. I’m out, I’m out of here: Đây là một cách nói thông thường để người khác biết bạn chuẩn bị rời đi, thường được sử dụng giữa những người bạn. Lời nói này sẽ làm cho bạn nghe có vẻ rất vui khi rời đi bởi vậy hãy cẩn thận khi nào và nơi nào bạn nên nói vậy. Ví dụ, một học sinh có thể nói “I’m out of here” với bạn bè của nó vì nó vừa mới kết thúc buổi học và đang muốn về nhà.

15. I look forward to our next meeting: Đây là một cách nói rất trang trọng, phù hợp khi bạn muốn tiếp tục hợp tác làm ăn với ai đó. Nó làm cho người khác biết rằng, dù bây giờ bạn nói tạm biệt nhưng bạn vẫn sẽ giữ liên lạc với người đó.

16. It was nice to see you again, it was nice seeing you: Khi bạn gặp ai đó lần đầu, bạn thường nói “Nice to meet you”, vì vậy khi kết thúc bạn có thể nói “It was nice to see you again”. Bạn cũng có thể nói tạm biệt bằng câu này với người mà bạn đã biết.

17. Good night: Đây là một cách nói trang trọng để chào tạm biệt ai đó khi mà đã quá khuya khi mà mọi người về nhà để ngủ. Hãy nhớ rằng “Good morning, good afternoon, good evening” là dùng để chào hỏi, chỉ có riêng “good night” là dùng để chào tạm biệt.

18. I gotta jet, I gotta take off, I gotta hit the road, I gotta head out: Đây là một cách nói lóng của “I’ve got to get going”. “Gotta” là cách nói tắt của “got to”. Cũng giống như “I’ve got to get going”, khi bạn nói “I gotta jet” có nghĩa là bạn đã có một khoảng thời gian rất tuyệt vời và bạn cảm thất vô cùng hối tiếc khi phải rời đi.

19. Peace, peace out: Đây là một cách chào tạm biệt thông thường được sử dụng phổ biến trong thập niên 90. Một số người vẫn còn sử dụng đến ngày nay nhưng nó nghe có vẻ hơi lỗi thời. Nếu bạn bè của bạn không sử dụng từ này thì tốt nhất bạn cũng không nên sử dụng.

20. Smell you later: Đây là một phiên bản ngớ ngẩn của câu “See you later”. Nghe có vẻ vui tai chứ nhỉ? Nó ắt hẳn là một trông những điều ngớ ngẩn nhất mà một ông chú thường nói với những cháu trai hay cháu gái nhỏ của mình sau một bữa tối no nề và say khướt.

21. Adios: Đây là câu chào tạm biệt của người Tây Ban Nha. Người nói tiếng Anh thường dùng nó để chào tạm biệt bạn bè và thường kết hợp với những từ Tây Ban Nha khác, ví dụ “Adios, amigos”. Câu này có nghĩa là “tạm biệt, bạn của tôi”.

22. Ciao!: Còn câu này là từ Ý. Những người nói tiếng Anh chào tạm biệt bằng câu này nghe khá là sành điệu và có phần hơi tinh vi.

23. Au revoir: Không phải nói thì ắt hẳn bạn cũng biết câu “Au revoir” là của Pháp rồi phải không nào? Nghe rất lãng mạn nhưng người nói tiếng Anh thường sử dụng nó như một cách đùa giỡn. Ví dụ sau khi đã “ăn chơi trác táng” với bạn bè, bạn có thể giả vờ rất buồn khi phải rời đi, làm một bộ mặt buồn và nói “Au revoir!”

24. Sayonara!: Trong tiếng Anh thì chào tạm biệt bằng tiếng Nhật thường có chút liên quan đến phim hành động. Ví dụ, bạn có thể thấy trong phim, một anh hùng thường nói “Sayonara, sucker” trước khi nhấn một cái nút để thổi bay kẻ xấu xa. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể nói “Sayonara” với người mà bạn không hề mong muốn để gặp lại.

Tiếng Anh cũng thật là phong phú và đa dạng phải không các bạn. Hãy thử áp dụng những cách nói xin chào và tạm biệt trên thay vì sử dụng cách chào thông thường nhàm chán. Hi vọng các bạn sẽ thích những thông tin mà mình cung cấp. See you later!
 
  • Chủ đề
    chao tam biet chao tieng anh tiếng anh
  • Top