Những điều cần làm trước khi nâng cấp hệ điều hành Android

Đương nhiên thì việc có thể nâng cấp thiết bị đang sử dụng hệ điều hành Android của bạn lên một phiên bản hệ điều hành mới hơn là điều vô cùng tuyệt vời, không chỉ được những bản vá sửa lỗi, giúp cho hệ thống có thể hoạt động một cách trơn tru cũng như mượt mà hơn, mà còn là sự đón nhận và trải nghiệm những tính năng mới độc đáo, hấp dẫn mà Google mang đến, hay là một giao diện hoàn toàn mới mang một phong cách khác hẳn những gì mà bạn đã từng thấy trước đây.

Nếu bạn muốn một thiết bị hoạt động ổn định nhất có thể sau khi việc nâng cấp được diễn ra, tại sao không thử làm các bước dưới đây nhỉ? Có thể nó không đảm bảo chắc chắn rằng thiết bị của bạn sẽ không gặp bất kì một lỗi nào nữa, nhưng sẽ giảm xác suất gặp chúng xuống một cách tối đa.

1. Sao lưu dữ liệu

g-backup-620x548.png


Có một điều luôn được nhắc đến trước khi bạn làm bất kì sự thay đổi nào đến hệ thống của thiết bị mà mình đang sử dụng, chính là việc sao lưu dữ liệu. Với việc sao lưu được thực hiện một cách thường xuyên, đồng nghĩa với việc bạn sẽ cảm thấy an toàn hơn cho những thứ đang được lưu trữ trong máy, đó có thể là tài liệu trong công việc, hay những bức ảnh mà bạn chụp trong một chuyến đi chơi nào đó với cơ quan, hay gia đình...

Chúng ta không có thể biết trước được rằng lỗi sẽ xảy ra lúc nào trong quá trình sử dụng, nhưng chúng ta có thể bảo đảm an toàn cho chính những dữ liệu của mình thông qua việc sao lưu để phục hồi lại sau này một cách tương đối đầy đủ nhất.

2. Cắm sạc cho thiết bị trong quá trình cập nhật

android-charge.jpg


Trong số chúng ta, chắc chắn một điều chẳng có ai muốn thiết bị Android của mình bỗng dưng không thể sử dụng được trong khi nâng cấp một phiên bản nào đó của hệ điều hành, chỉ vì lí do là hết pin. Tuy nhiên, thì cũng không ít người chủ quan và quên đi vấn đề này, để rồi phải nhận những hậu quả đáng tiếc, trầm trọng nhất là khiến cho thiết bị của bạn không còn sử dụng được nữa.

Thông thường, dung lượng pin đảm bảo tốt nhất cho việc nâng cấp thường từ 70% trở lên, và để chắc chắn hơn, thì chúng ta nên cắm thiết bị vào nguồn điện trực tiếp lấy từ hệ thống điện đề phòng việc nâng cấp quá lâu, khiến dung lượng pin không đủ đáp ứng, và đương nhiên trong quá trình cài đặt, thì thời lượng pin còn lại không được thông báo, nên dù sao thì đề phòng trước vẫn tốt hơn.

3. Xóa bộ nhớ đệm và khôi phục cài đặt mặc định

factory-reset-primary-100363921-primary.idge.png


Có nhiều người cho rằng nâng cấp chỉ đơn giản là cập nhật các tập tin hệ thống lên một phiên bản mới hơn thì cần gì phải khôi phục lại cài đặt mặc định của thiết bị, hay là xóa bộ nhớ đệm. Thế nhưng, suy nghĩ này lại có vẻ hoàn toàn sai lầm khi mà vẫn có thể xảy ra sự xung đột về hệ thống giữa những tập tin không được và được cập nhật, và vấn đề này có thể được biểu hiện sớm thông qua việc thiết bị hoạt động với hiệu năng không ổn định sau khi nâng cấp, hoặc là dung lượng pin bị tiêu tốn nhanh hơn so với bình thường.

Trước khi bạn thực hiện cài đặt một phiên bản Android nào đó, thì sao lưu luôn là điều được thực hiện đầu tiên, vì thế mà dù có khôi phục cài đặt mặc định của thiết bị đi chăng nữa, thì những dữ liệu quan trong của bạn có thể khôi phục lại ngay lập tức. Vì thế mà chúng ta không có lí do gì để không làm thao tác trên nhằm đảm bảo một hệ thống hoạt động tốt hơn, đúng với điều mà chúng ta mong muốn ở một bản Android mới hơn.

Theo AndroidPit
 
  • Chủ đề
    android cần làm cap nhat nang cap truoc
  • VSupport

    Ngây thơ trong tối
    Điều quan trọng nhất là lên google search xem có lỗi gì không, đợi chuột bạch rồi hãy lên không nhiều khi bị lỗi lặt vặt ức chế lắm. Đợi bản fix thì lâu :troll2:
     
    Top