Thân phận người phụ nữ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài vừa mang nét truyền thống lại vừa mang những đặc điểm riêng. Dưới ngòi bút của nhà văn, người đọc có thể khám phá được những độc đáo ấy. Sau đây là bài viết về những khám phá riêng của Tô Hoài về thân phận người phụ nữ trong "Vợ chồng A Phủ"
Sáng tạo trong văn học không nhất thiết là phải tìm đến một đề tài mới mà còn là góc nhìn mới. Mỗi nhà văn có một phong cách nghệ thuật riêng, và anh cũng tìm cho mình một lăng kính riêng khi soi chiếu và cảm nhận cuộc sống. Có những đề tài cứ trở đi trở lại trong văn chương, nhưng người đọc không thấy nhàm chán, người nghệ sĩ chưa bao giờ cạn cảm hứng khi nhắc đến đề tài ấy bởi cứ mỗi một ngòi bút lại cho ta những khám phá riêng. Ví như yêu nước, mỗi thời đại bày tỏ lòng yêu nước một cách khác nhau, và mỗi tác phẩm lại thể hiện tinh thần đó ở một phương diện khác nhau. Hay như đề tài về thân phận người phụ nữ, mỗi giai đoạn văn học lại phản ánh một khía cạnh, mỗi nhà văn tạo cho mình dấu ấn bằng những góc nhìn riêng. Sáng tạo là bản chất và cũng là yêu cầu của văn học, ngôi sao văn học có sáng nếu nó mang một sắc màu riêng rực rỡ. Tô Hoài, một cây bút văn hiện đại xuất sắc cũng ghi tên tuổi của mình bằng những dấu ấn khó phai như thế. Với tư cách là một nhà văn chân chính, khi nhìn về thân phận người phụ nữ, Tô Hoài đã có những khám phá riêng. Bài viết dưới đây là bình luận và phân tích, chứng minh cho những khám phá ấy của Tô Hoài được thể hiện qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Nếu cảm thấy khó khăn thì đây là gợi ý hữu ích cho những ai muốn tham khảo. Chúc các bạn thành công!
Bài làm Những khám phá riêng của Tô Hoài về thân phận người phụ nữ trong "Vợ chồng A Phủ" lớp 12
Người phụ nữ là một đề tài quen thuộc của văn chương. Từ cổ chí kim, có biết bao nhiêu tiếng khóc thay cho thân phận bé nhỏ của họ, có bao lời ca ngợi cho sắc cho tài của những người phụ nữ. Tuy quen nhưng đến với mỗi nhà văn, đọc mỗi tác phẩm, ta lại thấy những nét riêng trong ngòi bút khám phá không thể trộn lẫn. Phản ánh thân phận người phụ nữ qua hình tượng nhân vật Mị, Tô Hoài với “Vợ chồng A Phủ” đã cho ta có những góc nhìn mới mẻ về một đề tài tưởng chừng đã cũ ấy.
“Khám phá riêng” là cách nhìn, cách tiếp cận mới mẻ của nhà văn về con người và đời sống. Đó là thành quả của quá trình tìm tòi sáng tạo để tạo ra cho mình dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ. Những khám phá riêng của Tô Hoài về thân phận người phụ nữ là những phát hiện mới mẻ của nhà văn khi viết về một đề tài không mới mẻ trong đời sống. Bản chất của văn học là sáng tạo. Việc khám phá ra điều mới ở một đề tài cũ vừa thể hiện cái tâm của người nghệ sĩ khi khám phá đời sống lại vừa là cái tài của một ngòi bút luôn biết làm mới mình và tác phẩm của mình.
Tô Hoài là nhà văn hiện đại nổi bật với sức sáng tạo phong phú và bền bỉ. “Vợ chồng A Phủ” là kết quả của chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của nhà văn với bộ đội. Tám tháng sống nghĩa tình với đồng bào đã “để nhớ để thương” cho Tô Hoài nhiều quá, văn chương đã giúp ông tái hiện lại, ghi dấu lại đoạn thời gian gắn bó ấy. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Mị. Thông qua nhân vật, nhà văn muốn nói nhiều điều mà trước hết là phản ánh về thân phận người phụ nữ nơi núi rừng Tây Bắc trong những năm tháng kháng Pháp ác liệt của dân tộc.
Thân phận người phụ nữ đã đi vào bao trang văn trang thơ. Từ dân gian, người phụ nữ hiện lên với những câu hát than thân phận tủi hờn, bé nhỏ của mình:
Đến văn học trung đại, thân phận của người phụ nữ vẫn gắn với những nỗi khổ cực đắng cay. Đó là nàng Kiều với nỗi đắng cay đoạn trường, thân phận người cung nữ nhưng phải “xơ nhụy vàng”, “gầy bông héo”, là nguời chinh phụ với nỗi cô đơn lẻ bóng. Đến văn học hiện đại, cùng thời với Tô Hoài cũng có biết bao nhiêu ngòi bút viết về người phụ nữ. Chị Dậu với nỗi khổ mưu sinh, chật vật từng đồng tiền vì sưu cao thuế nặng. Thị Nở với vẻ ngoài xấu xí dở hơi phải sống trong định kiến xã hội. Người vợ nhặt với cái đói, với thân phận như một món đồ được nhặt về, không hơn không kém. Tưởng như đã chẳng còn lời nào cho những người phụ nữ thì đến với Tô Hoài, nhà văn đã tìm ra nét mới trong thân phận người phụ nữ trên cao nguyên đá, phát ra một thân phận khác của họ trong những năm cách mạng chưa về: thân phận dâu gạt nợ.
Mị không muốn làm dâu nhà giàu. Nhưng gia đình Mị, bố mẹ Mị lại nợ nhà giàu một nương ngô không trả được, Mị phải đến nhà thống lí Pá Tra làm dâu để trả nợ cho gia đình. Điều này đã phản ánh bản chất của giai cấp thống trị và cuộc sống khốn khó của nhân dân với những món nợ mãn kiếp. Người nông dân đã phải trả cho thứ hạnh phúc nhọc nhằn bằng cái giá thắt cổ. Thân phận Mị chính là hậu quả của những hủ tục nặng nề đè nặng lên đôi vai người phụ nữ nói riêng và của đồng bào nơi Tây Bắc nói chung.
Bị bắt làm dâu nhà giàu, Mị phải chịu những đau khổ khi bị đày đọa về thân xác. Danh là dâu nhưng thân thì là con trâu con ngựa, phận thì là phận tôi đòi, thậm chí không bằng một đứa con ở, con ở còn có công có thời hạn, Mị làm cho nhà thống lí là làm không công, là làm suốt đời. “Mỗi năm mỗi tháng”, Mị lại “làm đi làm lại” những công việc: “tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cách tay để tước sợi”. Hình ảnh người chị dâu “chưa già, nhưng cái lưng quanh năm phải đeo thồ nặng quá, đã còng rạp xuống” chính là tương lai nhỡn tiền của Mị nếu Mị tiếp tục ở lại địa ngục trần gian.
Sự đau đớn về thể xác đôi khi có thể quên đi nếu được đôi cánh tinh thần nâng đỡ. Nhưng Mị không chỉ chịu cảnh đày đọa về thể xác mà còn bị đày đọa về tinh thần. Lấy A Sử làm chồng. Mị bước vào một cuộc hôn nhân không có tình yêu: “A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”. Đêm tình mùa xuân nồng nàn, Mị thức dậy khát vọng tự do, khát vọng tuổi trẻ. Nhưng A Sử lại thủ tiêu ước mơ ấy, không cho Mị đi chơi, trói Mị vào cột nhà. Hắn làm mà chẳng nói một lời, đồng tác thuần thục và tự nhiên, hẳn đây cũng chẳng phải lần đầu hắn làm như thế. Trói thân xác, A Sử cũng buộc đôi cánh đang muốn bung cũi xổ lồng của Mị, khiến cho tâm hồn Mị héo hon, khát vọng bị vùi dập tựa như một đống tro tàn. Cuộc hôn nhân thực ra là một trò cướp đoạt được trá hình dưới phong tục vùng cao.
Trước cảnh bị đọa đày như vậy, Mị tuyệt vọng lắm. “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”. Rồi đến một hôm, Mị ra đường tìm nắm lá ngón, về nhà lạy cha để chết. Nhưng nghe lời cha, Mị chết thì nợ vẫn còn, cha thì ốm quá, Mị ném nắm lá ngón xuống đất, quay trở về với địa ngục trần gian, tiếp tục chôn vùi thanh xuân và khát vọng của mình. Ở đây, ta vẫn thấy ánh sáng của hi vọng. Mị vẫn còn khát khao tự do, tự ý thức là mình khổ, mình không thể sống như thế này nữa. Nhưng tia sáng như biến mất khi chính Mị cùng không thấy khổ nữa, “ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Mị chính thức bị nô lệ hóa, từ thân xác cho tới cảm xúc, tinh thần. Từ đây, Mị sống lặng câm như núi đá, vô hồn như loài cây cỏ, không còn cái rạo rực khát khao giải thoát như hồi trước nữa. Đôi mắt Mị khôn thấy núi non trùng điệp rạng rỡ dưới ánh mặt trời nữa, Mị bấy giờ chỉ biết nhìn qua “một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay” rồi mông lung “lúc trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Không cần nắm lá ngón, Mị tưởng như đã chết thật rồi.
Thân phận người phụ nữ được Tô Hoài thể hiện bắng cách kể gián tiếp, nhà văn trở thành người quan sát. Tuy nhiên không vì thế mà lời văn lạnh lùng vô cảm mà trái lại, từng câu chữ đều ánh lên tình thương nỗi xót với số phận người phụ nữ trong cái nợ mãn kiếp, trong sự đày đọa của giai cấp thống trị nơi vùng cao. Nhịp kể chuyện chậm rãi, trầm lắng sâu tư như hòa vào dòng cảm xúc của nhân vật.
Hình tượng nhân vật Mị là đại diện cho người phụ nữ dưới nỗi khổ của thân phận dâu gạt nở nơi cao nguyên. Vẫn mang những nét truyền thống nhưng đồng thời thân phận của họ có những nét phát triển, nét riêng biệt. Cái tâm của Tô Hoài đã cảm được nỗi khổ mà chẳng ai biết ấy, ông đã tìm đến tận nơi núi cao để nhìn người phụ nữ trong một góc nhìn đầy mới mẻ. Cái tài của Tô Hoài đã tái hiện được cái vừa quen vừa lạ, để trang văn của mình độc đáo và ngòi bút của mình không bao giờ bị lãng quên.
-QP-vfo.vn
Sáng tạo trong văn học không nhất thiết là phải tìm đến một đề tài mới mà còn là góc nhìn mới. Mỗi nhà văn có một phong cách nghệ thuật riêng, và anh cũng tìm cho mình một lăng kính riêng khi soi chiếu và cảm nhận cuộc sống. Có những đề tài cứ trở đi trở lại trong văn chương, nhưng người đọc không thấy nhàm chán, người nghệ sĩ chưa bao giờ cạn cảm hứng khi nhắc đến đề tài ấy bởi cứ mỗi một ngòi bút lại cho ta những khám phá riêng. Ví như yêu nước, mỗi thời đại bày tỏ lòng yêu nước một cách khác nhau, và mỗi tác phẩm lại thể hiện tinh thần đó ở một phương diện khác nhau. Hay như đề tài về thân phận người phụ nữ, mỗi giai đoạn văn học lại phản ánh một khía cạnh, mỗi nhà văn tạo cho mình dấu ấn bằng những góc nhìn riêng. Sáng tạo là bản chất và cũng là yêu cầu của văn học, ngôi sao văn học có sáng nếu nó mang một sắc màu riêng rực rỡ. Tô Hoài, một cây bút văn hiện đại xuất sắc cũng ghi tên tuổi của mình bằng những dấu ấn khó phai như thế. Với tư cách là một nhà văn chân chính, khi nhìn về thân phận người phụ nữ, Tô Hoài đã có những khám phá riêng. Bài viết dưới đây là bình luận và phân tích, chứng minh cho những khám phá ấy của Tô Hoài được thể hiện qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Nếu cảm thấy khó khăn thì đây là gợi ý hữu ích cho những ai muốn tham khảo. Chúc các bạn thành công!
Bài làm Những khám phá riêng của Tô Hoài về thân phận người phụ nữ trong "Vợ chồng A Phủ" lớp 12
Người phụ nữ là một đề tài quen thuộc của văn chương. Từ cổ chí kim, có biết bao nhiêu tiếng khóc thay cho thân phận bé nhỏ của họ, có bao lời ca ngợi cho sắc cho tài của những người phụ nữ. Tuy quen nhưng đến với mỗi nhà văn, đọc mỗi tác phẩm, ta lại thấy những nét riêng trong ngòi bút khám phá không thể trộn lẫn. Phản ánh thân phận người phụ nữ qua hình tượng nhân vật Mị, Tô Hoài với “Vợ chồng A Phủ” đã cho ta có những góc nhìn mới mẻ về một đề tài tưởng chừng đã cũ ấy.
“Khám phá riêng” là cách nhìn, cách tiếp cận mới mẻ của nhà văn về con người và đời sống. Đó là thành quả của quá trình tìm tòi sáng tạo để tạo ra cho mình dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ. Những khám phá riêng của Tô Hoài về thân phận người phụ nữ là những phát hiện mới mẻ của nhà văn khi viết về một đề tài không mới mẻ trong đời sống. Bản chất của văn học là sáng tạo. Việc khám phá ra điều mới ở một đề tài cũ vừa thể hiện cái tâm của người nghệ sĩ khi khám phá đời sống lại vừa là cái tài của một ngòi bút luôn biết làm mới mình và tác phẩm của mình.
Tô Hoài là nhà văn hiện đại nổi bật với sức sáng tạo phong phú và bền bỉ. “Vợ chồng A Phủ” là kết quả của chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của nhà văn với bộ đội. Tám tháng sống nghĩa tình với đồng bào đã “để nhớ để thương” cho Tô Hoài nhiều quá, văn chương đã giúp ông tái hiện lại, ghi dấu lại đoạn thời gian gắn bó ấy. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Mị. Thông qua nhân vật, nhà văn muốn nói nhiều điều mà trước hết là phản ánh về thân phận người phụ nữ nơi núi rừng Tây Bắc trong những năm tháng kháng Pháp ác liệt của dân tộc.
Thân phận người phụ nữ đã đi vào bao trang văn trang thơ. Từ dân gian, người phụ nữ hiện lên với những câu hát than thân phận tủi hờn, bé nhỏ của mình:
- “Thân em như con cá rô thia
- Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu"
- Người phụ nữ còn hiện lên với thân phận làm dâu cực nhọc:
- “Năm nay em đi làm dâu
- Thân khác gì trâu mang theo ách”
Đến văn học trung đại, thân phận của người phụ nữ vẫn gắn với những nỗi khổ cực đắng cay. Đó là nàng Kiều với nỗi đắng cay đoạn trường, thân phận người cung nữ nhưng phải “xơ nhụy vàng”, “gầy bông héo”, là nguời chinh phụ với nỗi cô đơn lẻ bóng. Đến văn học hiện đại, cùng thời với Tô Hoài cũng có biết bao nhiêu ngòi bút viết về người phụ nữ. Chị Dậu với nỗi khổ mưu sinh, chật vật từng đồng tiền vì sưu cao thuế nặng. Thị Nở với vẻ ngoài xấu xí dở hơi phải sống trong định kiến xã hội. Người vợ nhặt với cái đói, với thân phận như một món đồ được nhặt về, không hơn không kém. Tưởng như đã chẳng còn lời nào cho những người phụ nữ thì đến với Tô Hoài, nhà văn đã tìm ra nét mới trong thân phận người phụ nữ trên cao nguyên đá, phát ra một thân phận khác của họ trong những năm cách mạng chưa về: thân phận dâu gạt nợ.
Mị không muốn làm dâu nhà giàu. Nhưng gia đình Mị, bố mẹ Mị lại nợ nhà giàu một nương ngô không trả được, Mị phải đến nhà thống lí Pá Tra làm dâu để trả nợ cho gia đình. Điều này đã phản ánh bản chất của giai cấp thống trị và cuộc sống khốn khó của nhân dân với những món nợ mãn kiếp. Người nông dân đã phải trả cho thứ hạnh phúc nhọc nhằn bằng cái giá thắt cổ. Thân phận Mị chính là hậu quả của những hủ tục nặng nề đè nặng lên đôi vai người phụ nữ nói riêng và của đồng bào nơi Tây Bắc nói chung.
Bị bắt làm dâu nhà giàu, Mị phải chịu những đau khổ khi bị đày đọa về thân xác. Danh là dâu nhưng thân thì là con trâu con ngựa, phận thì là phận tôi đòi, thậm chí không bằng một đứa con ở, con ở còn có công có thời hạn, Mị làm cho nhà thống lí là làm không công, là làm suốt đời. “Mỗi năm mỗi tháng”, Mị lại “làm đi làm lại” những công việc: “tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cách tay để tước sợi”. Hình ảnh người chị dâu “chưa già, nhưng cái lưng quanh năm phải đeo thồ nặng quá, đã còng rạp xuống” chính là tương lai nhỡn tiền của Mị nếu Mị tiếp tục ở lại địa ngục trần gian.
Sự đau đớn về thể xác đôi khi có thể quên đi nếu được đôi cánh tinh thần nâng đỡ. Nhưng Mị không chỉ chịu cảnh đày đọa về thể xác mà còn bị đày đọa về tinh thần. Lấy A Sử làm chồng. Mị bước vào một cuộc hôn nhân không có tình yêu: “A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”. Đêm tình mùa xuân nồng nàn, Mị thức dậy khát vọng tự do, khát vọng tuổi trẻ. Nhưng A Sử lại thủ tiêu ước mơ ấy, không cho Mị đi chơi, trói Mị vào cột nhà. Hắn làm mà chẳng nói một lời, đồng tác thuần thục và tự nhiên, hẳn đây cũng chẳng phải lần đầu hắn làm như thế. Trói thân xác, A Sử cũng buộc đôi cánh đang muốn bung cũi xổ lồng của Mị, khiến cho tâm hồn Mị héo hon, khát vọng bị vùi dập tựa như một đống tro tàn. Cuộc hôn nhân thực ra là một trò cướp đoạt được trá hình dưới phong tục vùng cao.
Trước cảnh bị đọa đày như vậy, Mị tuyệt vọng lắm. “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”. Rồi đến một hôm, Mị ra đường tìm nắm lá ngón, về nhà lạy cha để chết. Nhưng nghe lời cha, Mị chết thì nợ vẫn còn, cha thì ốm quá, Mị ném nắm lá ngón xuống đất, quay trở về với địa ngục trần gian, tiếp tục chôn vùi thanh xuân và khát vọng của mình. Ở đây, ta vẫn thấy ánh sáng của hi vọng. Mị vẫn còn khát khao tự do, tự ý thức là mình khổ, mình không thể sống như thế này nữa. Nhưng tia sáng như biến mất khi chính Mị cùng không thấy khổ nữa, “ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Mị chính thức bị nô lệ hóa, từ thân xác cho tới cảm xúc, tinh thần. Từ đây, Mị sống lặng câm như núi đá, vô hồn như loài cây cỏ, không còn cái rạo rực khát khao giải thoát như hồi trước nữa. Đôi mắt Mị khôn thấy núi non trùng điệp rạng rỡ dưới ánh mặt trời nữa, Mị bấy giờ chỉ biết nhìn qua “một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay” rồi mông lung “lúc trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Không cần nắm lá ngón, Mị tưởng như đã chết thật rồi.
Thân phận người phụ nữ được Tô Hoài thể hiện bắng cách kể gián tiếp, nhà văn trở thành người quan sát. Tuy nhiên không vì thế mà lời văn lạnh lùng vô cảm mà trái lại, từng câu chữ đều ánh lên tình thương nỗi xót với số phận người phụ nữ trong cái nợ mãn kiếp, trong sự đày đọa của giai cấp thống trị nơi vùng cao. Nhịp kể chuyện chậm rãi, trầm lắng sâu tư như hòa vào dòng cảm xúc của nhân vật.
Hình tượng nhân vật Mị là đại diện cho người phụ nữ dưới nỗi khổ của thân phận dâu gạt nở nơi cao nguyên. Vẫn mang những nét truyền thống nhưng đồng thời thân phận của họ có những nét phát triển, nét riêng biệt. Cái tâm của Tô Hoài đã cảm được nỗi khổ mà chẳng ai biết ấy, ông đã tìm đến tận nơi núi cao để nhìn người phụ nữ trong một góc nhìn đầy mới mẻ. Cái tài của Tô Hoài đã tái hiện được cái vừa quen vừa lạ, để trang văn của mình độc đáo và ngòi bút của mình không bao giờ bị lãng quên.
-QP-vfo.vn