Những điều đáng mong đợi đối với nền tảng Android trong năm 2016

0-android-2016.jpg


Vậy là chỉ còn vài tiếng nữa thôi, năm 2015 sẽ trôi qua đồng nghĩa với một năm mới sắp đến – năm 2016. Trong suốt 12 tháng vừa qua, Android là một trong những mảng gây ấn tượng mạnh mẽ vô cùng lớn với thị trường di động nói riêng và giới công nghệ nói chung với hàng loạt những tính năng, những sự cải tiến được Google mang đến cho người dùng. Tuy nhiên, dường như nhiêu đó vẫn chưa đủ làm thỏa mãn các khách hàng khó tính của họ khi vẫn còn đó những niềm, những niềm hi vọng vào một thế giới mới hơn nữa, và chúng ta sẽ cùng xem thử những người dùng Android hiện nay mong muốn điều gì ở chính nền tảng của họ trong năm 2016 tới đây

Android N

1-android-n.jpg

Mặc dù đến thời điểm này, Android M với phiên bản Android 6.0 Marshmallow vẫn chưa được hoàn toàn phân phối một cách rộng rãi tới người sử dụng khi mới chỉ có lẻ tẻ vài thiết bị được trải nghiệm chúng, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc sự xuất hiện cùng những tin tức nóng hổi của phiên bản kế tiếp – Android N không có sức hút với cộng đồng, mà ngược lại, mọi ánh mắt bắt đầu đổ dồn vào những tính năng sẽ được Google mang đến cho đứa con tiếp theo của mình.

Tính đến thời điểm hiện tại, không có quá nhiều những thông tin về Android N xuất hiện ngoài việc gần như chắc chắn nền tảng này sẽ mang đến việc hỗ trợ một cách đầy đủ giao diện người dùng với khả năng hiển thị màn hình được chia đôi trên cùng một thiết bị. Tin tức này được xuất phát từ Glen Murphy – Giám đốc của Google về mảng trải nghiệm của người dùng đối với Chrome và Android, trong một bài phát biểu của mình. Theo đó, đội ngũ phát triển của Google, mà đặc biệt là thành viên trong nhóm sản xuất thiết bị Google Pixel C đang hoạt động hết công suất để mang đến nhiều hơn những cải tiến riêng ở mảng giao diện, mà có thể là sự bổ sung tính năng đa màn hình.

Không những thế, chính Andrew Bowers – Giám đốc mảng phần cứng cũng đã xác nhận rằng Google đang hướng sự tập trung của mình vào phần này khi mà không ít các thiết bị hiện nay có xu hướng mở rộng kích thước lên khá nhiều lần so với khuôn mẫu trước đây, cùng với việc phát triển của những dòng tablet đang ngày càng có số lượng lớn trên thị trường di động hiện tại.

Sự phát triển của smartphone Trung Quốc

2-thiet-bi-trung-quoc.jpg

Đối với nền tảng Android cũng như nhiều nền tảng khác, thị trường Trung Quốc luôn là thứ vô cùng quan trọng khi nó hội tụ một cách đầy đủ yếu tố về thị phần rất lớn khi dân số của quốc gia này đang đứng hàng đầu trên thế giới, không những thế, mảng công nghệ mà nhất là sản xuất smartphone đang phát triển mạnh mẽ với một lượng vô cùng phong phú của các hãng từ các quốc gia khác lẫn những hãng nội địa.

Trong số các hãng nội địa tính riêng tại Trung Quốc, thì hai cái tên Huawei và Xiaomi là trông phát triển nhất với chuỗi cung ứng sản phẩm xuyên suốt quốc gia này, cùng với sự gia tăng khả năng sản xuất của nó trong thời gian gần đây khi họ tung ra hàng loạt sản phẩm chất lượng tốt, với giá thành rẻ chỉ với một khoảng thời gian ngắn. Với những ưu điểm đó mà rất nhiều tín đồ công nghệ hi vọng vào sự khởi sắc đến từ các hãng smartphone của Trung Quốc, nhất là khi vẫn còn nhiều hãng khác đến giờ vẫn còn là ẩn số và chưa hề thể hiện hết khả năng của mình

Công nghệ cảm ứng mới

Khi mà công nghệ cảm ứng Force Touch hay 3D Touch bắt đầu được ứng dụng một cách rộng rãi với sự khởi đầu trên dòng iPhone của Apple, thì chúng ta biết cái ngày mà khả năng cảm ứng hấp dẫn này đổ bộ lên các thiết bị Android khác không còn xa nữa. Hiện nay, Synaptic đang nghiên cứu phát triển một công nghệ tương đương với tên gọi ClearForce và được kì vọng sẽ là OEM hàng đầu trong lĩnh vực này nhằm đưa sự mới mẻ và tiện dụng đến với người dùng.

Vi xử lí thế hệ mới

4-processor.jpg

Năm 2016, mọi tâm điểm trong khả năng xử lí của thiết bị đều hướng đến hai cái tên, một đến từ Qualcomm với Snapdragon 820, và một còn lại mang thương hiệu của Samsung với sự khởi đầu cho dòng Exynos 8 “cây nhà lá vườn” của họ với hiệu năng được hứa hẹn sẽ là cuộc cách mạng hoàn toàn khác biệt mặc dù chỉ mới có 1 năm trôi qua. Trong khi Exynos 8 phải chờ tới tháng 4 để tiếp cận với người dùng trên dòng Samsung Galaxy S7 thì Snapdragon 820 lại may mắn hơn khi một loạt hãng sản xuất bắt đầu triển khai nó trên những thiết bị mới ra và có thể đổ bộ lên các cửa hàng bán lẻ sớm hơn so với dự kiến.

YouTube Music

4-youtube-music.png

Mặc dù Google cũng đưa ra dịch vụ nghe nhạc của mình – Google Play Music Access nhưng khả năng cạnh tranh của nó còn khá thấp nếu phải so với những tên tuổi như Spotify hay Apple Music bởi tầm phủ sóng của nó còn hạn chế ở một số vùng nhất định. Trong khi đó, YouTube là dịch vụ có thể khắc phục hoàn toàn nhược điểm này và với sự công bố về sự ra mắt của YouTube Music nằm trong gói YouTube Red, đây hứa hẹn sẽ là một kênh nghe nhạc trực tuyến hàng đầu trên Android thay thế hẳn cho Google Play Music trong tương lai.

Chống lại tính năng chặn quảng cáo

Nghe có vẻ hợp lí nhưng điều này lại đang dần trở thành điều hiện thực đối với nền tảng Android. Trong khi nhiều ứng dụng miễn phí với chất lượng cao được đăng tải lên kho ứng dụng Google Play Store rồi mang đến cho người dùng, nó thường đi kèm với một vài quảng cáo trong đó. Với một số người, họ cảm thấy mọi thứ vô cùng rắc rối khi lâu lâu cứ phải tắt chúng đi, chưa kể việc một số ứng dụng yêu cầu người dùng phải xem đoạn quảng cáo đó trước khi tiếp tục sử dụng phần mềm, và đây thực sự là cơn ác mộng đối với những ai thường xuyên kết nối mạng Internet thông qua 3G hay 4G vì nó là nguyên nhân làm gia tăng đáng kể chi phí sử dụng các kết nối loại này.

Thế nhưng ít ai biết rằng, các ứng dụng miễn phí coi quảng cáo là nguồn sống của họ khi với mỗi quảng cáo được trình chiếu, nhà phát triển sẽ thu lại được một lượng tiền để duy trì cho nó, cũng như là động lực để họ đưa ra các phiên bản mới hơn với nhiều tính năng hấp dẫn. Nó khác hẳn với các ứng dụng trả phí khi những người phát triển phần mềm đã thu lợi nhuận từ trong đó. Với vấn đề sử dụng các phần mềm chặn quảng cáo, người dùng đang đẩy các ứng dụng miễn phí đến bờ vực bị biến mất hoàn toàn, và để tránh tình trạng đó, mà việc chống lại tính năng chặn quảng cáo đang được xem xét đến và sẽ bắt đầu vào năm sau.

Giao diện Dark

7-dark.jpg

Sau một thời gian dài úp úp mở mở, cuối cùng, giao diện Dark cũng sắp sửa được đưa ra và sớm nhất là sẽ xuất hiện trên phiên bản Android N bên cạnh giao diện Light truyền thống, và được sử dụng như là một biện pháp tiết kiệm pin hoàn toàn hiệu quả trên một số công nghệ tấm nền màn hình trên những chiếc smartphone đang có mặt trên thị trường hiện nay.

Laptop Android

8-laptop-androi.jpg

Hiện nay, Google đang nắm trong tay mình hai nền tảng lớn bao gồm Chrome OS và Android OS. Trong khi cái tên Chrome OS không có bất kì sự khởi sắc nào trong thời gian gần đây, thì Android OS lại hoàn toàn ngược lại khi nó có tầm phủ sóng gần như là rộng khắp thế giới trên nhiều thiết bị. Mặc dù được biết đến như nền tảng dành cho máy tính Chrome OS nhưng mới đây, với Google Pixel C, một thiết bị lai giữa tablet và laptop, Google lại quyết định sử dụng Android OS thay cho Chrome OS như thường lệ bởi những tính năng ưu việt một cách vượt trội của nó. Điều đó đã mở ra khả năng tích hợp Android lên nhiều thiết bị khác chứ không riêng gì tablet, smartphone chẳng hạn như laptop hay smartwatch lẫn HDTV chẳng hạn

Theo Android Pit
 
  • Chủ đề
    2016 android mong đợi
  • chỉ mong android 7 có thể up trên mọi máy điện thoại của tất cả các hãng. Cái cảnh mỗi năm đổi điện thoại 1 lần khổ thật
     
    Top