Những điều khiến người dùng Android cảm thấy khó chịu

android.png


Mặc dù Android thực sự là hệ điều hành hấp dẫn với kho ứng dụng dồi dào, số lượng thiết bị phong phú, lượng người dùng sử dụng lớn hàng đầu trên toàn cầu, nhưng điều đó không có nghĩa Android hoàn toàn hoàn hảo trong mắt người dùng ở mọi phương diện của nó. Android vẫn còn đó rất nhiều mặt chưa tốt tồn tại trong quá trình lịch sử phát triển của chính mình và khiến người dùng khó chịu.

Sự phân hóa về các phiên bản

devicefragmentation-w782.jpg


Chúng ta bắt đầu với vấn đề lớn nhất mà Android đang gặp phải, chính là sự phân hóa. Đồng ý rằng Android được nhiều hãng khác nhau sử dụng cho các thiết bị mình tạo ra, điển hình như Samsung, Sony, LG... Tất cả đều đang từng bước để hệ sinh thái này tiếp cận người dùng nhiều hơn, cũng như giúp giải quyết các vấn đề, đáp ứng nhu cầu của con người trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng với số lượng thiết bị quá nhiều đã vô tình khiến cho các hãng sản xuất không tài nào cập nhật những phiên bản mới nhất tiếp theo của nền tảng này lên toàn bộ thiết bị của mình, mà thay vào đó là chỉ có những dòng máy mới nhất vừa được tạo ra trong khoảng thời gian nào đó.

Chính điều này khiến cho thị phần của Android trải dài ra nhiều phiên bản khác nhau, ngay cả những phiên bản cũ từ thời Android mới phát triển cách đây vài năm Android 2.2 Froyo hay Android 2.3 Gingerbread vẫn có mặt trên vài thiết bị nào đó, mặc dù chưa chiếm đến 0.3% tổng số thiết bị sử dụng Android làm nền tảng chính thức. Cùng với đó, hiện nay, mới chỉ có chưa đến 10% thiết bị nâng cấp mới lên Android Lollipop, còn lại gần 40% chịu cảnh sống chung với KitKat mà không có một hi vọng về việc nâng cấp lên các phiên bản mới hơn.

Trái ngược với đó, bên kia chiến tuyến, nhìn qua iOS và Windows Phone, việc cập nhật được nhà sản xuất đưa ra khá đồng đều, tất cả các phiên bản đa số đều hỗ trợ phần lớn các thiết bị hiện hữu, chỉ trừ một vài trường hợp không đủ khả năng về phần cứng để nâng cấp, hay do người dùng không thích nâng cấp, và điều này giúp cho những phiên bản mới hơn có một lượng người dùng đáng kể, chiếm gần hết tổng số lượng thiết bị sử dụng từng nền tảng kể trên.

Trong giai đoạn sắp tới, khi mà Android M được chính thức phân phối đến tay các nhà sản xuất, thì Google cần phải có sự thỏa thuận với họ để giải quyết vấn đề được gọi là nan giải nhất trong suốt quá trình lịch sử mà Android đang viết.

Quảng cáo

androidpit-adblock-plus-before-after-w628.jpg


Một vấn đề chúng ta thường gặp nhất trong đại đa số các ứng dụng hiện hữu trên Android hiện nay, nhất là các ứng dụng miễn phí đến từ các bên thứ 3, chính là quảng cáo được chèn một cách vô tội vạ, trong khi Google lại thiếu đi sự quản lý vấn đề này trong chính hệ điều hành mà họ tạo ra. Quảng cáo sẽ dai dẳng bám theo người dùng trong suốt quá trình sử dụng một ứng dụng nào đó, và nó chỉ hết khi người dùng gỡ bỏ chúng đi, và đây cũng chính là nguyên nhân một loạt ứng dụng bị liệt vào sổ đen.

Có nhiều giải pháp được đề xuất từ phía người dùng, một trong số đó là xây dựng hệ thống đánh giá ứng dụng khác song song với cái hiện tại đang có mặt trên Play Store hiện nay, và hệ thống này chỉ quan tâm đến việc có quảng cáo hay không, cũng như chúng có gây ra sự khó chịu nào trong quá trình sử dụng hay không. Và dĩ nhiên tất cả hi vọng đều được trông chờ vào nó để nhà phát triển có thể thay đổi phần nào, nhằm tạo ra sự thẩm mĩ hơn, cũng như dễ chịu cho người dùng mà vẫn không làm mất đi nguồn thu của họ

Phần mềm độc hại

t-mobile-to-preload-android-devices-with-anti-malware-app-ffc0cae69b.jpg


Dĩ nhiên không một nền tảng nào có thể đảm bảo an toàn 100% với sự tấn công từ môi trường Internet và chắc hẳn các vụ tấn công này đều không mang mục đích tốt đẹp nào trong đó. Tuy nhiên thì nếu xét trên lượng người dùng Android hiện nay, thì đây đang trở thành một mục tiêu lớn dành cho các hacker để cố gắng vượt qua hệ thống an ninh bảo mật để lấy các thông tin người dùng, cũng như là chuộc lợi hay làm gì đó chúng ta không biết được.

Con số thống kê ứng dụng độc hại trên Google Play Store chỉ chiếm chưa đến 0.1% tổng số ứng dụng, trong khi trên các kho ứng dụng đến từ các bên thứ ba, thì con số này chưa được thống kê một cách cụ thể, nhưng có thể con số này cao hơn vài lân, thậm chí vài lần, vài chục lần, có khi là cả trăm lần do cơ chế quản lí lỏng lẻo và không có sự kiểm duyệt nào đến từ các bên thứ ba. Các hacker dễ dàng lấy một ứng dụng, chèn một đoạn mã độc và tải chúng lên lại các kho ứng dụng này, và thế là hàng loạt người dùng đã trở thành con mồi béo bở sập bẫy của họ.

Chính vì vậy, dù bất cứ lí do gì đi chăng nữa, chỉ nên dùng ứng dụng được cung cấp một cách chính thức trên Play Store, tuy nhiên thì vẫn chưa an toàn do 0.1% đem nhân với số lượng hiện nay đủ biết nó lớn chừng nào. Cách tốt nhất là tin tưởng ứng dụng đến từ các nhà phát triển nổi tiếng, cũng như đọc kĩ điều khoản yêu cầu của ứng dụng, xem liệu nó có sử dụng thiết bị chúng ta để làm điều gì trái phép hay không.

Ngay cả phiên bản chính thức cũng gặp lỗi thường xuyên

android-5-0-lollipop-w628.jpg


Thông thường, bản chính thức của hệ điều hành là phiên bản được phân phối một cách rộng rãi nhất đến tay người dùng, và đi kèm với đó là sự đảm bảo tính ổn định trong quá trình sử dụng và tránh việc gặp lỗi như trong giai đoạn thử nghiệm. Tuy nhiên, với Android, một nghịch lí vẫn xuất hiện, chính là ở phiên bản chính thức, người dùng vẫn gặp đủ thứ lỗi về một hay nhiều vấn đề chẳng khác gì bản đưa cho lập trình viên để họ phát triển vậy.

Các bạn thử nghĩ xem, với việc lỗi phát sinh một cách rộng rãi thì dĩ nhiên, Google sẽ được nhận phản hồi và sau đó là đưa ra các bản vá, có thể chỉ vài MB hay vài chục MB, nhưng nếu chỉ có 1 hay 2 lần trong 1 tháng hay có thể nhiều tháng, điều này hoàn toàn chấp nhận được và người dùng vui vẻ chấp nhận. Nhưng nếu cứ thức dậy mỗi buổi sáng với yêu cầu cập nhật hệ điều hành thì điều này là một cơn ác mộng, và tới lúc đó, dĩ nhiên, người dùng sẽ theo xu hướng tự nhiên là từ bỏ Android để đến với một nền tảng khác an toàn hơn rất nhiều.

Các vấn đề riêng tư

104-photo-re-privacy-issues-time-tracking-systems-gps-tracking-of-mobile-employees.jpg


Smartphone mang lại cho chúng ta rất nhiều tiện ích, nhưng đi kèm với đó là sự riêng tư đang dần bị phá vỡ khi Google liên tục thu thập thông tin từ phía người dùng. Các ứng dụng luôn yêu cầu cung cấp gì đó để hoạt động, chẳng hạn như Google Map, bạn phải cung cấp thông tin vị trí hiện tại của bạn thông qua hệ thống GPS để Google xác định bạn chính xác đang đứng ở đâu, từ đó thực hiện công việc tìm kiếm các địa điểm xung quanh, cũng như chỉ đường đến một nơi nào đó bạn yêu cầu, và còn nhiều những thứ khác nữa. Và khi đó, bạn chẳng khác gì đang bị một thế lực nào đó kiểm soát khi toàn bộ thông tin được cập nhật một cách liên tục.

Theo AndroidPit
 
  • Chủ đề
    android vấn đề
  • VSupport

    Ngây thơ trong tối
    Cái nào cũng có cái khó chịu thôi. Nhưng nói chung vẫn thích iOS Nhất vì đơn giản dễ sử dụng và mượt mà, tuy hạn chế một số tính năng :sexy_girl:
    Android tiện dụng nhất :oh:
     

    0406

    ✩✩✩✩
    chấm điểm:
    ios : 10 điểm
    android: 8 điểm
    windows phone: 7 điểm
    :troll1:
     

    0406

    ✩✩✩✩
    chấm điểm:
    ios : 10 điểm
    android: 8 điểm
    windows phone: 7 điểm
    :troll1:
    chấm điểm độ an toàn khi sử dụng máy. ví dụ như máy nổ chẳng hạn
    ios: 5 điểm
    android: 10 điểm
    windows phone: 10 điểm
    mọi người có thấy iphone có khi bị nổ không :troll1:
     

    0406

    ✩✩✩✩
    chấm điểm độ an toàn khi sử dụng máy
    ios: 5 điểm
    android: 10 điểm
    windows phone: 10 điểm
    mọi người có thấy iphone có khi bị nổ không :troll1:
    độ nhiễm virus nhiều nhất
    ios: khoảng 10%
    android: 99,9%
    windows phone 5%
    :troll1::chemgio:
     
    Top